3.1.1.1. Tƣ tƣởng văn hóa
Singapore là một quốc gia trẻ nhiều dân tộc và đa sắc thái văn hóa. Dân số Singapore là gần 5,01 triệu ngƣời ( tính đến tháng 6 năm 2010). Về thành phần dân tộc thì ngƣời Hoa là nhóm dân tộc chính (chiếm tới 76,7%), nhóm tộc ngƣời lớn thứ hai là ngƣời Mã Lai (chiếm 14% dân số), thứ 3 là cộng đồng ngƣời Ấn độ chiếm khoảng 7%, ngoài ra còn có cộng đồng ngƣời châu Âu, ngƣời Ả rập và nhóm tộc ít ngƣời khác
Việt Nam cũng là một quốc gia đa dân tộc (54 dân tộc anh em). Dân tộc Kinh chiếm đa số (87% dân số cả nƣớc) còn các dân tộc khác nhƣ Tày, Thái, Mƣờng, Nùng….phân bổ chủ yếu ở các vùng núi (chiếm 2/3 lãnh thổ) trải dài từ bắc vào nam
Ở Singapore đại đa số ngƣời Hoa theo Phật Giáo. Còn hầu hết ngƣời Mã lai theo hồi giáo, ngƣời Ấn độ theo đạo Hindu, ngƣời châu Âu theo đạo thiên chúa
Ở Việt nam thì Phật giáo đƣợc phổ biến rộng khắp, ngoài ra còn có các tôn giáo khác nhƣ nho giáo, đạo giáo, thiên chua giáo thì không đƣợc phổ biến rộng rãi bằng
Nhƣ vậy Việt Nam và Singapore tìm thấy điểm chung ở văn hóa Phật giáo nên sinh hoạt và ứng xử trong gia đình cũng có nhiều nét tƣơng đồng. Từ đó dẫn đến một nền văn hóa khá giống nhau.
3.1.1.2. Chính sách mở cửa và thu hút lao động nƣớc ngoài
Sau một thời gian dài đóng cửa bài ngoại, Việt Nam đã nhận ra rằng một quốc gia không thể phát triển bằng cách đóng cửa tự lực cánh sinh mà không liên hệ với bên ngoài. Vì thế Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã mở ra kỷ nguyên phát triển mới của đất nƣớc. Đảng và Chính phủ Việt Nam tuyên bố mở cửa hội nhập với thế giới, “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nƣớc” không phân biệt chế độ chính trị, kinh tế, hợp tác cùng có lợi, tôn trọng chủ quyền và công việc nội bộ của nhau, mở cửa khuyến khích, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, lao động nƣớc ngoài có trình độ để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc giống nhƣ cách mà Chính phủ Singapore đã thực hiện từ sau khi giành đƣợc độc lập
3.1.1.3. Lợi thế so sánh về địa lý và nguồn nhân công
Nằm trong khu vực tăng trƣởng năng động nhất của thế giới, Việt Nam và Singapore còn có rất nhiều lợi thế về địa lý để phát triển kinh tế hƣớng ngoại. Nằm ở cửa ngõ của Đông Nam á, Việt Nam còn có rất nhiều lợi thế về địa lý để phát triển, Việt Nam là đầu mối giao lƣu kinh tế của khu vực với các khu vực khác trên thế giới. Đƣờng bờ biển kéo dài từ bắc xuống nam và nhiều cảng biển quan trọng là những ƣu thế của Việt Nam trong giao thƣơng quốc tế.
Singapore cũng có một hải cảng chiến lƣợc, có thể cạnh tranh với các nƣớc láng giềng để thực hiện các hoạt động buôn bán, xuất nhập khẩu. Thành phố hải cảng của Singapore là một trong những nơi bận rộn nhất trên thế giới, vƣợt xa Hong Kong và Thƣợng Hải. Thêm vào đó, thành phố hải cảng của Singapore có cơ sở hạ tầng tốt và lực lƣợng lao động có tay nghề cao nhờ các chính sách giáo dục của đất nƣớc trong việc đào tạo nghề cho công nhân, nó cũng là nền tảng cho việc phát triển kinh tế của đất nƣớc.
