Tăng khối lượng trung bình của gà T Nở các giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của bột lá cây chè đại (trichanthera gigantea) đến năng suất, chất lượng thịt, chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu, hình thái lớp nhung mao ruột ở gà thịt nuôi tại thái nguyên​ (Trang 40)

thước và thể tích cơ thể trong khoảng thời gian khảo sát. Trên cơ sở khối lượng của gà ở các kỳ cân, chúng tôi đã tính được tăng khối lượng tuyệt đối của gà ở các giai đoạn tuổi. Kết quả được trình bày tại bảng 3.3.

Bảng 3.3: Tăng khối lượng trung bình của gà TN ở các giai đoạn (g/con/ngày) (g/con/ngày)

Tuần tuổi

Đối chứng Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2

X± mx Cv% X± mx Cv% X± mx Cv% SS - 2 11,0 ± 0,0 0,5 11,0 ± 0,0 0,4 11,0 ± 0,1 3,2 2 - 3 24,6 ± 0,0 0,2 26,0 ± 0,1 1,0 25,7 ± 0,1 1,1 3 - 4 38,0 ± 0,1 0,5 39,9 ± 0,1 0,5 39,2 ± 0,1 1,1 4 - 5 37,8 ± 0,3 2,5 41,2 ± 0,1 0,6 40,4 ± 0,2 1,1 5 - 6 42,6b ± 0,3 2,2 48,1a ± 0,1 0,5 47,1a ± 0,6 3,6 6 - 7 37,6 ± 0,4 3,2 44,3 ± 0,1 1,0 43,1 ± 0,2 1,4 7 - 8 39,7 ± 0,2 1,6 47,2 ± 0,1 0,4 45,7 ± 0,5 3,1 8 - 9 45,3 ± 0,2 1,3 52,1 ± 0,0 0,3 50,4 ± 0,6 3,3 9 - 10 45,6c ± 0,2 1,4 49,9a ± 0,0 0,3 47,4b ± 0,3 1,7 2 - 10 38,9c ± 0,1 0,6 43,6a ± 0,0 0,1 42,4b ± 0,1 0,5

Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang một chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê, với p<0,05 đến 0,001.

Số liệu bảng 3.3 cho thấy: Tốc độ sinh trưởng của gà thí nghiệm ở 3 lô có sự khác nhau đôi chút. Tuy nhiên sinh trưởng tuyệt đối ở 3 lô đều phù hợp với quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn của gia cầm. Ở giai đoạn đầu, sinh trưởng tuyệt đối của 3 lô còn thấp, vì giai đoạn này tuy số lượng tế bào tăng nhanh nhưng kích thước và khối lượng tế bào nhỏ nên sinh trưởng tuyệt đối còn chậm, trong 2 tuần tuổi ở cả 3 lô đều đạt khối lượng là tương đương nhau (11,0 g/con/tuần) vì ở giai đoạn này cả 3 lô gà được cho ăn cùng một loại thức ăn hỗn hợp.

* Giai đoạn từ 2 đến 6 tuần tuổi: Các lô gà ở TN1, TN2 đã được ăn thức ăn có chứa tỷ lệ BLCĐ lần lượt là 2 và 4%. Tăng khối lượng trung bình của các lô gà lúc bắt đầu bước vào giai đoạn 2 tuần tuổi đều gần tương đương nhau là 11,0 g/con/ngày, chưa có sự chênh lệch giữa các lô TN. Sau một tuần được ăn khẩu phần có bột lá, tăng khối lượng trung bình của lô TN1 và lô TN2 lớn hơn lô đối chứng lần lượt là 1,5 và 1,2 g/con/ngày; sau 2 tuần thì chênh lệch tương ứng là 1,9 và 1,2 g/con/ngày; sau 3 tuần thì chênh lệch tương ứng là 3,4 và 2,6 g/con/ngày và sau 4 tuần thì chênh lệch tương ứng là 5,5 và 4,5 g/con/ngày. Kết quả trên cho thấy: Lô ĐC có tốc độ tăng khối lượng trung bình thấp nhất, lô TN1 và lô TN2 đều có tốc độ tăng khối lượng trung bình cao hơn rõ rệt so với lô ĐC (P < 0,05). Như vậy, khẩu phần ăn chứa 2% và 4% BLCĐ ở giai đoạn 2 - 6 tuần tuổi đều có ảnh hưởng tốt đến khả năng tăng khối lượng của gà.

