1.1. DI CHUYỂN LAO ĐỘNG QUỐC TẾ VÀ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
1.1.3. Các nhân tố tác động đến chính sách quản lý nhà nƣớc về lao động
động nƣớc ngoài
* Tác động của quá trình toàn cầu hóa đến chính sách quản lý nhà nước về lao động nước ngoài
Chính sách quản lý nhà nƣớc về lao động nƣớc ngoài đƣợc thể hiện qua các văn bản pháp luật về lao động. Pháp luật lao động là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực lao động. Trƣớc những tác động của quá trình toàn cầu hóa đối với lao động, pháp luật lao động phải chịu những ảnh hƣởng nhƣ sau trong quá trình toàn cầu hóa:
- Thứ nhất, chủ thể của quan hệ pháp luật lao động đƣợc mở rộng. Bên cạnh việc điều chỉnh mối quan hệ giữa ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động trong nƣớc, nay luật lao động còn điều chỉnh: (i) mối quan hệ giữa ngƣời sử dụng lao động có yếu tố nƣớc ngoài với ngƣời lao động trong nƣớc; (ii) mối quan hệ giữa ngƣời sử dụng lao động trong nƣớc với ngƣời lao động là ngƣời nƣớc ngoài và (iii) mối quan hệ giữa ngƣời sử dụng lao động có yếu tố nƣớc ngoài và ngƣời lao động là ngƣời nƣớc ngoài.
- Thứ hai, đối tƣợng điều chỉnh của luật lao động (quan hệ lao động) trở nên khó xác định rõ. Nếu nhƣ trƣớc đây, ngƣời lao động làm việc cho một chủ sử dụng lao động có thể xác định đƣợc, thì ngày nay, ngƣời lao động nhiều khi không biết mình đang ở vị trí nào trong chuỗi dây chuyền sản xuất, phân phối của các tập đoàn đa quốc gia, với mạng lƣới các chi nhánh, công ty con, văn phòng đại diện, đối tác dày đặc; và ai là ngƣời sử dụng lao động thực sự. Trong quá trình toàn cầu hóa, mối liên hệ giữa ngƣời lao động và ngƣời chủ sử dụng lao động có nguy cơ bị mờ nhạt và lợi ích chung của những ngƣời lao động bị xóa nhòa. Nếu nhƣ trƣớc đây, chủ sử dụng lao động và ngƣời lao động cùng đóng trên địa bàn của một quốc gia, thì ngày nay, càng có nhiều chủ sử dụng lao động có ngƣời lao động ở trên nhiều quốc gia khác nhau. Quan hệ lao động tập thể, quyền thƣơng lƣợng tập thể của những ngƣời
lao động cùng làm việc cho các tập đoàn xuyên quốc gia (Trans-national companies – TNCs) sẽ vƣợt ra sự điều chỉnh của pháp luật lao động của một quốc gia riêng lẻ.
- Thứ ba, phạm vi điều chỉnh của pháp luật lao động có sự thay đổi. Ở những quốc gia phát triển, phạm vi điều chỉnh của luật lao động bị thu hẹp vì sự chia cắt của thị trƣờng lao động, cũng nhƣ xu hƣớng bất ổn định của thị trƣờng lao động, các hình thức lao động phi chính thức tăng lên. Theo thống kê, có đến 1/3 lao động có việc làm tại những nƣớc này là làm việc không thƣờng xuyên và không toàn thời gian. Quyền hiệp hội, thƣơng lƣợng tập thể bị đe dọa bởi việc sẽ chuyển địa điểm đầu tƣ hoặc sẽ nhập công ty với đối tác nƣớc ngoài của các tập đoàn. Nội dung các quy phạm pháp luật về thƣơng lƣợng tập thể có nguy cơ bị thu hẹp. Ở các nƣớc đang phát triển, việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật lao động bằng cách ban hành các quy định cải tiến điều kiện lao động, tăng cƣờng việc bảo vệ ngƣời lao động là khó có thể thực hiện đƣợc.
