TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƢỚC SINGAPORE

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách quản lý lao động nước ngoài của Singapore và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 50 - 55)

CHƢƠNG 2 : CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NƢỚC NGOÀI

2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƢỚC SINGAPORE

2.1.1. Vị trí địa lý – Điều kiện tự nhiên – Lịch sử hình thành của Singapore Singapore

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Hình2.1: Vị trí địa lý của Singapore

Nguồn: http://www.mofahcm.gov.vn/mofahcm/tintuc_sk/tulieu/nr060504090947/map%20Singapore

Cộng hòa Singapore là quốc gia nhỏ nhất của Đông Nam Á với diện tích 692,7 km2 bao gồm 54 đảo trong đó có 20 đảo có ngƣời sinh sống. Singapore nằm phía Nam của bán đảo Malaysia, phía Nam bang Johor của Malaysia và phía Bắc đảo Riau của Indonesia. Singapore nằm cách xích đạo chỉ 137 km về hƣớng Bắc.

Singapore đã mở mang lãnh thổ bằng đất lấy từ những ngọn đồi, đáy biển và những nƣớc lân cận. Nhờ đó, diện tích đất của Singapore đã tăng từ

Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh), và có thể sẽ tăng thêm 100 km² nữa đến năm 2030.

Điều kiện tự nhiên:

Singapore có khí hậu nhiệt đới ẩm với các mùa không phân biệt rõ rệt. Đặc điểm của loại khí hậu này là nhiệt độ và áp suất ổn định, độ ẩm cao và mƣa nhiều. Nhiệt độ thay đổi trong khoảng 22°C đến 34°C (72°–93°F). Trung bình, độ ẩm tƣơng đối khoảng 90% vào buổi sáng và 60% vào buổi chiều. Trong những trận mƣa lớn kéo dài, độ ẩm tƣơng đối thƣờng đạt 100%. Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất đã từng xuất hiện là 18,4°C (65,1°F) và 37,8°C (100,0°F).

Sự đô thị hóa đã làm biến mất nhiều cánh rừng mƣa nhiệt đới một thời, hiện nay chỉ còn lại một trong số đó là Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bukit Timah. Tuy nhiên, nhiều công viên đã đƣợc gìn giữ với sự can thiệp của con ngƣời, ví dụ nhƣ Vƣờn Thực vật Quốc gia. Không có nƣớc ngọt từ sông và hồ, nguồn cung cấp nƣớc chủ yếu của Singapore là từ những trận mƣa rào đƣợc giữ lại trong những hồ chứa hoặc lƣu vực sông. Mƣa rào cung cấp khoảng 50% lƣợng nƣớc, phần còn lại đƣợc nhập khẩu từ Malaysia hoặc lấy từ nƣớc tái chế - một loại nƣớc có đƣợc sau quá trình khử muối. Nhiều nhà máy sản xuất nƣớc tái chế đang đƣợc đề xuất và xây dựng nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu.

Cũng giống nhƣ Nhật Bản, Singapore hầu nhƣ không có nhiều tài nguyên thiên nhiên. Mọi nguyên liệu cho sản xuất đều phải nhập từ bên ngoài. Trên thực tế Singapore chỉ có ít than chì, nham thạch, đất sét, không có nƣớc ngọt, đất canh tác hẹp chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả. Do vậy lƣơng thực không phát triển, hàng năm phải nhập lƣơng thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu trong nƣớc.

Lịch sử hình thành và phát triển đất nước Singapore

Vào thế kỉ thứ 14, hòn đảo nhỏ bé nhƣng có vị trí chiến lƣợc này đã có tên mới. Theo truyền thuyết, chàng Sang Nila Utama, một hoàng tử đến từ xứ

Palembang (thủ đô của Srivijaya) trong chuyến đi săn đã gặp một con vật lạ mà chàng chƣa bao giờ nhìn thấy. Coi đó là điềm lành, chàng liền đặt cho đất nƣớc nơi xuất hiện con vật lạ cái tên là “Đất nƣớc Sƣ tử” hay Singapura, mà theo tiếng Sanskrit thì “simha” có nghĩa là sƣ tử, còn “pura” có nghĩa là đất nƣớc. Vào thời gian đó đất nƣớc này đƣợc trị vì bởi 5 vị vua của Singapura cổ đại. Nằm ở vị trí địa đầu của bán đảo Mã Lai, là điểm quy tụ tự nhiên các dòng hải lƣu, đất nƣớc này đã đóng vai trò là một khu buôn bán nhộn nhịp với vô số các loại tàu buôn trên biển, từ các ghe thuyền của ngƣời Trung Quốc, tàu lớn của ngƣời Ấn Độ, thuyền buồm của ngƣời Ả Rập, tàu chiến của ngƣời Bồ Đào Nha cho đến những thuyền buồm dọc của ngƣời Bugis.