* Giai đoạn 7 đến 10 tuần tuổi: Tăng khối lượng trung bình của các lô TN1 và TN2 vẫn lớn hơn so với lô ĐC cụ thể là tăng khối lượng trung bình khi kết thúc 7 tuần tuổi của lô TN1 và TN2 lớn hơn ĐC là 6,7 và 5,5 g; kết thúc 8 tuần tuổi chênh lệch tương ứng là 7,5 và 6,0 g; kết thúc 9 tuần tuổi chênh lệch là 6,8 và 5,1 g; kết thúc 10 tuần tuổi chênh lệch tương ứng là 4,3 và 1,8 g. Kết quả so sánh thống kê cho thấy gà được khẩu phần có BLCĐ cho sinh trưởng tuyệt đối cao hơn so với gà không được ăn khẩu phần có BLCĐ với sai khác rõ

rệt (P < 0,05) và khẩu phần có 4% BLCĐ cho sinh trưởng tốt hơn so với khẩu phần có 6% BLCĐ.

Tăng khối lượng trung bình từ 2 đến 10 tuần tuổi của gà thí nghiệm so với lô ĐC lần lượt là 4,7 và 3,5 g. Kết quả trên cho thấy lô ĐC có tốc độ tăng khối lượng trung bình thấp nhất, lô TN1 và TN2 có bổ sung BLCĐ tốt hơn rõ rệt so với lô ĐC (P < 0,05). Lô TN1 có sai khác rõ rệt so với lô TN2 (P < 0,05). Điều này chứng tỏ khi bổ sung khẩu phần chứa BLCĐ đã làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng khối lượng của gà và bổ sung với tỷ lệ 2 - 4% cho tăng khối lượng của gà tốt hơn so với 4 - 6%.

Như vậy, khẩu phần ăn bổ sung BLCĐ đã ảnh hưởng tốt tới khả năng tăng khối lượng trung bình của cả đàn gà thí nghiệm điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của trước đó về khẩu phần có bổ sung bột lá của nhiều tác giả [1], [9]. Để thấy rõ hơn về tăng khối lượng tuyệt đối của gà TN ở các giai đoạn, chúng tôi minh họa bằng biểu đồ tăng khối lượng tuyệt đối của gà TN ở các giai đoạn trong hình 3.2.

Hình 3.2. Đồ thị sự sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm

Hình 3.2 cho ta thấy tốc độ tăng khối lượng của gà ở lô TN1 và TN2 đều có mức tăng khối lượng cao hơn lô ĐC ở cả 2 giai đoạn và cột biểu thị cho lô TN1 cũng có chiều cao luôn cao hơn cột biểu thị cho lô TN2.

3.1.4. Ảnh hưởng của BLCĐ đến sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm

Từ kết quả theo dõi về khối lượng, chúng tôi đã tính được tốc độ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm ở các tuần tuổi; kết quả thể hiện qua bảng 3.4.

Bảng 3.4: Sinh trưởng tương đối của gà qua các giai đoạn tuổi (%) Tuần

Tuổi

Đối chứng Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2

X± mx Cv% X± mx Cv% X± mx Cv% SS - 2 129,3 ± 0,0 0,1 129,1 ± 0,1 0,3 129,5 ± 0,3 0,7 2 - 3 60,9 ± 0,1 0,3 63,3 ± 0,1 0,4 62,9 ± 0,4 1,8 3 - 4 53,1 ± 0,1 0,6 53,9 ± 0,1 0,7 53,4 ± 0,3 1,6 4 - 5 34,5 ± 0,2 1,9 36,0 ± 0,0 0,4 35,7 ± 0,2 1,6 5 - 6 28,4b ± 0,2 2,5 30,2a ± 0,0 0,4 30,0a ± 0,3 2,8 6 - 7 19,8 ± 0,2 2,6 21,6 ± 0,1 1,2 21,3 ± 0,2 2,2 7 - 8 17,4 ± 0,1 2,1 18,8 ± 0,0 0,5 18,5 ± 0,1 2,4 8 - 9 16,7 ± 0,0 0,8 17,3 ± 0,0 0,4 17,1 ± 0,2 4,0 9 - 10 14,4a ± 0,1 1,3 14,2b ± 0,0 0,2 13,8c ± 0,1 1,4 2 - 10 169,5c ± 0,0 0,0 172,3a ± 0,0 0,1 171,6b ± 0,2 0,3

Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang một chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê, với p<0,05 đến 0,001.

