TT Chỉ tiêu ĐC TN1 TN2
1 Chi phí TĂ/1 gà (đồng) 54.747 56.378 56.841
2 Tăng KL toàn kỳ (kg/1 gà) 2,33 2,59 2,53
3 Chi phí TĂ/kg tăng KL (đồng) 23.497 21.767 22.467
4 So với đối chứng (%) 100 92,64 95,62
Số liệu bảng 3.9 cho thấy chi phí thức ăn/1 gà phụ thuộc vào khối lượng thức ăn thu nhận được của 1 gà. Do đó gà của các lô thí nghiệm thu nhận được nhiều thức ăn hơn nên chi phí thức ăn cho 1 gà cũng lớn hơn đồng thời bổ sung BLCĐ cũng làm tăng chi phí thức ăn của gà. Chi phí thức ăn/ 1 gà của lô TN2 là cao nhất (56.841 đồng), tiếp đến là lô TN1 (56.378 đồng), lô ĐC có chi phí thức ăn/1 gà là thấp nhất (54.747 đồng). Tuy nhiên tăng khối lượng toàn kỳ của ô TN1 cao nhất 2,59 kg, sau đó đến lô TN2 là 2,53 kg và thấp nhất là lô ĐC là 2,33kg. Vì vậy chi phí thức ăn cho 1kg tăng khối lượng cao nhất ở lô đối chứng là 23.497 đồng, lô TN2 thấp hơn là 22.467 đồng và lô TN1 có chi phí thấp nhất 21.767 đồng. Như vậy kết quả nghiên cứu cho thấy: Bổ sung BLCĐ với tỷ lệ 2 - 4% vào khẩu phần ăn của gà TN 1 đã làm giảm chi phí thức ăn cho gà là 7,36% và bổ sung với tỷ lệ 4 - 6% làm giảm 4,38%.
3.1.10. Ảnh hưởng của BLCĐ đến một số chỉ tiêu giết mổ của gà thí nghiệm
Khả năng cho thịt là một chỉ tiêu rất quan trọng trong chăn nuôi gà thịt thương phẩm. Năng suất thịt được đánh giá qua việc mổ khảo sát các chỉ tiêu như khối lượng thân thịt, khối lượng thịt đùi, khối lượng thịt ngực và khối lượng mỡ bụng,... Chúng tôi tiến hành mổ khảo sát gà lúc 10 tuần tuổi ở tất cả các lô, mỗi lô 6 con (trong đó gồm 3 con trống và 3 con mái), khối lượng trung bình của gà được mổ giết tương đương với khối lượng trung bình của lô. Kết quả mổ khảo sát được trình bày ở bảng 3.10.
Bảng 3.10: Một số chỉ tiêu giết mổ của gà thí nghiệm (gà trống + mái)
Chỉ tiêu ĐV Tính biệt ĐC TN1 TN2
KL Sống g ♂ 2374,00 2768,87 2700,10 ♀ 2263,17 2505,53 2440,10 X 2318,58 2637,20 2570,10 KL thân thịt g ♂ 1714,93 2025,55 1961,21 ♀ 1645,77 1852,67 1792,47 X 1680,35 1939,11 1876,84 TL thân thịt/KL sống % ♂ 72,26 73,16 72,63 ♀ 72,72 73,94 73,46 X 72,49 73,55 73,05 KL thịt ngực + đùi g ♂ 661,16 802,64 762,42 ♀ 633,28 731,06 696,71 X 647,22 766,85 729,57 TL thịt (ngực+ đùi)/thân thịt % ♂ 38,22 39,41 38,78 ♀ 38,07 38,95 38,50 X 38,14 39,18 38,64 KL mỡ bụng g ♂ 31,48 32,07 28,09 ♀ 29,77 30,69 30,97 X 30,63 31,38 29,53 Tỷ lệ mỡ bụng/thân thịt % ♂ 1,83 1,58 1,43 ♀ 1,81 1,66 1,73 X 1,82 1,62 1,58
Vì khối lượng sống của gà mổ khảo sát ở mỗi lô có sự khác nhau từ ban đầu, do đó, chúng tôi nhận xét dựa vào tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng thân thịt so với khối lượng sống và khối lượng cơ đùi, ngực, mỡ bụng so với khối lượng thân thịt. Kết quả cho thấy: Tỷ lệ thân thịt đạt cao nhất ở lô TN1 đạt tỷ
lệ 73,16%, tiếp đến là TN2 đạt tỷ lệ 72,63%, và cuối cùng là lô ĐC đạt tỷ lệ thấp nhất 72,26%.
Tỷ lệ cơ ngực + đùi của gà được ăn BLCĐ có xu hướng cao hơn so với gà không được ăn khẩu phần không có BLCĐ. Cụ thể là lô TN1 đạt 39,18%, lô TN2 đạt 38,64%, còn lô ĐC đạt thấp nhất 38,14%. Điều này cho thấy phối hợp BLCĐ vào thức ăn hỗn hợp đã cải thiện tốt hơn tỷ lệ giữa cơ (ngực + đùi) so với khối lượng thân thịt.
Tỷ lệ mỡ bụng của lô ĐC đạt cao nhất là 1,82% và lô TN1 đạt thấp hơn là 1,62%, còn lô TN2 đạt thấp nhất là 1,58%. Nguyên nhân do lô TN1 và TN2 đạt thấp hơn so với lô ĐC là bổ sung BLCĐ vào khẩu phần đã làm tăng tỷ lệ xơ ảnh hưởng đến hấp thụ năng lượng trong khẩu phần nên tỷ lệ mỡ bụng của gà giảm.
Màu sắc da gà ở các khẩu phần ăn sử dụng BLCĐ có màu da (chân, mình) vàng sáng hơn, màu vàng tự nhiên của gà được ăn khẩu phần ăn có BLCĐ rất phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Điều đó cho thấy BLCĐ có ảnh hưởng tốt đến màu sắc da của gà, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng.
So sánh giữa lô TN1 với lô TN2 thì lô TN1 có tỷ lệ thân thịt và tỷ lệ cơ (ngực + đùi) luôn cao hơn lô TN2 tương ứng. Điều này cho thấy TN1 bổ sung BLCĐ với tỷ lệ 2 - 4% vào khẩu phần ăn có ảnh hưởng tốt đến năng suất thịt của gà cao hơn so với lô TN2 bổ sung 4 - 6% BLCĐ vào khẩu phần.
3.1.11. Ảnh hưởng của BLCĐ đến thành phần hóa học của thịt gà thí nghiệm
Thành phần hoá học của thịt thể hiện phần nào chất lượng của thịt. Thịt ngực và thịt đùi là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng thịt và khả năng cho thịt của gia cầm, vì nó chiếm phần lớn khối lượng của cơ thể. Các chỉ tiêu chủ yếu được đánh giá thông qua thịt đùi và thịt ngực bao gồm: tỷ lệ vật chất khô, protein, lipit, khoáng, độ mất nước của thịt.