Bên cạnh lợi thế so sánh về địa lý, Việt Nam và Singapore còn có lợi thế về nguồn nhân lực. Việt Nam có nguồn nhân công dồi dào, giá nhân công rẻ thuộc hàng thấp nhất trên thế giới. Singapore thì có nguồn nhân lực có trình độ cao, thích ứng nhanh với trình độ phát triển của khoa học công nghệ. Hầu
hết ngƣời lao động của hai nƣớc đều cần cù thông minh, nét đặc trƣng của ngƣời Á Đông
3.1.2. Những nét khác biệt cơ bản 3.1.2.1. Thể chế chính trị xã hội 3.1.2.1. Thể chế chính trị xã hội
Ở Singapore có 22 đảng phái chính trị khác nhau trong đó Đảng Hành Động Nhân Dân (PAP) cầm quyền từ hơn 30 năm nay. Lãnh tụ của Đảng này trƣớc đây là ông Lý Quang Diệu và hiện nay là ông Lý Hiển Long
Theo hiến pháp, Singapore là một nƣớc cộng hòa đứng đầu nhà nƣớc là Tổng thống do toàn dân lựa chọn theo hình thức phổ thông đầu phiếu. Đứng đầu chính phủ là Thủ tƣớng. Thủ tƣớng và các thành viên nội các do Tổng thống bổ nhiệm từ các đại biểu của nghị viện. Tổ chức Nhà nƣớc gồm 3 cơ quan chính: Cơ quan lập pháp (gồm nghị viện và hội đồng Tổng thống), cơ quan hành pháp (bao gồm các bộ, ban ngành chức năng của chính phủ), cơ quan xét xử (gồm toàn án tối cao và tòa án địa phƣơng)
Khác với Singapore có 22 đảng phái chính trị khác nhau thì Việt Nam chỉ có một đảng lãnh đạo duy nhất là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đƣợc ghi rõ trong điều 4 của Hiến pháp nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Đảng Cộng Sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có Ban chấp hành Trung ƣơng, Ban chấp hành Trung ƣơng bầu ra bộ chính trị và Tổng bí thƣ. Tổng bí thƣ đầu tiên của Đảng là đồng chí Trần Phú và hiện nay là đồng chí Nguyễn Phú Trọng
Tổ chức bộ máy Nhà nƣớc gồm: quốc hội (cơ quan lập hiến, lập pháp), chính phủ (cơ quan hành pháp), tòa án nhân dân tối cao,viện kiểm sát nhân dân tối cao (cơ quan tƣ pháp). Ngoài ra ở Việt Nam còn có Mặt trận tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, tổ chức công đoàn, hội phụ nữ, Đoàn thanh niên….
Nhƣ vậy mặc dù Việt Nam và Singapore có chế độ chính trị khác nhau song trong xu hƣớng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ nhƣ hiện nay thì hợp
tác chặt chẽ giữa các quốc gia, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không phân biệt chế độ chính trị xã hội đƣợc đƣa lên hàng đầu nên sự khác biệt này sẽ không phải là rào cản. Ngƣợc lại đây là cơ hội để Việt Nam có thể trao đổi với một quốc gia phát triển nhất khu vực Đông Nam Á đồng thời học tập Singapore về cách quản lý về mọi mặt
3.1.2.2.Quy mô thị trƣờng và nguồn tài nguyên
Việt Nam là một thì trƣờng rộng lớn với hơn 80 triệu dân có nhiều ƣu thế về tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng bậc nhất thế giới hơn hẳn Singapore.
Chủng loại và số lƣợng cơ bản của nó có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu xây dựng và phát triển của đất nƣớc
Singapore là một nƣớc nhỏ, với dân số chỉ xấp xỉ 5,1 triệu ngƣời tài nguyên thiên nhiên hầu nhƣ không có gì, hầu hết nguyên liệu để phục vụ cho phát triển sản xuất đều phải nhập từ nƣớc ngoài. Nhƣ vậy nếu so với chúng ta về quy mô thì Singapore chỉ là một nƣớc nhỏ
3.1.2.3. Trình độ phát triển của nền kinh tế
Việt Nam ở giai đoạn đầu mở cửa cải cách cũng có những điểm giống hầu hết các nƣớc đang phát triển khác ở Châu Á. Đi lên từ một nền nông nghiệp lạc hậu, sản xuất manh mún, phân tán, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nông sản và nguyên liệu thô. Thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp, cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng thấp kém. Công nghiệp chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ, nông nghiệp chiếm ƣu thế nhƣng lại hết sức lạc hậu. Trình độ sản xuất thấp kém, tụt hậu nhiều năm so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới
Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á và thế giới nhƣ: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến, điện tử và lắp ráp máy móc tinh vi. Singapore có 12 khu vực công nghiệp lớn, trong đó lớn nhất là Khu công nghiệp Jurong. Singapore là nƣớc hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử
và hàng bán dẫn. Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở Châu Á.
Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu nhập quốc dân
Singapore cũng đƣợc coi là nƣớc đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức. Singapore đang thực hiện kế hoạch đến năm 2018 sẽ biến Singapore thành một thành phố hàng đầu thế giới, một đầu mối của mạng lƣới mới trong nền kinh tế toàn cầu và châu Á và một nền kinh tế đa dạng nhạy cảm kinh doanh.
3.2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM