ở các giai đoạn (g/kg)
Tuần tuổi
Đối chứng Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2
X± mx Cv% X± mx Cv% X± mx Cv% SS - 2 273,1 ± 1,1 1,2 273,3 ± 0,9 0,9 273,7 ± 1,7 1,8 2 - 3 279,5 ± 1,0 1,1 267,6 ± 0,5 0,6 269,7 ± 1,3 1,5 3 - 4 353,2 ± 2,1 1,8 342,3 ± 1,0 0,8 346,3 ± 3,0 2,6 4 - 5 474,5 ± 3,3 2,1 442,6 ± 0,4 0,3 445,6 ± 2,8 1,9 5 - 6 463,8 ± 3,4 2,2 418,0 ± 1,0 0,7 425,9 ± 4,3 3,0 6 - 7 512,8 ± 4,7 2,8 438,2 ± 2,5 1,7 447,9 ± 2,9 1,9 7 - 8 494,3 ± 3,5 2,1 423,7 ± 1,0 0,7 434,2 ± 3,6 2,5 8 - 9 457,1 ± 1,0 0,6 402,4 ± 1,1 0,8 414,1 ± 5,6 4,0 9 - 10 481,8 ± 2,2 1,4 447,3 ± 1,3 0,9 466,5 ± 2,3 1,5
Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang một chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê, với p<0,05 đến 0,001.
Số liệu bảng 3.8 cho thấy: Nhìn chung tiêu tốn protein cho 1 kg tăng khối lượng của các lô thí nghiệm đều phù hợp với quy luật phát triển chung của gà. Khối lượng tăng lên theo các tuần tuổi do đó yêu cầu protein cho duy trì và sinh trưởng cho cơ thể tăng lên:
Giai đoạn từ 2 - 6 tuần tuổi: Các lô gà ở TN1, TN2, đã được ăn thức ăn có bổ sung BLCĐ 2 và 4% đã làm tỷ lệ peotein trong khẩu phần tăng lên so với Sau một tuần được ăn khẩu phần có bột lá, tiêu tốn protein trung bình của lô TN 1 nhỏ hơn lô ĐC là 11,9 g/kg và lô TN2 nhỏ hơn lô ĐC là 9,7 g/kg; sau 2 tuần thì lô TN1 nhỏ hơn lô ĐC là 10,9 g/kg và lô TN2 nhỏ hơn lô ĐC là 7,0 g/kg; sau 3 tuần thì lô TN1 nhỏ hơn lô ĐC là 31,9 g/kg và lô TN2 nhỏ hơn lô ĐC là 28,9 g/kg và sau 4 tuần thì lô TN1 nhỏ hơn lô ĐC là 45,8 g/kg và lô TN2 nhỏ hơn lô ĐC là 37,9 g/kg. Kết quả trên cho thấy: Lô ĐC có mức tiêu tốn protein trung bình là cao nhất, lô TN1 và lô TN2 đều có mức tiêu tốn protein
trung bình thấp hơn rõ rệt so với lô ĐC (P<0,05). Như vậy, khẩu phần ăn chứa 2% và 4% BLCĐ ở giai đoạn 2-6 tuần tuổi đều có ảnh hưởng tốt đến khả năng tiêu tốn protein của gà.
* Giai đoạn 6 - 10 tuần tuổi: Tỷ lệ bột lá trong khẩu phần ăn là 4% và 6%, tăng thêm 2% so với giai đoạn trước. Mức tiêu tốn protein trung bình của các lô TN1 và TN2 vẫn thấp hơn so với lô ĐC và khoảng cách chênh lệch về mức tiêu tốn protein trung bình sau mỗi tuần thí nghiệm là khác nhau. Cụ thể là mức tiêu tốn protein trung bình khi kết thúc 7 tuần tuổi của lô TN1 nhỏ hơn lô ĐC là 74,6 g/kg và lô TN2 nhỏ hơn lô ĐC là 64,9 g/kg; kết thúc 8 tuần tuổi chênh lệch tương ứng là 70,6 g/kg và lô TN2 nhỏ hơn lô ĐC là 60,1 g/kg; kết thúc 9 tuần tuổi chênh lệch là 54,7 g/kg và lô TN2 nhỏ hơn lô ĐC là 43,0 g/kg. Kết quả trên cho thấy lô ĐC có mức tiêu tốn protein trung bình cao nhất, lô TN1 và TN2 có bổ sung bột lá có mức tiêu thụ protein thấp hơn rõ rệt so với lô ĐC (P<0,05). Điều này chứng tỏ khi bổ sung khẩu phần chứa 4% và 6% LBCĐ đã làm ảnh hưởng tốt đến mức tiêu thụ protein của gà.
Tính chung từ 2 -10 tuần tuổi, tiêu tốn protein trung bình của lô TN1, lô TN2 và lô ĐC lần lượt là 447,3 g/kg; 466,5 g/kg và 481,8 g/kg. Lô TN1 nhỏ hơn lô ĐC là 34,5 g/kg và lô TN2 nhỏ hơn lô ĐC là 15,3 g/kg. Tiêu tốn protein trung bình cho 1kg tăng khối lượng của lô TN1 và lô TN2 thấp hơn lô ĐC với sự sai khác nhau rõ rệt (P<0,05).
So sánh giữa lô TN1 và lô TN2 chúng tôi thấy lô TN1 luôn có mức tiêu tốn protein cho 1 kg tăng khối lượng thấp hơn so với lô TN2 ở cả 2 giai đoạn 2 -6 và 6 -10 tuần tuổi với sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Điều này chứng tỏ bổ sung BLCĐ với tỷ lệ 2 - 4% có hiệu quả tiêu tốn protein cho 1kg tăng khối lượng tốt hơn so với tỷ lệ 4 - 6%.
3.1.9. Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng của gà thí nghiệm
Chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp đánh giá khả năng sản xuất của vật nuôi và hiệu quả kinh tế của khẩu phần thức ăn sử dụng trong chăn nuôi. Căn cứ vào tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng và
giá 1kg thức ăn, chúng tôi đã tính được chi phí thức ăn cho 1kg tăng khối lượng. Kết quả được trình bày ở bảng 3.9.