Tiêu thụ thức ăn trung bình của gà ở các giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của bột lá cây chè đại (trichanthera gigantea) đến năng suất, chất lượng thịt, chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu, hình thái lớp nhung mao ruột ở gà thịt nuôi tại thái nguyên​ (Trang 45 - 52)

Tuần

tuổi

Đối chứng Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2

X± mx Cv% X± mx Cv% X± mx Cv% SS - 2 14,3 ± 0,1 1,6 14,3 ± 0,1 1,3 14,4 ± 0,1 1,5 2 - 3 32,7 ± 0,1 1,2 33,2 ± 0,1 1,3 33,1 ± 0,2 1,6 3 - 4 63,9 ± 0,3 1,5 65,0 ± 0,1 0,7 64,7 ± 0,4 2,0 4 - 5 85,4 ± 0,3 1,1 86,8 ± 0,2 0,6 85,8 ± 0,4 1,3 5 - 6 93,9b ± 0,1 0,3 95,7a ± 0,3 0,9 95,4a ± 0,2 0,6 6 - 7 107,0 ± 0,2 0,4 107,9 ± 0,3 0,9 107,3 ± 0,3 0,8 7 - 8 109,1 ± 0,2 0,6 111,1 ± 0,2 0,6 110,2 ± 0,7 2,0 8 - 9 115,1 ± 0,3 0,8 116,5 ± 0,2 0,6 115,8 ± 0,5 1,2 9 - 10 122,1b ± 0,2 0,6 124,0a ± 0,4 1,0 122,8ab ± 0,3 0,8 2 - 10 99,8a ± 1,7 5,1 101,3a ± 1,8 5,2 100,7a ± 1,6 4,9

Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang một chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê, với p<0,05 đến 0,001.

Số liệu bảng 3.5 cho thấy lượng thức ăn tiêu thụ của gà tăng dần qua các tuần tuổi, giai đoạn 0-2 tuần tuổi gà được ăn cùng 1 loại thức ăn nên khả năng thu nhận thức ăn của lô đối chứng và các lô thí nghiệm ương đương nhau là 14,3 - 14,4 g/con/giai đoạn.

* Giai đoạn 2-6 tuần tuổi tiêu thụ thức ăn trung bình của các lô gà lúc bắt đầu bước vào giai đoạn đều gần tương đương nhau là 14,3 - 14,4 g/con/ngày, chưa có sự chênh lệch giữa các lô TN. Sau một tuần được ăn khẩu phần có bột lá, tăng khối lượng trung bình của lô TN1 và lô TN2 lớn hơn lô đối chứng lần

lượt là 0,5 g/con/ngày và 0,4 g/con/ngày; sau 2 tuần thì chênh lệch tương ứng là 1,1 g/con/ngày và 0,8 g/con/ngày; sau 3 tuần thì chênh lệch là 1,4 g/con/ngày và 0,4 g/con/ngày và sau 4 tuần thì chênh lệch tương ứng là 1,7 g/con/ngày và 1,5 g/con/ngày. Như vậy, lô ĐC có mức tiêu thụ thức ăn trung bình thấp nhất, lô TN1 và lô TN2 đều có tốc mức tiêu thụ thức ăn trung bình cao hơn lô ĐC với sai khác rõ rệt (p < 0,05). Như vậy, khẩu phần ăn chứa 2% và 4% BLCĐ giai đoạn 2 - 6 tuần tuổi đều có ảnh hưởng tốt đến khả năng thu nhận thức ăn của gà.