Vào năm 1832, Singapore đã trở thành trung tâm hành chính của Khu thuộc địa Anh quốc dọc eo biển Malacca bao gồm Penang, Malacca và Singapore. Cùng với việc khai thông kênh đào Suez vào năm 1869 cũng nhƣ việc phát minh ra máy điện báo và tàu thủy chạy bằng hơi nƣớc, Singapore ngày càng trở nên cực kì quan trọng với vai trò là cửa ngõ thông thƣơng nối liền phƣơng Đông với phƣơng Tây. Cho đến năm 1860 thì dân số của đất nƣớc thịnh vƣợng này từ con số chỉ 150 ngƣời vào năm 1819 đã tăng lên thành 80.792 ngƣời, chủ yếu là ngƣời Hoa, Ấn Độ và Mã Lai.

Tuy nhiên, vào Thế chiến thứ II, cuộc sống hòa bình và thịnh vƣợng của mảnh đất này đã bị hủy hoại, mở màn bằng cuộc tấn công bằng máy bay của quân Nhật vào ngày 8/12/1941. Và khi đƣợc nhận thấy là một pháo đài vô cùng vững chắc có tầm ảnh hƣởng chiến lƣợc, Singapore đã bị quân Nhật xâm chiếm vào ngày 15/2/1942. Singapore đã bị Nhật chiếm đóng trong vòng 3 năm rƣỡi, khoảng thời gian đánh dấu sự đàn áp dã man với vô vàn mạng ngƣời bị cƣớp đi. Khi quân Nhật đầu hàng vào năm 1945, mảnh đất này đã rơi vào tay Chính quyền Quân sự Anh cho đến khi Khu thuộc địa Anh quốc bị tách ra thành Penang, Melaka và Singapore. Vào tháng 3/1946, Singapore trở thành thuộc địa của Vƣơng quốc Anh chƣa đƣợc độc lập.

Vào năm 1959, sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc đã hình thành chế độ tự trị ở quốc gia này và cuộc tổng tuyển cử đầu tiên đã diễn ra. Đảng Hành động Nhân dân (PAP) đã giành đƣợc 43 ghế và Ông Lý Quang Diệu trở thành thủ tƣớng đầu tiên của Singapore. Vào năm 1961, Singapore sáp nhập vào Malaya và hợp nhất với Liên bang Malaya, Sarawak và Bắc Borneo thành nƣớc Malaysia vào năm 1963. Tuy nhiên, cuộc hợp nhất không đạt đƣợc nhiều thành công và gần 2 năm sau đó, cụ thể là vào ngày 9/8/1965, Singapore đã tách khỏi Malaysia và trở thành một quốc gia độc lập với nền dân chủ có chủ quyền lãnh thổ. Vào ngày 22/12/1965, Singapore cuối cùng đã chính thức trở thành một nƣớc Cộng hòa độc lập.

2.1.2. Một số đặc điểm của nền kinh tế Singapore

Singapore là quốc gia không có nguồn tài nguyên đáng kể nào ngoài cảng biển nƣớc sâu, nhƣng bù lại Singapore lại có vị trí địa lý thuận lợi, mang tính chiến lƣợc. Cơ sở hạ tầng phát triển, hệ thống chính trị ổn định, chính sách của chính phủ đã khuyến khích các doanh nghiệp tƣ nhân và đầu tƣ nƣớc ngoài vào Singapore. Lực lƣợng lao động siêng năng, cần cù, quan hệ lao động hài hòa đã tạo điều kiện cho Singapore trở thành một trung tâm thƣơng mại và tài chính quốc tế. Công nghiệp hóa đã đƣợc tiến hành vào những năm 1960 đã biến đổi nền kinh tế từ tập trung và phân phối hàng hóa thành một nền kinh tế đa dạng theo cơ chế thị trƣờng.

Nhà nƣớc Singapore theo đuổi đƣờng lối kinh tế tự do, mở rộng và thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, thực hiện chính sách công nghiệp hóa và đa dạng hóa kinh tế. Sau gần 30 năm thực hiện, nền kinh tế Singapore đã đạt thành tựu to lớn, thu hút sự chú ý của cả thế giới. Thập niên 1960, tăng trƣởng kinh tế bình quân hàng năm của Singapore là 8,4%. Sang thập kỷ 1970 là 9,4% và thập kỷ 1980 là 8,2%. Kinh tế phát triển đã nâng cao rõ rệt mức sống của nhân dân. Năm 1991, tổng sản lƣợng bình quân đầu ngƣời vƣợt quá 15.000 USD, đứng đầu Đông Nam Á, trở thành một trong bốn “con rồng châu Á”. Đối với toàn thế giới, Singapore cũng là một “ngôi sao mới” tỏa sáng, đƣợc

gọi là “nƣớc công nghiệp mới”, trở thành tấm gƣơng cho các nƣớc đang phát triển.

