Mô trưỡng vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế hợp tác xã kiểu mới trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 49 - 54)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Đánh giá tình hình quản trị HTX Đan Phƣợng

3.2.1 Mô trưỡng vĩ mô

a) Môi trường kinh tế

Kinh tế Việt Nam tăng trƣởng khá với GDP bình quân tăng khoảng 7% một năm. Cùng với đà tăng trƣởng của cả nƣớc, thành phố Hà Nội tính đến năm tháng 12/2015 cũng có nhiều chuyển biến tích cực về mặt kinh tế. Tổng sản phẩm trên địa bàn ƣớc (GRDP) tăng 9,24%, mức tăng cao nhất trong 4 năm trở lại đây và đạt kế hoạch năm 2015. Các ngành kinh tế đều có mức tăng trƣởng khá. Giá trị gia tăng ngành công nghiệp năm 2015 ƣớc tăng 8,05%; ngành xây dựng tăng 12,4%, cao nhất kể từ năm 2010; ngành dịch vụ ƣớc tăng 9,91%; và ngành nông nghiệp ƣớc tăng 2,47%.

Công tác thu - chi ngân sách đƣợc đảm bảo. Tổng thu ngân sách nhà nƣớc 9 tháng đầu năm 2015 ƣớc đạt 105.886 tỷ đồng, bằng 74,7% dự toán, tăng 13,5% so với cùng kỳ. Chi ngân sách ƣớc thực hiện 40.991 tỷ, bằng 69,4% dự toán. Huy động

tín dụng trên địa bàn tăng trƣởng khá, ƣớc 9 tháng đạt 1,3 triệu tỷ đồng, tăng 16,19% so với cùng kỳ; tổng dƣ nợ tín dụng ƣớc đạt 1,2 triệu tỷ đồng, tăng 25,39% so với cùng kỳ. Lạm phát tiếp tục đƣợc kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 giảm 0,1% so với tháng 8, bình quân 9 tháng, CPI tăng 0,71%, đây là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Đặc biệt, kể từ năm 1997, khi Luật hợp tác xã đƣợc ban hành và có hiệu lực, nhất là sau khi có Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18-3-2002 Hội nghị Trung ƣơng 5 khóa IX về Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, khu

vực hợp tác xã đã dần khắc phục tình trạng yếu kém, tạo những bƣớc phát triển

mới, thể hiện trên các mặt. Tính đến tháng 6-2007, cả nƣớc có trên 320.000 tổ hợp tác, so với năm 2001 tăng 32,6%, gấp hơn 2,5 lần so với năm 1997. Có 17.599 hợp tác xã, trong đó số hợp tác xã mới đƣợc thành lập chiếm tới 57,59%; 39 liên hiệp hợp tác xã tăng so với năm 2001 là 17,8%. Các tổ hợp tác, hợp tác xã thu hút trên 12,5 triệu xã viên. Trong lĩnh vực nông, lâm, diêm nghiệp, có 8.535 hợp tác xã và trên 100.000 tổ hợp tác, với khoảng 8,3 - 8,5 triệu xã viên, hộ xã viên tham gia. Hợp tác xã cũng có xu thế phát triển mạnh trong lĩnh vực tín dụng nhỏ, giao thông vận tải, tiểu thủ công nghiệp. Có 934 quỹ tín dụng nhân dân với gần 1,1 triệu thành viên và trên 150.000 các tổ tín dụng.

Nhờ sự phát triển kinh tế, xã hội và các chính sách đa phƣơng hóa, đa dạng hóa mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế với các nƣớc trong ASEAN, EU, Mỹ, Nhật, Úc, Ấn Độ và WTO đã góp phần mở rộng thị trƣờng, xúc tiến thƣơng mại, nhập khẩu mặt hàng nông sản cũng tăng cao và qua đó cũng đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX nói chung và HTX Đan Phƣợng nói riêng.

b) Môi trường chính trị

Môi trƣờng chính trị Việt Nam đƣợc coi là một trong những môi trƣờng ổn định và lý tƣởng nhất trên thế giới. Tình trạng xung đột giai cấp, phản động hay chống đối Đảng Cộng sản hầu nhƣ là không có. Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam luôn chủ trƣơng giữ vững an ninh, ổn định chính trị, đảm bảo an toàn trên địa bàn thành phố tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho các thành phần kinh tế, trong đó có

sản xuất kinh doanh của các HTX trên cả nƣớc nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng. Với hoạt động của các mô hình HTX, ngày 18/03/2002, Hội nghị Trung ƣơng 5 khóa IX về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, khu vực hợp tác xã” đã đƣợc ban hành trong nghị quyết số 13-NQ/TW đã giúp khắc phục đáng kể tình trạng yếu kém của hoạt động nông nghiệp và các ngành kinh tế khác.