Số liệu bảng 3.4 cho thấy: Sinh trưởng tương đối của 3 lô thí nghiệm đều tuân theo quy luật chung của quá trình sinh trưởng và phát triển của gia cầm đó là sinh trưởng tương đối giảm dần theo lứa tuổi. Ở giai đoạn 2 - 3 tuần tuổi tốc độ sinh trưởng tương đối của lô ĐC là 60,9%, lô TN1 là 63,3%, lô TN 2 là 62,9%. Sau đó giảm dần qua các lứa tuổi và thấp nhất ở giai đoạn 10 tuần tuổi: 14,4% (lô ĐC); 14,2% (lô TN1); 13,8% (lô TN2). Khi so sánh 2 lô thí nghiệm và lô đối chứng thì sinh trưởng tương đối của gà ở 2 lô thí nghiệm luôn lớn hơn lô ĐC ở các tuần tuổi. Nhìn chung ở 10 tuần tuổi nên xuất bán gà bởi sinh trưởng của gà tương đối thấp, kéo dài thời gian nuôi thì sẽ làm giảm hiệu quả kinh tế.

So sánh giữa lô TN1 và lô TN2 chúng tôi thấy như sau: Tăng khối lượng tương đối của lô TN1 và lô TN2 đều lớn hơn lô ĐC ở cả 2 giai đoạn nuôi với sai khác rõ rệt (P < 0,05). Tăng khối lượng tương đối của lô TN1 cao hơn so với lô TN2 với sai khác rõ rệt (P < 0,05). Điều này cho thấy ảnh hưởng của bổ sung BLCĐ đã là tăng sinh trưởng tương đối của gà và bổ sung 2 - 4% BLCĐ có ảnh hưởng tốt hơn so với bổ sung 4 - 6% BLCĐ. Để nhận thấy rõ hơn sinh trưởng tương đối của các lô, chúng tôi đã minh họa bằng biểu đồ ở hình 3.3.

Hình 3.3. Đồ thị sự sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm

Hình 3.3 cho thấy chiều cao cột biểu thị cho sinh trưởng tương đối của 2 lô gà thí nghiệm luôn cao hơn so với lô đối chứng và lô TN 1 luôn cao hơn lô TN2.

3.1.5. Ảnh hưởng của BLCĐ đến tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm

Khả năng thu nhận thức ăn là lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày và phản ánh tình trạng sức khỏe đàn gà, chất lượng thức ăn, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và năng suất của con giống. Số lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày còn liên quan tới mức năng lượng và protein trong khẩu phần, thông thường thì năng lượng trong thức ăn

cao thì thu nhận thức ăn giảm và ngược lại. Ngoài ra lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày còn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau như: khí hậu, nhiệt độ, môi trường, tình trạng sức khỏe. Kết quả về khả năng tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.5.

Bảng 3.5: Tiêu thụ thức ăn trung bình của gà ở các giai đoạn (g/con/ngày) Tuần Tuần

tuổi

Đối chứng Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2

X± mx Cv% X± mx Cv% X± mx Cv% SS - 2 14,3 ± 0,1 1,6 14,3 ± 0,1 1,3 14,4 ± 0,1 1,5 2 - 3 32,7 ± 0,1 1,2 33,2 ± 0,1 1,3 33,1 ± 0,2 1,6 3 - 4 63,9 ± 0,3 1,5 65,0 ± 0,1 0,7 64,7 ± 0,4 2,0 4 - 5 85,4 ± 0,3 1,1 86,8 ± 0,2 0,6 85,8 ± 0,4 1,3 5 - 6 93,9b ± 0,1 0,3 95,7a ± 0,3 0,9 95,4a ± 0,2 0,6 6 - 7 107,0 ± 0,2 0,4 107,9 ± 0,3 0,9 107,3 ± 0,3 0,8 7 - 8 109,1 ± 0,2 0,6 111,1 ± 0,2 0,6 110,2 ± 0,7 2,0 8 - 9 115,1 ± 0,3 0,8 116,5 ± 0,2 0,6 115,8 ± 0,5 1,2 9 - 10 122,1b ± 0,2 0,6 124,0a ± 0,4 1,0 122,8ab ± 0,3 0,8 2 - 10 99,8a ± 1,7 5,1 101,3a ± 1,8 5,2 100,7a ± 1,6 4,9

Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang một chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê, với p<0,05 đến 0,001.