Ngày nay, Singapore là một trung tâm công nghiệp, thƣơng nghiệp, giao lƣu hàng hóa và tiền tệ, du lịch sôi động ở Đông Nam Á. Sau khi giành đƣợc độc lập, Singapore ra sức tranh thủ thời cơ và sức mạnh, vận dụng vị trí địa lý thuận lợi và sức lao động phong phú dồi dào, ra sức phát triển ngành công nghiệp gia công về vận tải và mậu dịch. Singapore có các khu chế xuất, đóng tàu, sửa chữa tàu, thăm dò dầu khí, là trung tâm chế tạo giàn khoan đế bằng thăm dò dầu khí, chiếm 1/3 số lƣợng giàn khoan loại này trên thế giới. Cả nƣớc có 7 nhà máy lọc dầu, mỗi năm lọc khoảng 50 triệu tấn dầu, đứng vào hàng thứ ba về trung tâm lọc dầu, sau Mỹ và Hà Lan. Tuy ngành công nghiệp điện tử Singapore đi sau các ngành công nghiệp khác nhƣng rất phát đạt. Các mặt hàng nhƣ máy tính, máy vi tính, các sản phẩm điện tử của Singapore đều có bán ở khắp nơi trên thế giới, giá trị sản lƣợng đứng đầu các nƣớc Đông Nam Á.

Với cảng biển chuyển tải lớn nhất khu vực, đây là một nguồn lợi lớn của Singapore. Cảng rộng và sâu, tàu 10.000 tấn cập bến dễ dàng. Hiện có hơn 250 luồng tàu của hơn 370 hải cảng và có hơn 150 công ty hàng hải của hơn 80 nƣớc đặt trạm hàng hải tại đây. Trung bình cứ 10 phút có một chuyến tàu ra vào. Việc vận chuyển container ở Singapore phát triển rất nhanh, xuất và nhập hơn 100 triệu tấn, đứng đầu thế giới.

Singapore còn là trung tâm hàng không nối liền châu Âu, châu Á và châu Đại Dƣơng, nối đƣờng hàng không với 53 nƣớc và 101 thành phố trên thế giới, là một quốc gia có ngành hàng không dân dụng phát triển nhất ở châu Á, chỉ sau Nhật Bản.

Việc lƣu thông, giao dịch tiền tệ ở Singapore cũng rất phát đạt. Năm 1968, Singapore thành lập trung tâm thị trƣờng USD châu Á, thu hút nguồn đôla ở khu vực, đồng thời cho các nƣớc vay rộng rãi. Do lãi suất tiền gửi cao, đáng tin cậy, lại có thủ tục gửi tiền vào và lấy tiền ra dễ dàng nên nguồn tiền

từ nƣớc ngoài dồn dập gửi vào Singapore. Hiện nay, có hơn 130 ngân hàng nƣớc ngoài đặt chi nhánh tại Singapore, hơn 500 công ty đa quốc gia và rất nhiều công ty tài chính khác nhƣ công ty chứng khoán mới thành lập, công ty giao dịch tiền tệ, công ty tài chính…, đƣa Singapore trở thành một trung tâm giao dịch tiền tệ quốc tế sánh ngang cùng Hong Kong.

Du lịch cũng là một ngành kinh tế phát triển thịnh vƣợng của Singapore với thu nhập của ngành này là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu. Singapore trở thành trạm trung chuyển du lịch ở Đông Nam Á và là trung tâm hội nghị, triển lãm quốc tế. Với dân số khoảng 5 triệu ngƣời (năm 2010), không có núi sông đẹp nổi tiếng, cũng không có di tích cổ xƣa, vậy mà mỗi năm, Singapore đón hơn 4 triệu khách du lịch. Singapore thu hút khách du lịch bởi thành phố xanh-sạch-đẹp, quang cảnh xinh xắn, nên thơ. Từ năm 1971, Singapore phát động phong trào “làm đẹp thành phố nhƣ vƣờn hoa”. Hàng năm, tuần đầu của tháng 11 là tết trồng cây, quan chức nhà nƣớc và nhân dân đều hăng hái tham gia hoạt động trồng cây này. Ngày nay, các đƣờng phố lớn đều có hàng cây xanh rợp bóng. Hai bên đƣờng, trƣớc nhà, sau nhà, đâu đâu cũng phủ màu xanh mát, hoa lá chen nhau, không một khoảng trống. Singapore còn biết kết hợp cảnh quan thiên nhiên với màu sắc văn hóa dân tộc độc đáo, mở ra nhiều tụ điểm du lịch với những thắng cảnh du lịch mang tính tổng hợp, rộng gần 3 km2. Ở đó có những bãi bơi nhƣ biển, nhà trƣng bày các giống san hô và vỏ ốc, nhà trƣng bày mẫu côn trùng trên thế giới, viện bảo tàng hải dƣơng học, sân băng mùa hè, hồ nƣớc nhân tạo, nhà nghỉ mát, vƣờn vui chơi của trẻ em, làng nghệ thuật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách quản lý lao động nước ngoài của Singapore và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)