Chính sách thƣơng mại và đầu tƣ của Singapore

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách quản lý lao động nước ngoài của Singapore và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 87 - 94)

CHƢƠNG 2 : CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NƢỚC NGOÀI

2.4. ĐÁNH GIÁ CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NƢỚC

2.4.2. Chính sách thƣơng mại và đầu tƣ của Singapore

2.4.2.1. Chính sách thƣơng mại

Là một trong bốn con rồng của châu Á, Singapore nổi lên nhƣ một điểm sáng về phát triển kinh tế. Mặc dù là một quốc đảo nhỏ và nghèo tài nguyên nhƣng với việc thực hiện thành công mô hình chính sách tự do hóa thƣơng mại và thúc đẩy xuất khẩu Singapore đã xây dựng đƣợc một nền thƣơng mại năng động, hiện đại và vững mạnh, từ đó trở thành một điển hình cho nền kinh tế khu vực và thế giới.

Thành lập Cục Xúc tiến thương mại Singapore:

Cục Xúc tiến thƣơng mại Singapore (TDB) đƣợc thành lập vào năm 1983. TDB chịu trách nhiệm chính trong việc thúc đẩy Singapore tiến nhanh trên đấu trƣờng thƣơng mại quốc tế, bảo vệ quyền lợi kinh tế của đảo quốc, đồng thời giới thiệu sản phẩm của Singapore trên khắp thế giới. Trong những năm qua, TDB đã nói lên tiếng nói của mình tại các tổ chức thƣơng mại quốc tế nhằm bảo vệ và nâng cao quyền lợi thƣơng mại của Singapore. TDB cũng chú trọng mở rộng hoạt động ngoài nƣớc. Hiện nay TDB có hơn 30 văn

phòng thƣơng mại trên khắp thế giới, với chức năng quảng bá cho nền thƣơng mại Singapore và quan trọng hơn cả là hỗ trợ các công ty Singapore trong giao thƣơng quốc tế. Sự hỗ trợ này đƣợc thể hiện một cách nhuần nhuyễn và đa dạng thông qua các đoàn công tác, các hội chợ thƣơng mại để tìm cơ hội hợp tác và đầu tƣ. Tính đến nay, đã có hơn 140 công ty trên thế giới đặt cơ quan đầu não của họ tại Singapore. Nhiều công ty khác đang toan tính làm việc này. Chính quyết định đặt trụ sở của họ tại Singapore đã góp phần biến đảo quốc này thành một trung tâm thƣơng mại quốc tế. Về mặt hàng hải, Singapore là hải cảng bận rộn nhất thế giới, đồng thời là một trung tâm dịch vụ hậu cần và vận chuyển quốc tế.

Thực hiện tự do hóa thương mại thông qua cắt giảm thuế quan:

Singapore tích cực tham gia vào hoạt động của các tổ chức thƣơng mại đa phƣơng hay khu vực nhƣ Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO), Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình dƣơng (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Các nỗ lực song phƣơng cũng đƣợc thực hiện với các tổ chức và chính phủ nƣớc ngoài nhằm mục đích trao đổi thông tin, tự do hoá thƣơng mại, tiến đến hợp tác đầu tƣ.

Chính sách cắt giảm thuế quan đƣợc Singapore thực hiện đúng với lộ trình đã quy định của các tổ chức mà Singapore tham gia. Hiện nay, Singapore đƣợc coi là thị trƣờng tự do nhất khu vực Đông Nam Á. Singapore còn là thị trƣờng xuất nhập khẩu hoàn toàn tự do, 96% hàng hóa xuất nhập khẩu không có thuế (thuế suất = 0). Nhờ việc thực hiện thành công chính sách tự do hóa thƣơng mại thông qua cắt giảm thuế quan, hoạt động thƣơng mại quốc tế của Singapore ngày càng đƣợc mở rộng tới các quốc gia và các vùng lãnh thổ.