Đảng và Nhà nƣớc ta rất quan tâm đến việc đổi mới mô hình HTX bằng việc luôn nhấn mạnh quan điểm tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể đã xác định mục tiêu đến năm 2015 là đƣa kinh tế tập thể thoát khỏi yếu kém hiện nay, đạt tốc độ tăng trƣởng cao hơn và tiến tới có tỷ trọng ngày càng lớn hơn trong GDP của nền kinh tế. Nghị quyết Đại hội X của Đảng tiếp tục khẳng định đƣờng lối phát triển nền kinh tế đa sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó “kinh tế nhà nước

cùng với kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”; đồng thời nhấn mạnh là phải “tổng kết thực tiễn, sớm có chính sách, cơ chế cụ thể khuyến khích mạnh hơn các loại hình kinh tế tập thể đa dạng về hình thức sở hữu và hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, bao gồm các tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới”.

Mặt khác, Nghị định số 193/2013/NĐ-CP về Quy định chi tiết một số điều của Luật hợp tác xã mới đƣợc ban hành quy định những phạm vi, đối tƣợng và điều

kiện trở thành thành viên của HTX với pháp nhân Việt Nam, ... cũng góp phần trợ giúp hoạt động của các HTX đƣợc nghiêm túc và chặt chẽ hơn. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng hệ thống quản lý Nhà nƣớc và hệ thống pháp luật ở nƣớc ta đang dần hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý thuận lợi, môi trƣờng kinh doanh bình đẳng cho hoạt động kinh doanh, tác động tích cực đến sự phát triển của hoạt động HTX và làm tăng năng suất nông sản và ổn định tiêu thụ trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.

c) Môi trường văn hoá xã hội

Thành phố Hà Nội là thủ đô của nƣớc Việt Nam, là nơi tập trung đông dân cƣ nhất nhì cả nƣớc. Hiện nay, Hà Nội là một trung tâm văn hóa, xã hội sôi động bậc nhất Việt Nam, thu hút nhiều ngƣời đến sinh sống và làm việc. Dân số toàn

thành phố năm 2015 là 7379,3 nghìn ngƣời tăng 1,6% so với năm 2014, trong đó dân số thành thị là 3627,1 nghìn ngƣời chiếm 49,2% tổng số dân và tăng 1,5%; dân số nông thôn là 3752,2 nghìn ngƣời tăng 1,6%.

Do hoàn cảnh lịch sử và phát triển của xã hội cùng nhiều cuộc di dân từ Nam và miền Trung ra phía Bắc, ngƣời dân thành phố ngoài ảnh hƣởng của văn hóa truyền thống của các miền Việt Nam, văn hóa mới, con ngƣời mới, xã hội mới theo chủ nghĩa Mác – Leenin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh truyền thông trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nƣớc còn chịu tác động của các tiêu chuẩn Chân – Thiện – Mỹ theo kiểu tƣ duy Âu – Mỹ. Có thể nói văn hóa thành phố rất đa dạng, nhiều màu sắc và là sự giao thoa hài hòa giữa các nền văn hóa Việt – Hoa – Pháp – Mỹ ...

Cùng với các đặc trƣng đó, văn hóa Hà Nội đã bắt nhịp và hòa mình vào dòng chảy văn hóa chung của cả nƣớc, khơi nguồn sáng tạo để chuẩn bị hội nhập vào cộng đồng quốc tế theo xu hƣớng chung của thời đại.

Đan Phƣợng là một huyện nằm ở cửa ngõ của kinh thành Thăng Long, đƣợc biết đến là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, một địa bàn chiến lƣợc quan trong quá trình đấu tranh dựng và giữ nƣớc. Sự phát triển của vùng đất này cũng bị ảnh hƣởng ít nhiều bởi sự phát triển của môi trƣờng văn hóa xã hội thủ đô Hà Nội. Nhân dân và địa phƣơng nơi đây đều chugn tay phát huy phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" và đã đạt nhiều kết quả, đến nay có 49 làng, 03 tổ dân phố, 53 cơ quan, đơn vị đƣợc công nhận danh hiệu văn hóa. 72 làng, khu phố, cụm dân cƣ có nhà văn hoá, là huyện có tỷ lệ nhà văn hoá, thôn cụm dân cƣ đứng đầu các huyện ngoại thành. Công tác Giáo dục - Đào tạo phát triển toàn diện, thực chất, cơ sở vật chất trƣờng học đƣợc tăng cƣờng đầu tƣ, chất lƣợng giáo dục đƣợc nâng cao, đạt đƣợc nhiều thành tích quan trọng. Lĩnh vực văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ vƣợt bậc, bám sát nhiệm vụ chính trị, nâng cao chất lƣợng, thực hiện có hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chủ trƣơng của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc.

