Quá trình giám sát kiểm tra thực hiện chính sách quản lý lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách quản lý lao động nước ngoài của Singapore và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 69 - 75)

CHƢƠNG 2 : CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NƢỚC NGOÀI

2.3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LAO

2.3.3. Quá trình giám sát kiểm tra thực hiện chính sách quản lý lao động

động nƣớc ngoài ở Singapore

2.3.3.1. Cơ quan quản lý lao động nƣớc ngoài tại Singapore

Hiện nay, Bộ Lao động (MOM) là cơ quan quản lý cao nhất có chức năng hoạch địch, quản lý và phát triển nguồn nhân lực Singapore. Lao động nƣớc ngoài đƣợc quản lý dựa trên những điều lệ giữa Bộ Lao động và các cơ quan, đơn vị trực thuộc đƣợc thể hiện thông qua bộ máy hoạt động nhƣ sau:

Sơ đồ 2.2: Bộ máy quản lý lao động nƣớc ngoài tại Singapore

Nguồn: Bộ Lao động Singapore.Http://www.mom.gov.sg

Trách nhiệm, vai trò của Bộ Lao động Singapore đƣợc thể hiện qua hai nhiệm vụ: (1) Giúp đội ngũ lao động Singapore có đủ khả năng đối phó với những thách thức của nền kinh tế toàn cầu hoá trong thế kỷ 21; từ đó trang bị cho họ những kỹ năng, đem đến cho họ cơ hội phát triển tiềm năng, thăng tiến

nguồn nhân lực đảm bảo về năng lực trong một nền kinh tế cạnh tranh, thông qua việc mở rộng đội ngũ nhân tài, kiểm soát việc xuất-nhập cảnh, cƣ trú của lao động nƣớc ngoài và thúc đẩy công tác quản lý nhân lực hiệu quả, tích cực. Những nhiệm vụ nêu trên của Bộ Lao động Singapore giúp duy trì một xã hội Singapore bền chặt.

Đặc biệt, ngoài các cơ quan, đơn vị khác trực thuộc Bộ Lao động Singapore thì Cục Cấp phép lao động (WPD), Cục Quản lý lao động nƣớc ngoài (FMND) và Cục Nhân lực quốc tế (IMD) đảm nhận việc quản lý, giám sát lao động nƣớc ngoài tại Singapore. Cụ thể:

Cục Cấp phép lao động (WPD) giải quyết các thủ tục hành chính trong việc cấp Giấy phép lao độnglao động cho lao động nƣớc ngoài. WPD có nhiệm vụ phát triển cơ cấu quản lý nhân lực nƣớc ngoài hiệu quả, năng động, có hiệu suất cao nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế Singapore

- Cục Cấp phép lao động (WPD) quy định và tạo điều kiện cho việc thuê lao động nƣớc ngoài tại Singapore thông qua việc quản lý 03 loại giấy phép là: Giấy phép lao động, Thẻ S và Thẻ việc làm.

Cục Quản lý lao động nƣớc ngoài (FMND) chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo quyền lợi của lao động nƣớc ngoài tại Singapore. FMMD phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Bộ khác bao gồm: Vụ Chiến lƣợc và chính sách công sở, Cục Cấp phép lao động, Cục An sinh và An toàn lao động; Cục Quan hệ lao động và Công sở, với mục tiêu nâng cao chất lƣợng môi trƣờng làm việc cho lao động nƣớc ngoài cũng nhƣ đảm bảo tuân thủ những chính sách về nguồn nhân lực quốc tế tại Singapore.

- FMND có 3 chức năng chính:

 Quản lý và bảo hộ cho nhân lực nƣớc ngoài trong các hoạt động nhƣ: Tuyển dụng/lao động bất hợp pháp, Ăn ở/điều kiện làm việc/thể chất của lao động, Bỏ việc/trốn việc

 Đảm bảo hoạt động chuyên nghiệp của ngành Công nghiệp Môi giới lao động bằng việc giám sát điều kiện và quy định cấp phép môi giới lao

động, thực hiện luật môi giới lao động, và phát triển, thực hiện hệ thống trƣớc những sai sót.