* Giai đoạn 7 đến 10 tuần tuổi: Tỷ lệ bột lá trong khẩu phần ăn là 4% và 6%, tăng thêm 2% so với giai đoạn trước. Tiêu thụ thức ăn trung bình của các lô TN1 và TN2 vẫn lớn hơn so với lô ĐC. Cụ thể mức tiêu thụ thức ăn trung bình khi kết thúc 7 tuần tuổi của lô TN1 và TN2 lớn hơn ĐC là 0,9 g/con/ngày và 0,3 g/con/ngày; kết thúc 8 tuần tuổi chênh lệch tương ứng là 2,0 g/con/ngày và 1,1 g/con/ngày; kết thúc 9 tuần tuổi chênh lệch là 1,4 g/con/ngày và 0,7 g/con/ngày; kết thúc 10 tuần tuổi chênh lệch là 1,9 g/con/ngày và 0,9 g/con/ngày. Kết quả so sánh thống kê cho thấy lô TN1 và lô TN2 đều có tốc mức tiêu thụ thức ăn trung bình cao hơn lô ĐC với sai khác rõ rệt (p < 0,05). Như vậy, khẩu phần ăn chứa 4% và 6% BLCĐ giai đoạn 7 - 10 tuần tuổi đều có ảnh hưởng tốt đến khả năng thu nhận thức ăn của gà.

Kết quả phân tích mức tiêu thụ thức ăn toàn kỳ thí nghiệm (2 - 10 tuần tuổi) cho thấy: Mức tiêu tốn thức ăn trung bình của lô TN1 cao hơn so với lô ĐC là 1,6 g/con/ngày và lô TN2 cao hơn so với lô ĐC là 0,9 g/con/ngày. Tiêu thụ thức ăn của gà ở 2 giai đoạn nuôi và toàn kỳ của lô TN1 và TN2 đều cao hơn lô ĐC có sự sai khác nhau rõ rệt (P < 0,05).

3.1.6. Ảnh hưởng của BLCĐ đến tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm

Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng qua các tuần tuổi phản ánh hiệu quả sử dụng thức ăn, đây là chỉ tiêu kinh tế quan trọng trong chăn nuôi nói

chung và chăn nuôi gà thịt nói riêng. Trong chăn nuôi gia cầm lấy thịt thì chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng là chỉ tiêu quyết định đến hiệu quả kinh tế, vì chi phí thức ăn chiếm 70 - 75% giá thành sản phẩm chăn nuôi. Từ kết quả tăng khối lượng và tiêu thụ thức ăn của gà ở các tuần tuổi chúng tôi đã tính được tiêu tốn thức ăn/ 1kg tăng khối lượng. Kết quả được trình bày ở bảng 3.6

Bảng 3.6: Tiêu tốn thức ăn trung bình cho 1kg tăng khối lượng của gà ở các giai đoạn (kg/kg)

Tuần tuổi

Đối chứng Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2

X± mx Cv% X± mx Cv% X± mx Cv% SS - 2 1,30 ± 0,01 1,16 1,30 ± 0,00 0,93 1,30 ± 0,01 1,83 2 - 3 1,33 ± 0,00 1,06 1,27 ± 0,00 0,59 1,28 ± 0,01 1,48 3 - 4 1,68 ± 0,01 1,81 1,63 ± 0,00 0,84 1,65 ± 0,01 2,58 4 - 5 2,26 ± 0,02 2,09 2,11 ± 0,00 0,27 2,12 ± 0,01 1,88 5 - 6 2,21a ± 0,02 2,21 1,99b ± 0,00 0,70 2,03b ± 0,02 3,03 6 - 7 2,85 ± 0,03 2,76 2,43 ± 0,01 1,73 2,49 ± 0,02 1,93 7 - 8 2,75 ± 0,02 2,10 2,35 ± 0,01 0,68 2,41 ± 0,02 2,50 8 - 9 2,54 ± 0,01 0,63 2,24 ± 0,01 0,85 2,30 ± 0,03 4,03 9 - 10 2,68a ± 0,01 1,37 2,49c ± 0,01 0,90 2,59b ± 0,01 1,51 2 - 10 2,57a ± 0,05 5,53 2,33b ± 0,04 5,23 2,38b ± 0,04 5,25

Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang một chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê, với p<0,05 đến 0,001.