Số liệu bảng 3.5 cho thấy lượng thức ăn tiêu thụ của gà tăng dần qua các tuần tuổi, giai đoạn 0-2 tuần tuổi gà được ăn cùng 1 loại thức ăn nên khả năng thu nhận thức ăn của lô đối chứng và các lô thí nghiệm ương đương nhau là 14,3 - 14,4 g/con/giai đoạn.

* Giai đoạn 2-6 tuần tuổi tiêu thụ thức ăn trung bình của các lô gà lúc bắt đầu bước vào giai đoạn đều gần tương đương nhau là 14,3 - 14,4 g/con/ngày, chưa có sự chênh lệch giữa các lô TN. Sau một tuần được ăn khẩu phần có bột lá, tăng khối lượng trung bình của lô TN1 và lô TN2 lớn hơn lô đối chứng lần

lượt là 0,5 g/con/ngày và 0,4 g/con/ngày; sau 2 tuần thì chênh lệch tương ứng là 1,1 g/con/ngày và 0,8 g/con/ngày; sau 3 tuần thì chênh lệch là 1,4 g/con/ngày và 0,4 g/con/ngày và sau 4 tuần thì chênh lệch tương ứng là 1,7 g/con/ngày và 1,5 g/con/ngày. Như vậy, lô ĐC có mức tiêu thụ thức ăn trung bình thấp nhất, lô TN1 và lô TN2 đều có tốc mức tiêu thụ thức ăn trung bình cao hơn lô ĐC với sai khác rõ rệt (p < 0,05). Như vậy, khẩu phần ăn chứa 2% và 4% BLCĐ giai đoạn 2 - 6 tuần tuổi đều có ảnh hưởng tốt đến khả năng thu nhận thức ăn của gà.

* Giai đoạn 7 đến 10 tuần tuổi: Tỷ lệ bột lá trong khẩu phần ăn là 4% và 6%, tăng thêm 2% so với giai đoạn trước. Tiêu thụ thức ăn trung bình của các lô TN1 và TN2 vẫn lớn hơn so với lô ĐC. Cụ thể mức tiêu thụ thức ăn trung bình khi kết thúc 7 tuần tuổi của lô TN1 và TN2 lớn hơn ĐC là 0,9 g/con/ngày và 0,3 g/con/ngày; kết thúc 8 tuần tuổi chênh lệch tương ứng là 2,0 g/con/ngày và 1,1 g/con/ngày; kết thúc 9 tuần tuổi chênh lệch là 1,4 g/con/ngày và 0,7 g/con/ngày; kết thúc 10 tuần tuổi chênh lệch là 1,9 g/con/ngày và 0,9 g/con/ngày. Kết quả so sánh thống kê cho thấy lô TN1 và lô TN2 đều có tốc mức tiêu thụ thức ăn trung bình cao hơn lô ĐC với sai khác rõ rệt (p < 0,05). Như vậy, khẩu phần ăn chứa 4% và 6% BLCĐ giai đoạn 7 - 10 tuần tuổi đều có ảnh hưởng tốt đến khả năng thu nhận thức ăn của gà.

Kết quả phân tích mức tiêu thụ thức ăn toàn kỳ thí nghiệm (2 - 10 tuần tuổi) cho thấy: Mức tiêu tốn thức ăn trung bình của lô TN1 cao hơn so với lô ĐC là 1,6 g/con/ngày và lô TN2 cao hơn so với lô ĐC là 0,9 g/con/ngày. Tiêu thụ thức ăn của gà ở 2 giai đoạn nuôi và toàn kỳ của lô TN1 và TN2 đều cao hơn lô ĐC có sự sai khác nhau rõ rệt (P < 0,05).