- Thứ tƣ, sự can thiệp của các TNCs và các thiết chế tài chính quốc tế vào quá trình xây dựng và trong việc thi hành pháp luật lao động. Với tiềm lực kinh tế của mình, các TNCs đã bắt đầu can thiệp sâu vào quá trình hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật của các quốc gia. Bằng “sức ép” là các khoản đầu tƣ, các TNCs gây áp lực lên chính phủ, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung pháp luật nói chung, trong đó có pháp luật lao động cho phù hợp với lợi ích của TNCs. Mặt khác, mặc dù hoạt động ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật khác nhau, tuy nhiên, các TNCs vẫn duy trì việc áp dụng một số quy định riêng của mình trong vấn đề lao động. Bên cạnh đó, trong bối cảnh toàn cầu hóa, pháp luật lao động còn chịu sự can thiệp và ảnh hƣởng của các thiết chế tài chính quốc tế. Bằng các khoản vay của mình, các thiết chế tài chính quốc tế đòi hỏi các quốc gia vay nợ phải sửa đổi chính sách, pháp luật, trong đó có pháp luật về lao động cho phù hợp
với mục tiêu của họ. Việc này đặc biệt thƣờng diễn ra đối với các nƣớc đang phát triển.
- Thứ năm, khả năng xung đột của pháp luật lao động quốc gia tăng cao. Toàn cầu hóa tạo điều kiện cho sự phát triển của nhiều quan hệ lao động có yếu tố nƣớc ngoài phát sinh trên lãnh thổ của một quốc gia. Nhƣ vậy, một quan hệ lao động có thể đƣợc điều chỉnh bởi hai hệ thống pháp luật trở lên và điều này dẫn đến nguy cơ xảy ra xung đột pháp luật.
- Thứ sáu, việc thi hành pháp luật lao động quốc gia trở nên khó khăn hơn. Nếu nhƣ trƣớc đây, ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động có cùng ngôn ngữ, văn hóa, chính trị, lịch sử, giá trị truyền thống. Sự thông hiểu giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động tốt hơn và việc thi hành các quy định của pháp luật lao động sẽ trở lên dễ dàng hơn. Ngày nay, với sự xuất hiện của các chủ thể có yếu tố nƣớc ngoài thì những điểm chung trên không còn nữa. Đây cũng là một trong số các nguyên nhân làm cho việc thi hành các quy định của pháp luật lao động trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, pháp luật của một quốc gia riêng lẻ không thể điều chỉnh đƣợc một TNC vì công ty này hoạt động trên nhiều quốc gia khác nhau chứ không hoàn toàn nằm trong “chủ quyền tài phán” của một quốc gia riêng biệt nào. Các công ty này sẽ hoạt động bên ngoài khuôn khổ của pháp luật quốc gia, trốn tránh việc thực hiện luật lao động quốc gia.
- Thứ bảy, nhu cầu đƣa các quy định về lao động vào trong các hiệp định về thƣơng mại. Nhu cầu này đến từ 3 nhóm chủ thể khác nhau: (i) những quốc gia theo chủ nghĩa bảo hộ (Protectionism); (ii) những học giả theo chủ thuyết thƣơng mại công bằng (Fair – Trade) và (iii) các nhà hoạt động về quyền của ngƣời lao động. Những quốc gia theo chủ nghĩa bảo hộ thƣờng là những nƣớc phát triển, bởi họ lo sợ hàng hóa giá rẻ đến từ các nƣớc có chi phí nhân công và tiêu chuẩn lao động thấp sẽ đánh bại các doanh nghiệp trong nƣớc, nơi mà chi phí nhân công và tiêu chuẩn lao động cao hơn. Hoa Kỳ là quốc gia tiêu biểu cho quan điểm này và là chủ thể đầu tiên đề cập đến việc
đƣa các quy định về lao động vào trong các hiệp định thƣơng mại. Hoa Kỳ đã cố gắng nhƣng không thành công trong việc đƣa vấn đề lao động vào Chƣơng trình nghị sự của Tổ chức Thƣơng mại thế giới tại Uruguay (1994), Seatle (1999), Doha (2001) và Cancun (2003). Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã đƣa các quy định về lao động là một trong các điều kiện để xem xét cho một quốc gia đang phát triển hƣởng Hệ thống ƣu đãi thuế quan phổ cập của mình (US Generalized System of Preferences – GSP). Những ngƣời theo chủ thuyết thƣơng mại công bằng cho rằng, sự khác nhau trong các quy định về lao động, dẫn đến sự khác nhau của chi phí về lao động giữa các quốc gia, quốc gia nào có tiêu chuẩn lao động cao thì chi phí nhân công sẽ cao hơn và ngƣợc lại, những nƣớc có tiêu chuẩn lao động thấp sẽ có chi phí nhân công rẻ hơn. Điều này tạo ra sự bất bình đẳng trong hoạt động thƣơng mại - các doanh nghiệp ở các quốc gia này không đƣợc cạnh tranh với nhau trên một mặt bằng chung về chi phí nhân công. Để đảm bảo cạnh tranh bình đẳng và thƣơng mại công bằng, những ngƣời theo quan điểm này cho rằng, cần đƣa các quy định về lao động vào trong các hiệp định thƣơng mại và vào trong các nguyên tắc của các thiết chế thƣơng mại thế giới. Những nhà hoạt động vì quyền lợi của ngƣời lao động lại cho rằng, để các quyền của ngƣời lao động và các tiêu chuẩn về lao động đƣợc đảm bảo thi hành trên thực tế, cần phải có một chế tài đủ mạnh đối với những quốc gia vi phạm - chế tài này phải là sự trừng phạt về thƣơng mại. Họ đề xuất phải đƣa các quy định về quyền của ngƣời lao động vào trong các hiệp định thƣơng mại và trong các quy định của các thiết chế thƣơng mại thế giới. Từ đó, quốc gia nào vi phạm sẽ phải chịu hình thức xử phạt về thƣơng mại. Nhƣ vậy, hoạt động thƣơng mại giữa các quốc gia vẫn phát triển, đồng thời, việc vi phạm quyền lợi của ngƣời lao động ở các quốc gia sẽ đƣợc khắc phục. Dƣới sức ép của các chế tài thƣơng mại, các quốc gia sẽ cố gắng thực hiện việc đảm bảo quyền lợi của ngƣời lao động, nâng cao các tiêu chuẩn lao động để tránh những thiệt hại có thể xảy ra đối với nền kinh tế khi phải gánh chịu các biện pháp trừng phạt thƣơng mại.
