Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 85 - 87)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách trên

3.3.2. Những hạn chế

Thứ nhất, hạn chế trong thực hiện quy trình quản lý:

Quy trình quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Nghi Lộc chưa được xây dựng theo tiêu chuẩn ISO để dễ thực hiện, có định hướng ngay từ đầu. Từ đó dẫn đến quản lý tùy tiện, thiếu khoa học, thậm chí “khoán” trọn gói cho đơn vị tư vấn, cá biệt còn khoán thẳng cho đơn vị thi công. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến thất thoát, lãng phí nhưng không được kiểm soát.

vấn chưa đáp ứng được với yêu cầu, cộng với tư tưởng nóng vội trong khâu chuẩn bị dự án, vì lợi ích cục bộ; nhiều các gói thầu thực hiện chậm tiến độ, đề nghị gia hạn hợp đồng mà chưa có quy định thống nhất giải quyết… là những nội dung thực hiện sai quy trình quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, làm tăng số dự án phê duyệt quá khả năng về nguồn lực, gây lãng phí trong đầu tư.

Thứ hai, chậm bổ sung, hoàn thiện văn bản quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản:

Quy định về quản lý đầu tư xây dựng công trình và đấu thầu trên địa bàn huyện Nghi Lộc có một số điểm không còn phù hợp với cơ chế quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước do Trung ương ban hành nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung, kể cả văn bản chỉ đạo của huyện, ngành và cấp tỉnh.

Thứ ba, về quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng

Tại một số đơn vị trong huyện, vẫn còn hiện tượng phát triển cơ sở hạ tầng thiếu quy hoạch hoặc quy hoạch thiếu vững chắc; công tác bồi thường GPMB, thiết kế, quy hoạch chưa đáp ứng yêu cầu; kinh phí xây dựng quy hoạch bố trí thiếu và năng lực của các tổ chức, cán bộ thực hiện quy hoạch còn hạn chế. Quy hoạch kiến trúc đô thị, quy hoạch mặt bằng chưa tốt, một số công trình xây dựng chưa đúng quy hoạch không được chấn chỉnh kịp thời; một số nơi khi xây dựng quy hoạch không căn cứ vào đặc điểm và điều kiện của địa phương, do vậy tính khả thi của quy hoạch còn hạn chế.

Nhiều địa phương còn lúng túng trong triển khai thực hiện theo quy hoạch được duyệt, nhất là xây dựng kế hoạch thực hiện cho từng giai đoạn.

Thứ tư, về xây dựng và thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản

Chưa làm tốt công tác dự báo, xác định chính xác quy mô đầu tư, cũng như phương án huy động nguồn vốn, nên kế hoạch hàng năm đều phải điều chỉnh. Việc

xây dựng kế hoạch vốn chưa sát đúng với thực tế; vì vậy, tỷ lệ thực hiện kế hoạch

còn thấp; một số dự án, công trình được lập kế hoạch, nhưng không huy động được

nguồn vốn để thực hiện.

Việc áp dụng phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế còn yếu. Các quyết định hành chính yêu cầu phải thực hiện, nhưng không có chế tài xử lý nếu không thực hiện hoặc thực hiện sai quy định dẫn đến lãng phí... Chưa thực hiện xử phạt vi phạm hợp đồng đối với những đơn vị thi công chậm tiến độ theo hợp đồng; công trình xây dựng có chất lượng quy hoạch kém, lựa chọn địa điểm không phù hợp buộc phải di chuyển địa điểm khi thực hiện đầu tư, gây lãng phí nhưng không bị xử lý, buộc bồi thường thiệt hại.

Thứ sáu, về thanh tra, xử lý vi phạm trong đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước:

Công tác thanh tra được thực hiện sau khi công trình, dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng nên việc phát hiện những sai phạm trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản, đặc biệt là những hạng mục ẩn dấu gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách chưa theo kịp tình hình thực tiễn, còn nhiều kẽ hở. Trình độ, năng lực của cán bộ thanh tra trong việc phát hiện, xử lý vi phạm không theo kịp trình độ lách luật của các đối tượng thanh tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)