3.1.6. Ảnh hưởng của BLCĐ đến tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm

Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng qua các tuần tuổi phản ánh hiệu quả sử dụng thức ăn, đây là chỉ tiêu kinh tế quan trọng trong chăn nuôi nói

chung và chăn nuôi gà thịt nói riêng. Trong chăn nuôi gia cầm lấy thịt thì chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng là chỉ tiêu quyết định đến hiệu quả kinh tế, vì chi phí thức ăn chiếm 70 - 75% giá thành sản phẩm chăn nuôi. Từ kết quả tăng khối lượng và tiêu thụ thức ăn của gà ở các tuần tuổi chúng tôi đã tính được tiêu tốn thức ăn/ 1kg tăng khối lượng. Kết quả được trình bày ở bảng 3.6

Bảng 3.6: Tiêu tốn thức ăn trung bình cho 1kg tăng khối lượng của gà ở các giai đoạn (kg/kg)

Tuần tuổi

Đối chứng Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2

X± mx Cv% X± mx Cv% X± mx Cv% SS - 2 1,30 ± 0,01 1,16 1,30 ± 0,00 0,93 1,30 ± 0,01 1,83 2 - 3 1,33 ± 0,00 1,06 1,27 ± 0,00 0,59 1,28 ± 0,01 1,48 3 - 4 1,68 ± 0,01 1,81 1,63 ± 0,00 0,84 1,65 ± 0,01 2,58 4 - 5 2,26 ± 0,02 2,09 2,11 ± 0,00 0,27 2,12 ± 0,01 1,88 5 - 6 2,21a ± 0,02 2,21 1,99b ± 0,00 0,70 2,03b ± 0,02 3,03 6 - 7 2,85 ± 0,03 2,76 2,43 ± 0,01 1,73 2,49 ± 0,02 1,93 7 - 8 2,75 ± 0,02 2,10 2,35 ± 0,01 0,68 2,41 ± 0,02 2,50 8 - 9 2,54 ± 0,01 0,63 2,24 ± 0,01 0,85 2,30 ± 0,03 4,03 9 - 10 2,68a ± 0,01 1,37 2,49c ± 0,01 0,90 2,59b ± 0,01 1,51 2 - 10 2,57a ± 0,05 5,53 2,33b ± 0,04 5,23 2,38b ± 0,04 5,25

Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang một chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê, với p<0,05 đến 0,001.

Giai đoạn 1-2 tuần tuổi: Giai đoạn này, các lô gà được ăn cùng một loại thức ăn hỗn hợp không có bổ sung bột lá thực vật. Do đó, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng là như nhau (1,30 kg/1 kg tăng khối lượng).

* Giai đoạn 2 đến 6 tuần tuổi: Ở giai đoạn này, tỷ lệ BLCĐ trong thức ăn là 2%. Sau một tuần được ăn khẩu phần có bột lá thì lô TN 1 nhỏ hơn lô ĐC là 0,06 kg/kg; lô TN 2 nhỏ hơn lô ĐC là 0,05 kg/kg; sau 2 tuần thì chênh lệch tương ứng là 0,05 kg/kg và 0,03 kg/kg; sau 3 tuần thì chênh lệch là 0,15 kg/kg và 0,14 kg/kg và sau 4 tuần thì chênh lệch tương ứng là 0,22 kg/kg và 0,18 kg/kg. Kết quả trên cho thấy: Lô ĐC có mức tiêu tốn thức ăn trung bình là cao nhất, lô TN1 và lô TN2 đều có mức tiêu tốn thức ăn trung bình thấp hơn rõ rệt so với lô ĐC (P < 0,05). Như vậy, khẩu phần ăn chứa 2% và 4% BLCĐ ở giai đoạn 2 - 6 tuần tuổi đều có ảnh hưởng tốt đến mức tiêu thụ thức ăn của gà.

* Giai đoạn 6 đến 10 tuần tuổi: Tỷ lệ bột lá trong khẩu phần ăn là 4% và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của bột lá cây chè đại (trichanthera gigantea) đến năng suất, chất lượng thịt, chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu, hình thái lớp nhung mao ruột ở gà thịt nuôi tại thái nguyên​ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)