- Thứ tám, sức ép đòi xóa bỏ các quy định pháp luật lao động quốc tế của những ngƣời theo học thuyết thƣơng mại tự do. Những ngƣời theo quan điểm ủng hộ toàn cầu hóa (Pro – Globalization) và ủng hộ thƣơng mại tự do (Free - Trade) cho rằng, toàn cầu hóa kinh tế sẽ làm tăng sự thịnh vƣợng về kinh tế cũng nhƣ cơ hội kinh tế, đặc biệt là giữa các nƣớc đang phát triển, từ đó thúc đẩy tự do của cá nhân và đảm bảo việc phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả hơn. Thƣơng mại tự do sẽ dẫn đến giá cả sản phẩm rẻ hơn, tạo ra nhiều việc làm hơn, từ đó tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội hơn và đời sống của ngƣời dân ở các nƣớc đang phát triển sẽ đƣợc nâng cao hơn. Để quá trình toàn cầu hóa phát triển, mọi rào cản chống lại thƣơng mại tự do phải đƣợc dỡ bỏ, trong đó có các các yếu tố nhƣ: thuế quan, hạn ngạch… và các tiêu chuẩn về lao động. Theo quan điểm của họ, các quy định lao động quốc tế là nhân tố gây ảnh hƣởng đến quá trình hoạt động của thị trƣờng, làm hạn chế tính hiệu quả của thị trƣờng, suy yếu tính cạnh tranh, làm nản lòng giới đầu tƣ và từ đó cản trở sự phát triển. Biện pháp bảo vệ ngƣời lao động tốt nhất trong cơ chế thị trƣờng không phải là các quy định về điều kiện lao động. Cơ chế thị trƣờng sẽ tự đặt ra các tiêu chuẩn lao động. Ngƣời sử dụng lao động nào trả lƣơng thấp, có điều kiện lao động không đảm bảo, chế độ đãi ngộ với ngƣời lao động không tốt thì sẽ mất những lao động có tay nghề, có kinh nghiệm cũng nhƣ sẽ không có đƣợc đội ngũ nhân công ổn định. Từ đó, tính cạnh tranh cũng nhƣ lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị suy giảm. Do đó, để doanh nghiệp phát triển, chính bản thân chủ sử dụng lao động sẽ phải đặt ra các quy định về lao động trong doanh nghiệp, làm sao đảm bảo tính cạnh tranh đối với những chủ sử dụng lao động khác trong việc tuyển dụng những lao động có chuyên môn, có kỹ năng và kinh nghiệm. Quan điểm này còn cho rằng, các quy định về lao động và tiêu chuẩn lao động sẽ gây ra chi phí cho quá trình sản xuất kinh doanh. Bởi lẽ, để đáp ứng các quy định về lao động ngƣời sử dụng lao động phải trả thêm chi phí, điều này làm hạn chế tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, nếu quy định một tiêu chuẩn lao động chung cho các
quốc gia sẽ làm mất đi lợi thế cạnh tranh của những quốc gia có tiêu chuẩn lao động thấp. Do vậy, việc ban hành quy định chung về lao động không thúc đẩy cạnh tranh toàn cầu và không thúc đẩy tự do thƣơng mại. Và vì thế, các quy định chung về lao động ở cấp quốc tế (Luật Lao động quốc tế) là không cần thiết.