 Tăng cƣờng năng lực thi hành luật bằng việc tổ chức tốt công tác giám sát và cƣỡng chế; tiến hành kiểm toán các cơ quan môi giới lao động và chủ lao động của các lao động nƣớc ngoài đƣợc cấp giấy phép lao động.

- FMND gồm 4 phòng: Phòng Thanh tra lao động, Phòng An sinh Phòng Hoạch định và phát triển tổ chức, Phòng Quản lý doanh nghiệp chú trọng đến điều kiện an sinh của lao động nƣớc ngoài trong thời gian sinh sống và làm việc tại Singapore.

Cục Nhân lực quốc tế (IMD) có nhiệm vụ thu hút nguồn nhân lực nƣớc ngoài có chuyên môn cao, là ngƣời nƣớc ngoài hoặc ngƣời Singapore tại nƣớc ngoài. IMD phối hợp với các cơ quan đối tác để hiểu nhu cầu tuyển dụng lao động của họ và giúp những đối tác đó mở rộng mạng lƣới nhân tài toàn cầu.

- IMD giám sát một mạng lƣới các Phòng liên lạc Singapore tại Boston, Chennai, Luân Đôn, Thƣợng Hải và Singapore. Thông qua các văn phòng này, Phòng liên lạc Singapore giới thiệu Singapore nhƣ một quốc gia có nền kinh tế năng động với thị trƣờng lao động hấp dẫn đối với nhân lực toàn cầu. Đồng thời, Phòng liên lạc Singapore góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho những nhân tài làm việc tại Singapore. IMD góp phần thực hiện thành công sứ mệnh tạo nên nguồn nhân lực có năng lực cạnh tranh toàn cầu của Bộ Lao động Singapore.

Tất cả các cơ quan này liên kết chặt chẽ với nhau và cùng với các Vụ, Cục, đơn vị khác của Bộ Lao động Singapore đã tạo nên một bộ máy lãnh đạo và quản lý toàn diện số lƣợng lao động nƣớc ngoài tại Singapore. Trong đó, Cục Cấp phép lao động với cánh tay phải đắc lực là Phòng Quản lý Giấy phép lao động có trách nhiệm quản lý trực tiếp, giám sát hoạt động của lao động nƣớc ngoài, cấp phép lao động cho những cá nhân đáp ứng đƣợc yêu cầu đề ra; tịch thu hoặc huỷ giấy phép đối với những lao động vi phạm luật pháp,

vi phạm đạo đức hay những vi phạm những quy định trong tổ chức của lao động đó.

2.3.3.2. Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách quản lý lao động nƣớc ngoài tại Singapore:

Singapore tiến hành, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách quản lý lao động nƣớc ngoài tại Singapore thông qua đối tƣợng quản lý trực tiếp của lao động nƣớc ngoài là chủ lao động, đối chiếu với trách nhiệm của họ đƣợc quy định tại Bộ luật lao động ngƣời nƣớc ngoài (Employment of Foreign Workers Act - EFWA) và Luật tuyển dụng lao động nƣớc ngoài (Employment of Foreign Manpower Act - EFMA)

Chủ lao động có trách nhiệm đăng ký xin cấp phép lao động cho lao động nƣớc ngoài đƣợc tuyển dụng. Những chủ lao động không thực hiện quy định trên sẽ phải đối mặt với những truy cứu pháp luật. Nếu vi phạm lần đầu, chủ lao động đó tối đa sẽ phải chịu nộp phạt 48 tháng tiền thuế lao động, tối thiểu bị phạt tù 12 tháng hoặc cả hai hình phạt trên. Nếu vi phạm ở những lần tiếp theo, chủ lao động sẽ phải đối mặt với án tù 12 tháng ngoài việc phải nộp phạt 48 tháng tiền thuế lao động. Các cơ quan doanh nghiệp bị phát hiện tồn tại những yếu kém trong quản lý giấy phép lao động sẽ chịu trách nhiệm nộp phạt ít nhất 48 tháng tiền thuế của lao động nƣớc ngoài.

Chủ lao động bắt buộc phải đóng 5.000 USD tiền đặt cọc an ninh cho mỗi lao động nƣớc ngoài đƣợc thuê, và khoản tiền trên sẽ đƣợc hoàn lại nếu lao động hồi hƣơng hoặc trong trƣờng hợp giấy phép của lao động bị thu hồi. Khoản tiền đặt cọc an ninh này sẽ bị mất nếu lao động nƣớc ngoài mất tích và chủ lao động không thể triệu hồi những lao động này trong vòng 1 tháng, hoặc trong trƣờng hợp giúp việc gia đình là ngƣời nƣớc ngoài sinh con tại Singapore.

