Một số kiến nghị đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách quản lý lao động nước ngoài của Singapore và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 119 - 132)

3.2.1 .Tình hình quản lý lao động nƣớc ngoài ở Việt Nam hiện nay

3.3. Một số kiến nghị đối với Việt Nam

* Đổi mới nhận thức về phát triển, tiếp nhận và sử dụng nhân lực là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam

Trong điểm này cần phải quy định rõ ràng những điều kiện, tiêu chí về trình độ chuyên môn nghiệp vụ tƣơng ứng với từng lĩnh vực tham gia, thâm niên, kinh nghiệm công tác…của lao động nƣớc ngoài, quy định về số lƣợng đƣợc phép tuyển dụng theo nhu cầu công việc, mô hình hoạt động. các Bộ, Ngành, địa phƣơng, cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức… phải quán triệt quan điểm rõ ràng và tuyệt đối tuân thủ theo những quy định đã đƣợc đƣa ra.

* Tăng cƣờng đào tạo nâng cao đội ngũ lao động trong nƣớc đủ khả năng cạnh tranh với lao động nƣớc ngoài, từ đó đƣa ra những tiêu chí cho việc

lựa chọn lao động nƣớc ngoài và tạo ƣu thế cho lao động trong nƣớc cạnh tranh lành mạnh trên chính thị trƣờng lao động nƣớc mình.

* Quản lý chặt chẽ nguồn nhân lực là người lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam.

* Bộ lao động Thƣơng binh và Xã hội có nhiệm vụ phối hợp với Bộ Công an, Tƣ pháp, Ngoại giao rá soát, sửa đổi và bãi bỏ những qui định không phù hợp liên quan đến văn bằng, chứng chỉ, hợp pháp hóa lãnh sự, lý lịch tƣ pháp, giấy phép lao động, thẻ tạm trú, thƣờng trú đối với chuyên gia, ngƣời lao động nƣớc ngoài vào làm việc tại Việt Nam.

* Hoàn thiện và tổ chức thực hiện các quy định của luật pháp liên quan đến ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam. Về lâu dài cần nghiên cứu, xây dựng, ban hành luật về ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam, trong đó có quy định về quyền, trách nhiệm của ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động, các cơ quan liên quan tới các loại lao động sử dụng lao động nƣớc ngoài. Trƣớc mắt các địa phƣơng cần thực hiện đúng các quy định hiện hành, tăng cƣờng các biện pháp để giải quyết đúng thời hạn các thủ tục liên quan đến lao động nƣớc ngoài tới Việt Nam làm việc.

* Chế tài xử phạt cần phải tăng lên, nghiêm khắc tăng cƣờng trách nhiệm của các nhà thầu, chủ đầu tƣ trong việc quản lý lao động, thực hiện cấp phép cho lao động nƣớc ngoài

+ Lao động ngoại quốc là m việc tại Việt Nam trên ba tháng mà không có giấy phép sẽ không đƣợc cấp hoặc gia hạn thị thực tạm trú , và bị buộc xuất cảnh.

+ Tăng cƣờng kiểm soát việc nhập cảnh của ngƣời nƣớc ngoài vào nƣớc ta trên mọi hình thức lao động, du lịch, chuyển công tác nội bộ… thời gian lƣu trú tại Việt Nam bao lâu. Đƣa ra những thời hạn lƣu trú cụ thể cần phải khai báo ra sao để giúp các cơ quan địa phƣơng quản lý sát sao hơn.

+ Đối với lao động có kinh nghiệm đƣợc thuê để làm công tác điều hành sản xuất trong các doanh nghiệp , công ty , thì công ty xí nghiệp thuê

dụng phải có giấy chứng thực những ngƣời này có ít nhất 5 năm kinh nghiệm quản lý.

+ Đối với các nhà thầu và nhà đầu tƣ phải cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết đã thuê mƣớn bao nhiêu lao động nƣớc ngoài . Nhƣ̃ng con số này phải đƣợc cung cấp cho cơ quan chƣ́c năng để tạo điều kiện cho công tác quản lý chặt chẽ hơn.

+ Nếu bị phát hiện vi phạm , các công ty thuê ngƣời nƣớc ngoài sẽ b ị phạt tiền , mức phạt sẽ đƣợc tính với mỗi ngƣời lao động đƣợc thuê dựa trên số tiền công họ đƣợc trả, 1 ngƣời lao động nƣớc ngoài thuộc diện vi phạm sẽ bị phạt ở mức là từ 2 đến 5 lần số tiền công họ đƣợc chi trả, trách nhiệm nộp phạt thuộc về ngƣời sử dụng lao động.

+ Ngƣời lao động nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam cần phải có độ tuổi là từ 20 tuổi trở lên, bởi ở độ tuổi đó trình độ chuyên môn mới thực sự đƣợc đánh giá và phân cấp rõ ràng, tránh sự mập mờ giữa lao động phổ thông và lao động chất lƣợng cao.