* Các quy định của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO)
Tổ chức Lao động Quốc tế là một cơ quan đặc biệt của Liên Hiệp Quốc liên quan đến các vấn đề về lao động. Ra đời năm 1919 sau Hiệp ƣớc Versailles và là thành viên của Hội Quốc Liên. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc và Hội Quốc Liên giải tán, Tổ chức Lao động Quốc tế trở thành một thành viên của Liên Hiệp Quốc. ILO đƣợc thành lập nhằm mục tiêu thúc đẩy công bằng xã hội và bảo vệ các quyền lao động và quyền con ngƣời. ILO xây dựng các tiêu chuẩn lao động quốc tế thông qua hình thức các Công ƣớc (CW) và Nghị quyết trong đó qui định các tiêu chuẩn tối thiểu về quyền của ngƣời lao động (ví dụ quyền tự do thƣơng hội, quyền đƣợc tổ chức và đàm phán tập thể, quyền xoá bỏ lao động cƣỡng bức, không bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc và trong việc làm vv…).
Đến nay, ILO đã thông qua tổng cộng 185 CW và 194 khuyến nghị. Trong số các CW trên, có 8 CW đƣợc coi là Công ƣớc cơ bản tập trung vào 4 lĩnh vực: Tự do lập hội và tổ chức; Chống lao động cƣỡng bức; xóa bỏ lao động trẻ em; chống phân biệt đối xử. Các Công ƣớc và Khuyến nghị của ILO đƣợc coi là cơ sở của Bộ luật lao động quốc tế.
Liên quan đến vấn đề xuất nhập khẩu lao động, tổ chức Lao động Quốc tế ILO có hai Công ƣớc, là Công ƣớc 97 và Công ƣớc 143. Ngoài ra là một qui ƣớc rộng lớn hơn, gọi là Công ƣớc Quốc tế 1990. Công ƣớc này qui định quyền lợi của những lao động ra nƣớc ngoài làm việc cũng nhƣ quyền lợi của gia đình họ. Các Công ƣớc này, có giá trị quốc tế, đặt ra những tiêu chuẩn tối thiểu cho các quốc gia ký kết về vấn đề xuất nhập khẩu lao động.
Công ƣớc ILO số 97 về Di cƣ để làm việc quy định: Các quốc gia thành viên của Công ƣớc ILO (số 97) có bổn phận tạo điều kiện dễ dãi cho việc di cƣ để lao động bằng cách thiết lập và duy trì sự giúp đỡ và dịch vụ thông tin miễn phí cho những ngƣời lao động di cƣ cũng nhƣ có biện pháp chống lại những tuyên truyền sai lầm về vấn đề di cƣ và xuất nhập cảnh. Công ƣớc ILO (số 97) cũng qui định về những dịch vụ y tế thích hợp cho ngƣời lao động di cƣ và sự chuyển giao tiền thu nhập cũng nhƣ tiền tiết kiệm của họ. Công ƣớc ILO (số 97) đƣa ra một nguyên tắc quan trọng, đó là trong một số lãnh vực- thí dụ nhƣ điều kiện làm việc, quyền tự do thành lập hội và an sinh xã hội - các quốc gia phải đối xử với ngƣời lao động di cƣ không kém thuận lợi hơn cách đối xử với ngƣời bản xứ.
Công ƣớc ILO số 143 về Ngƣời lao động Di cƣ đƣa ra các biện pháp phòng chống việc di cƣ lén lút và bất hợp pháp đồng thời khẳng định nghĩa vụ bảo vệ các nhân quyền căn bản của tất cả mọi ngƣời lao động di cƣ. Công ƣớc ILO (số 143) qui định quốc gia thành viên phải bảo đảm bằng luật pháp trong lãnh thổ của họ sự bình đẳng giữa những ngƣời lao đông di cƣ hợp pháp và các ngƣời lao động bản địa, để cho ngƣời lao động di cƣ hợp pháp đƣợc bình đẳng về cơ hội và về cách đối xử trong lãnh vực việc làm và nghề nghiệp, an sinh xã hội, công đoàn, các quyền văn hóa, và các quyền tự do của cá nhân cũng nhƣ của tập thể những ngƣời lao đông di cƣ hoặc thân nhân của họ. Công ƣớc ILO (số 143) kêu gọi các quốc gia thành viên cho phép những ngƣời lao động di cƣ có giấy tờ hợp pháp đƣợc dễ dãi đoàn tụ với gia đình.
Tóm lại, các Công ƣớc này đƣợc xem nhƣ là Hiến chƣơng Quốc tế về