Với những quy định của Luật tuyển dụng lao động nƣớc ngoài, chủ lao động bắt buộc phải giữ một cuốn sổ thông tin cập nhật về những lao động nƣớc ngoài đƣợc tuyển dụng để cung cấp cho cơ quan thanh tra khi đƣợc yêu

cầu. Trong trƣờng hợp có lao động mất tích, chủ lao động phải báo cáo tình hình cho Bộ Lao động trong vòng 7 ngày. Hoạt động này tạo điều kiện cho công tác quản lý lao động nƣớc ngoài hiệu quả của Bộ Lao động Singapore. Nhƣ đã đề cập ở trên, khoản tiền đặt cọc an ninh sẽ bị mất nếu lao động nƣớc ngoài mất tích không đƣợc tìm thấy và hồi hƣơng.

Khi lao động hết hạn hợp đồng, chủ lao động đƣợc yêu cầu phải hoàn lại Giấy phép lao động cho Phòng Quản lý Giấy phép lao động trong vòng 7 ngày. Ngƣời nƣớc ngoài không có Giấy phép lao động bị cấm làm việc tại Singapore và yêu cầu phải quay trở về nƣớc sở tại ngay khi nhận đƣợc hết các khoản lƣơng, thƣởng. Chủ doanh nghiệp phải sát sao với sự hiện diện của những đối tƣợng trên và sẽ bị liên đới trách nhiệm nếu bị phát hiện có lao động nƣớc ngoài không đƣợc phép lao động trong doanh nghiệp mình. Trên thực tế, nếu bất cứ ngƣời nƣớc ngoài nào đƣợc phát hiện trong cơ sở kinh doanh của một doanh nghiệp thì mặc nhiên lao động đó đƣợc xem là đang làm việc cho doanh nghiệp đó nếu không đƣa ra đƣợc lý do thuyết phục. Điều này góp phần ngăn cản những rắc rối có thể phát sinh bởi lao động bất hợp pháp tại Singapore. Luật nhập cảnh quy định rõ nếu một ngƣời nhập cƣ trái phép đƣợc phát hiện trong cơ sở kinh doanh nào thì chủ cơ sở kinh doanh đó đƣợc xem là đã thuê lao động nhập cƣ trái phép dù biết điều đó là vi phạm pháp luật. Luật nhập cảnh cũng quy định về mức phạt đối với vi phạm trên gồm xử phạt hành chính rất nặng, phạt tù hoặc cả hai. Nếu ai cố tình bao che, giúp đỡ ngƣời nhập cƣ trái phép thì cũng sẽ chịu phạt hành chính rất nặng hoặc phạt tù. Chính vì vậy, chủ nhà cũng nhƣ chủ lao động cần xác minh thẻ nhập cƣ của ngƣời thuê nhà cũng nhƣ giấy phép của lao động trƣớc khi tuyển dụng lao động đó.

Một lƣu ý quan trọng đối với lao động nƣớc ngoài đƣợc quy định trong Giấy phép lao động là lao động nƣớc ngoài không đƣợc kết hôn với công dân Singapore cũng nhƣ lao động nƣớc ngoài khác, nếu trƣớc đó không đƣợc Phòng Quản lý Giấy phép lao động cấp phép. Nếu vi phạm quy định trên, lao

động đó sẽ bị trục xuất và bị cấm nhập cảnh Singapore. Những lao động nữ cũng không đƣợc mang thai hay sinh con trong thời gian làm việc tại Singapore, nếu vi phạm sẽ bị trục xuất và có khả năng bị mất khoản tiền đặt cọc an ninh do chủ lao động đóng cho họ trƣớc khi thực hiện hợp đồng lao động. Lao động nƣớc ngoài cũng không đƣợc tham gia các hoạt động tập thể có tính chất chống đối, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức; ngƣợc lại sẽ bị thu hồi giấy phép lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách quản lý lao động nước ngoài của Singapore và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 69 - 75)