Ma trận kết hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ và các chiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế hợp tác xã kiểu mới trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 61 - 63)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.4Ma trận kết hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ và các chiến

(SWOT)

Mô hình tiếp theo đƣợc áp dụng để nghiên cứu, phân tích chiến lƣợc kinh doanh đó là mô hình SWOT. Mô hình này đƣợc sử dụng để phân tích nội bộ bởi SWOT sẽ nêu ra những điểm mạnh và điểm yếu của công ty cũng nhƣ với các cơ hội và mối đe dọa từ môi trƣờng bên ngoài. Hơn nữa, SWOT cũng phân tích các quy trình nội bộ của công ty cũng nhƣ các yếu tố bên ngoài nhƣ trên. SWOT là viết tắt của Strengths - điểm mạnh, Weaknesses - điểm yếu, Opportunities - cơ hội và Threats - thách thức của một doanh nghiệp.

Hình 3.1 Mô hình SWOT

Nguồn: Tác giả sưu tầm

Về cơ bản, SWOT là một công cụ tiếp thị với mục đích tìm ra các yếu tố nêu trên. Đây là những vấn đề đƣợc quyết định bởi nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài. Bằng cách phân tích các dữ liệu nội bộ, chúng ta có thể tìm ra những thế mạnh mà một doanh nghiệp. Đồng thời, các yếu tố nội bộ sẽ cung cấp cho chúng ta những

điểm yếu của doanh nghiệp đó. Từ các yếu tố bên ngoài, chúng ta có thể xác định những cơ hội cho một doanh nghiệp trong tƣơng lai và có thể xác định các mối đe dọa tiềm năng mà doanh nghiệp có thể phải đối mặt.

Mô hình SWOT thực sự là rất dễ dàng thực hiện. Nhƣ đã đề cập ở trên, chúng ta chỉ cần tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và các mối đe dọa của doanh nghiệp.

a) Điểm mạnh

Sức mạnh là một nhân tố nội bộ. Đây là những nhân tố có thể đƣợc kiểm soát bởi chính doanh nghiệp. Những nhân tố này sẽ giúp các doanh nghiệp phát triển hơn và kinh doanh dễ dàng hơn. Điểm mạnh cho phép các doanh nghiệp hoạt động ở mức tối ƣu. Nếu một công ty có nguồn nguyên liệu tốt, đó chính là điểm mạnh. Những nhân tố nhƣ lao động có tay nghề cao, mức đầu tƣ lớn, kênh phân phối tốt và xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm đều đƣợc coi là thế mạnh. Những nhân tố này sẽ thuộc Điểm mạnh trong mô hình SWOT. Doanh nghiệp sẽ xem xét để tập trung vào những nhân tố đó và thực hiện kế hoạch tiếp thị của họ.

b) Điểm yếu

Cũng giống nhƣ điểm mạnh, điểm yếu cũng là một nhân tố nội bộ. Nhân tố này cũng đƣợc kiểm soát bởi chính các doanh nghiệp. Tuy nhiên điểm duy nhất khác nhau là những nhân tố này không giúp công ty phát triển tốt và đạt đƣợc hiệu quả cao mà thay vào đó là ngƣợc lại. Điểm yếu của một doanh nghiệp gây khó khăn và cản trở sự phát triển. Chúng gây nên trở ngại cho việc doanh nghiệp vận hành trơn tru. Việc công ty yếu trong vấn đề tiếp cận khách hàng cũng là một điểm yếu cho doanh nghiệp. Đồng thời công nghệ kém, máy móc thiết bị lạc hậu và không có cán bộ quản lý có tay nghề cao cũng có thể đƣợc coi là điểm yếu. Những nhân tố này sẽ thuộc hạng mục Điểm yếu trong mô hình SWOT. Từ đó, việc một phân tích hợp lý các yếu tố này sẽ dẫn đến một chiến lƣợc tiếp thị, cái mà sẽ giúp các doanh nghiệp cố gắng tránh những điều này.

c) Cơ hội

Cơ hội là một nhân tố bên ngoài. Các doanh nghiệp không thể kiểm soát vấn đề này. Chúng có xu hƣớng xảy ra vì lý do bên ngoài. Những lý do chính trị, kinh tế, xã

hội hoặc thậm chí công nghệ có thể làm tăng cơ hội. Cơ hội rất tốt cho các doanh nghiệp. Khi một cơ hội xuất hiện, doanh nghiệp cần phải nắm bắt nó và tận dụng một cách triệt đẻ. Điều này sẽ đảm bảo rằng các công ty phát triển tốt hơn. Một phân tích SWOT nên đƣợc thực hiện để các doanh nghiệp có thể xác định những cơ hội đó.

Có thể nói cơ hội là một sự thay đổi theo xu hƣớng ủng hộ các doanh nghiệp. Sau đó chúng ta sẽ xem xét nó nhƣ là một cơ hội. Những vấn đề khác có thể bao gồm một sự thay đổi trong tỷ lệ tiền tệ, cái mà có lợi với doanh nghiệp. Các quy định của hính phủ có thể đƣợc xem là cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh tốt hơn.

d) Các mối đe dọa

Các mối đe dọa của một doanh nghiệp là những tình huống mà các doanh nghiệp sẽ vấp phải. Chúng sẽ tạo ra những khó khăn cho sự hoạt động trơn tru của các doanh nghiệp. Vì vậy chúng không ảnh hƣởng nhiều đến doanh nghiệp, tuy nhiên các doanh nghiệp cần phải xác định càng sớm càng tốt. Các doanh nghiệp xác định các mối đe dọa trong phân tích SWOT và liệt kê chúng vào cột Mối đe dọa trong mô hình SWOT. Bằng cách xác định các mối đe dọa trƣớc đó, các công ty có thể thực hiện kế hoạch dự phòng để tránh chúng. Các mối đe dọa có thể phát sinh từ những tình huống khác nhau. Đây cũng là những yếu tố bên ngoài và các doanh nghiệp không kiểm soát đƣợc. Các mối đe dọa có thể bao gồm sự bất ổn chính trị, việc đối thủ cạnh tranh tìm ra cách sản xuất mới hơn. Kiện tụng và truyền thông xấu cũng có thể đƣợc gọi là các mối đe dọa. Đối thủ cạnh tranh mới gia nhập thị trƣờng hoặc đối thủ cạnh tranh hiện tại tham gia phần lớn thị trƣờng cũng là các mối đe dọa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế hợp tác xã kiểu mới trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 61 - 63)