d) Môi trường công nghệ và kỹ thuật

Thủ đô Hà Nội là nơi tiếp cận với nền khoa học tiên tiến và công nghệ hiện đại bậc nhất cả nƣớc. Nhiều cơ chế, chính sách đã đƣợc áp dụng nhằm nâng cao

hiệu quả, hiệu lực hoạt động khoa học công nghệ cho ngƣời dân toàn thành phố ở tất cả các ban ngành. Một số quyết định quan trọng đã đƣợc Hà Nội ban hành kịp thời nhƣ Quyết định số 95/2009/QĐ-UBND ngày 24/8/2009 về “việc ban hành Quy

chế quản lý các chương trình, đề tài, dự án, đề án khoa học và công nghệ của Thành phố Hà Nội”, Quyết định số 6252/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 về việc “Phê duyệt Chiến lược phát triển KH&CN thành phố Hà Nội đến năm 2020”, Nghị quyết

số 04/NQ-HĐND ngày 12-7-2013 của HĐND thành phố về “Chính sách ưu đãi áp

dụng đối với tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển KH&CN, cùng các nhà KH-CN tham gia thực hiện chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm của Thủ đô theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Thủ đô”, và gần đây thủ đô đã thành lập và

đƣa Quỹ phát triển khoa học và công nghệ vào hoạt động. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ này sẽ góp phần đáng kể cho quá trình đổi mới tổ chức và phƣơng thức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ…Những chủ trƣơng, chính sách đó đã và đang từng bƣớc phát huy tác dụng trong thực tiễn.

Công nghệ thông tin phát triển, các thiết bị, máy móc, trang thiết bị cũng đƣợc phát triển và đổi mới theo. Tại các HTX của các huyện của Hà Nội, ứng dụng công nghệ thông tin cũng có ảnh hƣởng đáng kể trong việc áp dụng những thiết bị, máy móc hiện đại nhất vào lao động và sản xuất. Cũng giống nhƣ các HTX khắp cả nƣớc, tại huyện Đan Phƣợng nói chung và các HTX nói riêng, phƣơng thức chuyển giao khoa học, công nghệ đến nông dân đƣợc áp dụng phổ biến đó là tổ chức điều tra mô hình sản xuất có hiệu quả trên địa bàn thành phố để nhân rộng những mô hình này. Đồng thời, việc xây dựng những mô hình trình diễn ứng dụng khoa học công nghệ tiến bộ đê phổ biến cho ngƣời dân học hỏi và làm theo.

Theo sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, sau khi dồn tiền đổi thửa, việc ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới, đƣa công nghệ cao, cơ giới hóa vào sản xuất đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng mừng. Bƣớc đầu, đã hình thành và mở rộng các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa nông sản, tập trung nhƣ lúa chất lƣợng cao, rau an toàn, hoa, cây cảnh, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn cũng đƣợc thành phố quan tâm đầu tƣ, góp phần tăng

trƣởng trong ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đời sosongs dân cƣ nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực.

e) Môi trường tự nhiên

Đan Phƣợng là một vùng đất cổ, căn cứ kết quả khảo cổ học các di chỉ ở Bá Nội - xã Hồng Hà và Ngọc Kiệu - xã Tân Lập cho thấy mảnh đất Đan Phƣợng đã có vào giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên (đầu thời đại đồ đồng) cách ngày nay khoảng 3500 năm đến 4000 năm. Ngày 1/8/2008, theo Nghị Quyết 15-NQ/QH của Quốc hội, Đan Phƣợng chính thức là một huyện của Hà Nội. Đan Phƣợng nằm ở cửa ngõ kinh thành Thăng Long, là huyện nhỏ nhất của Hà Nội. Tuy nhiên, vị trí địa lý và môi trƣờng tự nhiên của huyện Đan Phƣợng vô cùng thuận lợi khi có hệ thống sông Hồng và sông Đáy chảy qua, phía Bắ giáp sông Hồng, phía đông giáp Từ Liêm, Hòa Đức; phía Tây giáp Phúc Thọ và phía Nam giáp Hoài Đức.

HTX Đan Phƣợng là môt xã nằm sát trung tâm huyện Đan Phƣợng, với diện tích đất tự nhiên 220 ha, dân số khoảng 4.530 nhân khẩu, tƣơng đƣơng với 1.125 hộ, sống tập trung ở 4 thôn, cụm dân cƣ. HTX Đan Phƣợng có vị trí khá thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội bởi có quốc lộ 32 chảy qua sẽ tạo điều kiện tốt cho việc giao lƣu văn hóa và phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế hợp tác xã kiểu mới trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 49 - 54)