Đánh giá kết quả quản trị và chiến lược kinh doanh của HTX Đan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế hợp tác xã kiểu mới trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 69 - 71)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.6Đánh giá kết quả quản trị và chiến lược kinh doanh của HTX Đan

Các yếu tố bên trong của HTX Đan Phƣợng gồm có điểm mạnh và điểm yếu, để từ đó HTX có thể chủ động phát huy những điểm mạnh của mình và hạn chế những điểm yếu có thể về mức thấp nhất, cụ thể nhƣ sau:

a) Điểm mạnh của HTX Đan Phượng

Nhìn vào cơ cấu bộ máy tổ chức, số lƣợng thành viên và hiệu quả sản xuất kinh doanh của HTX Đan Phƣợng có thể thấy lực lƣợng tƣơng đối tốt.

HTX Đan Phƣợng luôn lấy đầu vào sản xuất, phân bón có chất lƣợng từ các nguồn đáng tin cậy, đảm bảo cho các hộ nông dân sản xuất sản phẩm có chất lƣợng cao, an toàn tuyệt đối.

Bản thân các thành viên trong ban quản trị, các hội viên và ngƣời lao động của HTX Đan Phƣợng luôn đoàn kết, gắn bó lẫn nhau và có tinh thần học tập cao.

HTX chủ động tuyên truyền vận động xã viên chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho năng suất, giá trị theo các vùng sản xuất, hỗ trợ các gia đình, xã viên có hoàn cảnh khó khăn thông qua hình thức tặng con giống, cây trồng….

HTX cũng chủ động hỗ trợ và tài trợ các chƣơng trình văn hoá, văn nghệ, y tế…của thôn, của xã; miễn phí đèn điện chiếu sáng phục vụ các hoạt động này, thăm viếng các gia đình xã viên có ngƣời mất….tăng tình gắn bó, đoàn kết với cộng đồng toàn dân, để lại trong lòng xã viên hình ảnh tốt và ấn tƣợng về một HTX Đan Phƣợng trẻ và vì dân.

b) Điểm yếu của HTX Đan Phượng

Bên cạnh những điểm mạnh, vẫn còn những tồn tại và hạn chế trong HTX Đan Phƣợng, cụ thể:

HTX Đan Phƣợng mới chuyển đổi sang hoạt động theo luật mới 2012, từ cuối năm 2013 vì vậy thời gian tiếp cận và hoạt động theo chính sách, quy định mới còn chƣa nhiều, HTX cần phải học hỏi nhiều từ các HTX đã đi trƣớc, các doanh

nghiệp tƣ nhân bên ngoài và các kinh nghiệm quản lý, vận hành HTX trên thế giới để ứng dụng đƣa HTX Đan Phƣợng phát triển lên tầm cao mới.

Tính đến nay, tổng số vốn điều lệ của doanh nghiệp là do các xã viên góp vốn, không nhiều chỉ ở vài trăm nghìn, có hộ cao nhất mới đến mƣời triệu đồng. Doanh thu tăng trƣởng qua các năm bình quân, không có sự tăng trƣởng nhanh và mạnh, vì vậy HTX vẫn còn điểm yếu là năng lực tài chính không tốt, không lớn, và chƣa chủ động. Đó là chƣa kể khả năng tiếp cận vốn vay của HTX còn nhiều hạn chế nhất định.

Nguồn nhân lực của HTX chƣa cao, trình độ học vấn thấp, chuyên môn của Ban quản trị cũng nhƣ của xã viên HTX còn hạn chế;

Diện tích canh tác nhiều chỗ bị thu hẹp, nhỏ đi dẫn đến sản lƣợng sản xuất không tăng cao đƣợc;

Thiếu máy móc, trang thiết bị và nhà xƣởng, kho bãi tạm bợ và sơ sài.

Hoạt động tiêu thụ chƣa cao, thị trƣờng nhỏ, mang mún, sản lƣợng tiêu thụ thấp và chƣa ổn định.

Hầu nhƣ không có hoạt động marketing cho các sản phẩm cuả HTX, việc sử dụng công nghệ thông tin hạn chế, chƣa có hệ thống quản trị thông tin và công tác tuyên truyền quảng bá còn vô cùng yếu kém.

Việc hợp tác và liên kết với bên ngoài, các tổ chức, doanh nghiệp còn rất kém và chƣa đƣợc mở rộng.

CHƢƠNG 4. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH HTX ĐAN PHƢỢNG KIỂU MỚI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế hợp tác xã kiểu mới trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 69 - 71)