+ Đƣa quan điểm rõ ràng là với tƣ cách là quốc gia xuất khẩu lao động , Việt Nam chủ trƣơng không nhận lao động phổ thông .

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các địa phƣơng cần tăng cƣờng đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ biến Pháp luật trong lĩnh vực này với các hình thức phong phú, thích hợp, dễ hiểu để ngƣời sử dụng lao động cũng nhƣ lao động nƣớc ngoài hiểu và nắm rõ quyền lợi của chính mình theo quy định của pháp luật.

+ Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra. Thanh tra sở lao động thƣơng binh và xã hội và thanh tra nhà nƣớc ở các địa phƣơng cần chủ động thanh tra, kiểm tra, lập đầy đủ các biên bản ghi rõ các sai phạm và cam kết thực hiện có thời hạn của doanh nghiệp, tổ chức, kịp thời phát hiện các sai phạm để hƣớng dẫn khắc phục, sửa chữa. Đối với các đối tƣợng cố tình sai phạm hoặc không chịu thực hiện thì phải kiên quyết xử lý nghiêm khắc.

+ Tăng cƣờng sự phối hợp quản lý giữa các nghành để việc quản lý lao động nƣớc ngoài đƣợc toàn diện hơn.

+ Thực hiện đúng chế độ báo cáo tình hình sử dụng lao động nƣớc ngoài, thanh tra sở lao động thƣơng binh và xã hội thƣờng xuyên hƣớng dẫn đôn đốc ngƣời sử dụng lao động nƣớc ngoài báo cáo tổng hợp báo cáo định kỹ theo quy định.

Có thể nói, Nghị định “số 34/2008/NĐ-CP quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam” còn nhiều kẽ cùng với sự lỏng lẻo trong quản lý của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phƣơng gây ra tình trạng lộn xộn trong thị trƣờng lao động và xã hội thời gian qua. Trên đây là một số góp ý nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật đối với lao động nƣớc ngoài tại việt nam, tạo điều kiện ổn định an ninh xã hội cũng nhƣ không làm mất đi cơ hội việc làm của chính ngƣời dân trong nƣớc.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ hiện nay, vấn đề quản lý và sử dụng lao động ngƣời nƣớc ngoài đang trở thành một trong các vấn đề quan trọng của mỗi quốc gia. Các quốc gia phát triển thu hút lao động chất lƣợng cao với chi phí thấp, tăng thu lợi nhuận. Các quốc gia đang phát triển lại tranh thủ tận dụng “chất xám”, chuyển giao nhanh kỹ thuật công nghệ tiên tiến của nƣớc ngoài, đồng thời thu hút đƣợc ngày càng tăng các dự án FDI, từ đó tăng nguồn thu ngoại tệ. Mỗi quốc gia với các mục đích khác nhau, căn cứ vào điều kiện kinh tế xã hội của mình nghiên cứu xây dựng chính sách quản lý nhà nƣớc về lao động nƣớc ngoài vừa phù hợp với bối cảnh trong nƣớc và quốc tế, đồng thời mang tính khả thi, hiệu lực và hiệu quả.

Đối với Việt Nam, trƣớc những thách thức và cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế và xu thế toàn cầu hóa, đặc biệt kể từ khi gia nhập WTO và tham gia các công ƣớc liên quan đến lao động của tổ chức ILO, Việt Nam cần phải chú trọng hơn nữa về mặt xây dựng và thực thi hiệu quả chính sách quản lý, sử dụng lao động nƣớc ngoài.

Luận văn đã khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nƣớc đối với lao động nƣớc ngoài trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Phân tích tình hình lao động nƣớc ngoài và thực trạng quản lý lao động nƣớc ngoài ở Singapore.

- Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng tình hình lao động nƣớc ngoài ở nƣớc ta, Luận văn rút ra các bài học kinh nghiệm, cho quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời lao động nƣớc ngoài ở Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Phạm Quốc Anh (2008), Những điều cần biết về Người lao động di trú, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội.

2. Bùi Quảng Bạ (1996), Đổi mới và hoàn thiện pháp luật trong quản lý nhà nước đối với người nước ngoài ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ luật học.

3. Nguyễn Thị Hồng Bích (2007), Xuất khẩu lao động của một số nước Đông Nam Á: Kinh nghiệm và Bài học, Trung tâm nghiên cứu Quốc tế và Khu vực, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.

4. Phạm Thị Thanh Bình (2008), Di cƣ lao động ở ASEAN: xu hƣớng và giải pháp”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới,(1),tr.3

5. Phạm Thị Thanh Bình (07/03/2008), Giải pháp khuyến khích di cƣ lao động Việt Nam”, tạp chí cộng sản, (4),tr13-15.

6. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, (2005), Lao động - việc làm ở Việt Nam 1996 – 2010, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội.

7. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội (5/2007), Hội nghị triển khai kế hoạch dạy nghề, việc làm và XKLĐ, Hà Nội.

8. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Công văn

số1504/LĐTBXH-VL ngày 11/5/2009 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

9. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Thông tư số 13/2009/TT.BLĐTBXH ngày 6/5/2009 hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao.

10. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Cục Quản lý lao động ngoài nƣớc (2009), Những kiến thức cần thiết dùng cho người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội.

11. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Cục Quản lý lao động ngoài nƣớc (2009), Những kiến thức cần thiết dùng cho người lao động Việt Nam đi làm việc tại Malaysia, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội.

12. Nguyễn Hữu Cát (2006), Những giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Ban Kinh tế Trung ƣơng, Hà Nội.

13. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Nghị định của Chính phủ số 105/2003/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tuyển dụng v à quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

14. Chính phủ nƣớc Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005),

Nghị định số 93/2005/NĐ-CP ngày 13/7/2005 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2003/NĐ-CP nagỳ 17/9/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

15. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008),

Nghị định số 34/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/3/2008 quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

16. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009),

Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng, Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Nghị định 53/2007/NĐ-CP ngày 4/4/2007 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

17. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010),

xung một số điều của Nghị định 53/2007/NĐ-CP ngày 4/4/2007 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

18. Cục Quản lý lao động ngoài nƣớc (01/2008), Kỷ yếuHội thảo Pháp luật và cơ chế quốc gia, khu vực và quốc tế về bảo vệ người lao động ở nước ngoài.

19. Nguyễn Văn Cƣờng (2006), Hoàn thiện pháp luật trong quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh ở Việt Nam, Báo cáo luận án TS Luật.

20. Trần Kim Dung, Phó Thị Kim Chi (2009), Dự báo cung cầu thị trƣờng lao động Việt Nam, “Tạp chí Kinh tế và Dự báo;(6),tr 9-12.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Phạm Thị Hồng Điệp (2010), Quản lý nhà nước đối với lao động di cư trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở Thủ đô Hà Nội, Báo cáo tại Hội thảo Quốc tế 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Báo điện tử, Đảng cộng sản Việt Nam.

24. Nguyễn Đại Đồng (2010), “Thực trạng cung cầu lao động và giải pháp”, Tạpchí Lao động và xã hội, (381), tr.18-20.

25. Phan Huy Đƣờng (2009), Giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về xuất khẩu lao động, Tạp chí Lao động và Xã hội, (357), tr.15-16.

26. Phan Huy Đƣờng ( 2007), Kinh tế đối ngoại Việt Nam, (Sách chuyên khảo), Nxb Đại học Quốc gia Hà nội

27. Phan Huy Đƣờng( 2008), Hội nhập kinh tế quốc tế với phát triển bền vững và độc lập tự chủ, Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần 3, Hà Nội

28. Phan Huy Đƣờng (2010), Quản lý nhà nước về Kinh tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

29. Phan Huy Đƣờng (2009), Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

30. Đỗ Thị Hải Hà (2007), Quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ công, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

31. Lê Thanh Hà (2008), Quan hệ lao động trong hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội.

32. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền(2007), Giáo trình chính sách kinh tế xã hội, ĐHKTQD, Nxb Khoa học kĩ thuật.

33. Nguyễn Phùng Hồng (2002), Những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý người nước ngoài nhằm bảo đảm an ninh trật tự của lực lượng công an nhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

34. Hội Luật gia Việt Nam (2008), Bảo vệ quyền của người lao động di trú - Pháp luật và thực tiễn quốc tế, khu vực và quốc gia, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội.

35. Nguyễn Vân Hƣơng (2010), Quản lý hợp đồng sử dụng lao động nước ngoài, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Lào Cai.

36. Lê Hồng Huyên (2009), “Tác động của di chuyển lao động quốc tế đối với sự phát triển của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Quản lý kinh tế, (24), tr.13-19.

37. Lê Hồng Huyên (2011), “Quản lý nhà nước về di chuyển lao động Việt Nam ra làm việc ở nước ngoài”, Luận án Tiến sỹ kinh tế, bảo vệ ngày 4/3/2011 tại Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

38. Lê Hồng Huyên (2008), “Tác động của di chuyển lao động quốc tế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế”, Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần 3, Hà Nội

39. Nguyễn Thị Phƣơng Linh (2004), Một số giải pháp đổi mới quản lý tài chính về xuất khẩu lao động Việt Nam theo cơ chế thị trường, Luận án TS kinh tế, Hà Nội.

40. Nguyễn Văn Minh (1999), Quản lý nhà nước về an ninh đối với người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam theo danh nghĩa du lịch, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện An ninh nhân dân, Hà Nội

41. Nguyễn Bá Ngọc (1994), Thị trường lao động Việt Nam, Luận án PTS khoa học kinh tế, Waesan.

42. Nguyễn Bá Ngọc (2008), Quan hệ lao động và môi trường kinh doanh ở Việt Nam, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội.

43. Trần Anh Phƣơng (2005), Vị thế của Việt Nam trong quan hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách quản lý lao động nước ngoài của Singapore và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 119 - 132)