Đối tác thương mại:

+ Thời kì trƣớc 1990: chú trọng phát triển quan hệ thƣơng mại với Tây Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Chính sách này khá thành công vì quan hệ với các nƣớc phát triển đã mang lại cho Singapore nhiều lợi thế: nhận đƣợc viện trợ cũng nhƣ các khoản đầu tƣ rất là lớn từ các nƣớc này (đặc biệt là Hoa Kỳ). Singapore đã đƣợc các nƣớc phát triển cho hƣởng quy chế tối huệ quốc về thƣơng mại trong suốt một thời gian dài. Những nƣớc phát triển nhƣ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Tây Âu là những thị trƣờng lớn của Singapore (chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1989) đã giúp nền kinh tế Singapore tăng trƣởng với tốc độ cao.

Tuy nhiên, việc chú trọng phát triển quan hệ thƣơng mại với các nƣớc phát triển làm Singapore phụ thuộc rất lớn vào các nƣớc này về vốn, công nghệ, thị trƣờng (vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chiếm 85% tổng vốn đầu tƣ, chủ yếu là từ các nƣớc trên).

+ Thời kì sau năm 1990:

Tình hình thế giới có nhiều biến động: Liên Xô tan rã, kết thúc chiến tranh lạnh, trên thế giới xuất hiện nhiều xu thế hòa bình, hợp tác, cùng phát triển

Việc thay đổi trong đối tác thƣơng mại của Singapore là đúng đắn: không chỉ với các nƣớc phát triển trƣớc đây (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Tây Âu) mà còn với các nƣớc đang phát triển, nhằm tìm kiếm các thị trƣờng mới, tránh phụ thuộc vào thị trƣờng các nƣớc phát triển.

Singapore đã thực hiện thành công mô hình chính sách tự do hóa thƣơng mại và thúc đẩy xuất khẩu. Điều đó đƣợc chứng minh qua những thành tựu về thƣơng mại mà Singapore đạt đƣợc. Hiện nay Singapore đƣợc xem nhƣ là trung tâm thƣơng mại, đầu tƣ của khu vực. Giá trị xuất khẩu của Singapore so với giá trị xuất khẩu của các quốc gia khác chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất nhập khẩu của các quốc gia mà Singapore xuất khẩu sang, ví dụ: xuất khẩu sang các nƣớc châu Á giai đoạn 1999-2007 chiếm 50%, sang Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông trung bình 16% trong giai đoạn này. Năm 2010, lƣợng hàng hóa XK tăng 23% và tăng cao nhất trong 7 năm gần đây (theo Bloomberg). Trong bốn thập kỷ qua, tăng trƣởng GDP

bình quân của Singapore đã đạt 10%, giá trị xuất khẩu cao gấp 3 lần GDP của Singapore. Đó là những thành tựu vô cùng giá trị của Singapore mà nhiều nƣớc phải nể phục và học tập.

Bảng 2.5: Tổng thƣơng mại xuất khẩu của Singapore qua vài năm

Đơn vị: triệu đôla Singapore

2008 2009 6 tháng đầu năm

2010

Tổng thƣơng mại xuất nhập khẩu Tăng trƣởng (%) + Nhập khẩu Tăng trƣởng (%) + Xuất khẩu Tăng trƣởng (%) 715.722,8 13,8 333.190,8 13,6 382.532,0 14,0 810.483,3 13,2 378.924,1 13,7 431.559,2 12,8 404.782,1 - 188.142,8 - 216.639,3 -

Trong đó: theo khu vực + Với Châu Á

+ Với Châu Mỹ + Với Châu Âu

+ Với Châu Đại Dƣơng + Với Châu Phi

497.422,5 92.042,7 94.261,6 25.174,7 6.821,2 564.005,6 108.280,8 101.007,7 29.084,5 8.104,7 - - - - -

(Nguồn:www.mom.gov.sg.(13/9/2010), International Enterprise Singapore)

2.4.2.2. Chính sách đầu tƣ

Hiện nay chính phủ Singapore thúc đẩy mạnh đầu tƣ ra nƣớc ngoài kết hợp với thu hút đầu tƣ từ các quốc gia khác vào Singapore. Năm 1991, chính phủ đã đƣa ra báo cáo “Chiến lƣợc kinh tế” nhấn mạnh tính cấp thiết của đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Các chính sách đã giúp Singapore trở thành một đất nƣớc có sức hấp dẫn nhất trên thế giới:

Tiếp tục thực hiện các biện pháp khuyến khích thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI):

Ƣu đãi thuế cho trái phiếu; luật bảo mật thông tin ngân hàng; luật ủy thác cho phép nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc lựa chọn ngƣời thừa hƣởng tài sản sau khi họ qua đời (nhằm thu hút khách hàng Trung Đông); ngƣời nƣớc ngoài có thể định cƣ mãi mãi ở Singapore miễn là họ có tài sản 13 triệu USD, với ít nhất 3,1 triệu USD nằm tại một định chế tài chính ở đây. Singapore giờ đây đã đƣợc Ngân hàng thế giới (WB) xếp vào danh mục địa điểm kinh doanh dễ dàng nhất với một hải cảng container lớn thứ hai thế giới và có tỷ lệ các tỷ phủ cao nhất thế giới. Nhiều ngƣời cho rằng Singapore chính là nơi tạo cho họ nhiều cơ hội thăng tiến. Chính phủ nƣớc này đã hành động khôn ngoan khi đầu tƣ vào các ngành sản xuất hàng xuất khẩu, xây dựng bến cảng container mới, thu hút các công ty nƣớc ngoài và phát triển ngành công nghệ cao nhƣ điện tử và dƣợc phẩm. Sau khi mời gọi đƣợc các nhà sản xuất dƣợc phẩm nhƣ Pfizer Inc. và Novartis AG, Singapore đã đầu tƣ hơn 400 triệu USD vào trung tâm nghiên cứu y sinh học, cắt giảm 9% mức thuế doanh nghiệp xuống chỉ còn 17% so với 25% mà các công ty ở Malaysia phải gánh chịu.

Thực hiện các biện pháp khuyến khích đầu tư ra nước ngoài:

Hỗ trợ vốn thông qua vốn tín dụng ƣu đãi: Chính phủ sẽ cung cấp một phần tài chính đầu tƣ ra nƣớc ngoài, mặt khác giúp các công ty này phát hành cổ phiếu trên thị trƣờng để huy động thêm vốn với các xí nghiệp vừa và nhỏ đƣợc tài trợ thông qua Quỹ hỗ trợ đầu tƣ nƣớc ngoài.

Miễn giảm thuế thu nhập công ty cho các công ty đầu tƣ ra nƣớc ngoài: Chính phủ quy định tất cả các xí nghiệp đầu tƣ ra nƣớc ngoài mà có đƣợc lợi nhuận đều có thể xin miễn thuế, kể cả các xí nghiệp đầu tƣ vào các nƣớc chƣa có Hiệp định bảo hộ với Singapore vẫn đƣợc quyền miễn thuế.

Thành lập Câu lạc bộ đầu tƣ ra nƣớc ngoài: hiện nay Singapore đã có 48 câu lạc bộ đầu tƣ hải ngoại cung cấp thông tin về các nƣớc và khu vực có đầu tƣ của Singapore, tìm kiếm đối tác mới, tƣ vấn đầu tƣ, chia sẻ kinh

nghiệm, mở lớp đào tạo, huấn luyện phục vụ cho việc đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Tháng 1/1993, Singapore còn lập Ủy ban Xúc tiến đầu tƣ ra nƣớc ngoài với nhiệm vụ đánh giá khả năng đầu tƣ của các xí nghiệp và đệ trình lên Chính phủ những kiến nghị có tính khả thi.

Thị trường đầu tư: ban đầu chú trọng đầu tư vào Trung Quốc và các nước ASEAN khác, sau đó mở rộng sang các nước khác trên thế giới.

Từ đầu thập kỉ 90 đến nay, Singapore đẩy mạnh xây dựng những khu mậu dịch ở các nƣớc ASEAN nhƣ Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Thái Lan và đặc biệt chú trọng tới 02 nƣớc trong khu vực là Trung Quốc và Ấn Độ. Châu Á giữ vị trí hàng đầu cho các công ty Singapore đầu tƣ ở nƣớc ngoài khi đầu tƣ nƣớc ngoài từ khu vực doanh nghiệp của Singapore đã tăng 12,4% đạt 372 tỷ USD vào cuối năm 2010. Singapore đầu tƣ ở châu Á chủ yếu ở Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Hồng Kông.

Đầu tƣ trực tiếp tại Trung Quốc chủ yếu trong sản xuất tăng 14,7% đến 25 tỉ USD vào cuối năm 2010. Ở Trung Quốc, Singapore đã đầu tƣ hàng tỷ USD để kinh doanh với những dự án khổng lồ nhƣ xây dựng các khu công nghiệp ở Tô Châu, Sơn Đông, Tứ Xuyên. Trong đó ở Thƣợng Hải, Singapore đã liên kết với các nhà đầu tƣ Nhật Bản và Hàn Quốc xây dựng nhà ở tại khu phố Đông, là dự án đầu tƣ lớn nhất của Singapore ở nƣớc ngoài. Hiện tại, Trung Quốc cũng là nơi mà Singapore bỏ tiền đầu tƣ ở nƣớc ngoài nhiều nhất với tổng kim ngạch đến 50 tỉ SGD tính đến cuối năm 2009.

Singapore cũng có những dự án đầu tƣ lớn tại Ấn Độ. Năm 1995, Singapore và Ấn Độ đã kí Hiệp định xây dựng tại ngoại ô thành phố Bancara 1 khu kinh tế cao cấp quốc tế với số lƣợng hàng năm khoảng 600 triệu USD. Bên cạnh đó, Singapore còn nhiều dự án đầu tƣ khá lớn, xây dựng khách sạn, nhà hàng, nâng cấp sân bay và các hãng hàng không nội địa của Ấn Độ. Cơ quan thƣơng mại hàng đầu của Ấn Độ - Hiệp hội Các phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Ấn Độ (FICCI) trong một bản báo cáo gần đây cho biết (FDI)

của Singapore vào Ấn Độ vào năm 2008 đã tăng lên 11,69 tỷ RM, cao hơn nhiều với mức 1 tỷ RM vào năm 2005.

Đầu tƣ vào Indonesia chủ yếu là trong các dịch vụ sản xuất, tài chính - bảo hiểm và thông tin - truyền thông.

Ngoài các nƣớc châu Á, vốn đầu tƣ trực tiếp của Singapore đã lan tỏa ra các nƣớc khác ở Nam Thái Bình Dƣơng, Bắc Mỹ và châu Âu. Bên cạnh châu Á, Nam - Trung Mỹ và vùng Caribbean cũng chiếm hơn 25% vốn đầu tƣ trực tiếp của Singapore. Đầu tƣ chính là vào các công ty cổ phần, chủ yếu về dịch vụ tài chính - bảo hiểm. Các khu vực khác có đầu tƣ đáng kể từ các công ty Singapore là châu Âu và Hoa Kỳ.

Đối với Việt Nam, riêng năm 1993 Singapore đã đầu tƣ vào 54 dự án với tổng số vốn lên tới 431 triệu USD, dẫn đầu ASEAN và đứng thứ 6 trong số các nƣớc đầu tƣ vào Việt Nam. Năm 1994, Singapore đã vƣơn lên thành nƣớc thứ 4 đầu tƣ vào Việt Nam với tổng số vốn 1,24 tỷ USD. Tháng 7/1997, Singapore trở thành nhà đầu tƣ nƣớc ngoài lớn nhất tại Việt Nam khi đầu tƣ vào 156 dự án tổng số vốn 5,13 tỷ USD. Đầu tƣ trực tiếp của Singapore vào Việt Nam liên tục tăng. Tính đến hết tháng 12/2005, Singapore có 396 dự án tại Việt Nam với số vốn đăng ký 7,6 tỷ USD trong đó vốn đầu tƣ thực hiện đạt 3,45 tỷ USD. Vốn đầu tƣ của Singapore trải đều trong các lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam, tập trung nhiều vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, dịch vụ và kinh doanh bất động sản. Theo Tổng cục Thống kê, trong số 51 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tƣ cấp mới vào Việt Nam năm 2010, Singapore là nhà đầu tƣ lớn nhất với hơn 4,35 tỷ USD - chiếm 25,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hà Lan 2,364 tỷ USD - chiếm 13,7%; Nhật Bản đứng thứ 3 với 2,04 tỷ USD, tiếp đó là Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Đài Loan ...

CHƢƠNG 3

BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NƢỚC NGOÀI CỦA SINGAPORE ĐỐI VỚI VIỆT NAM

3.1.NHỮNG NÉT TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA VIỆT NAM VÀ SINGAPORE

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách quản lý lao động nước ngoài của Singapore và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 87 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)