Giai đoạn 1-2 tuần tuổi: Giai đoạn này, các lô gà được ăn cùng một loại thức ăn hỗn hợp không có bổ sung bột lá thực vật. Do đó, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng là như nhau (1,30 kg/1 kg tăng khối lượng).

* Giai đoạn 2 đến 6 tuần tuổi: Ở giai đoạn này, tỷ lệ BLCĐ trong thức ăn là 2%. Sau một tuần được ăn khẩu phần có bột lá thì lô TN 1 nhỏ hơn lô ĐC là 0,06 kg/kg; lô TN 2 nhỏ hơn lô ĐC là 0,05 kg/kg; sau 2 tuần thì chênh lệch tương ứng là 0,05 kg/kg và 0,03 kg/kg; sau 3 tuần thì chênh lệch là 0,15 kg/kg và 0,14 kg/kg và sau 4 tuần thì chênh lệch tương ứng là 0,22 kg/kg và 0,18 kg/kg. Kết quả trên cho thấy: Lô ĐC có mức tiêu tốn thức ăn trung bình là cao nhất, lô TN1 và lô TN2 đều có mức tiêu tốn thức ăn trung bình thấp hơn rõ rệt so với lô ĐC (P < 0,05). Như vậy, khẩu phần ăn chứa 2% và 4% BLCĐ ở giai đoạn 2 - 6 tuần tuổi đều có ảnh hưởng tốt đến mức tiêu thụ thức ăn của gà.

* Giai đoạn 6 đến 10 tuần tuổi: Tỷ lệ bột lá trong khẩu phần ăn là 4% và 6%, tăng thêm 2% so với giai đoạn trước. Mức tiêu tốn thức ăn trung bình của các lô TN1 và TN2 vẫn thấp hơn so với lô ĐC. Cụ thể là mức tiêu tốn thức ăn trung bình khi kết thúc 7 tuần tuổi của lô ĐC lớn hơn với lô TN1 và TN2 tương ứng là 0,41 kg/kg và 0,36 kg/kg; kết thúc 8 tuần tuổi chênh lệch tương ứng là 0,39 kg/kg và 0,33 kg/kg; kết thúc 9 tuần tuổi chênh lệch là 0,30 kg/kg và 0,24 kg/kg. Mức tiêu tốn thức ăn trung bình đến 10 tuần tuổi của lô ĐC cao hơn so với lô gà thí nghiệm lần lượt là 0,19 kg/kg và 0,09 kg/kg. Kết quả trên cho thấy lô ĐC có mức tiêu tốn thức ăn trung bình cao nhất, lô TN1 và TN2 có bổ sung bột lá có mức tiêu tốn thức ăn thấp hơn rệt so với lô ĐC (P < 0,05) và lô TN1 có tiêu thụ thức ăn thấp hơn so với lô TN2 với sai khác rõ rệt (P < 0,05). Điều này chứng tỏ khi bổ sung khẩu phần chứa 4% và 6% BLCĐ đã làm ảnh hưởng tốt đến mức tiêu tốn thức ăn của gà.

Tính chung từ 2 -10 tuần tuổi, tiêu tốn thức ăn của lô TN1, lô TN2 và lô ĐC lần lượt là 2,33 kg/kg, 2,38 kg/kg và 2,57 kg/kg. Lô TN1 nhỏ hơn lô ĐC là 0,24 kg/kg, lô TN 2 nhỏ hơn lô ĐC là 0,19 kg/kg. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của lô TN1 và lô TN2 thấp hơn lô ĐC với sự sai khác nhau rõ rệt (P<0,05).

So sánh với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Hoan (2012) [9], nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt thì tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng là (2,94 - 2,97 kg), kết quả thí nghiệm của chúng tôi thấp hơn (2,38 - 2,57 kg). Để thấy rõ hơn về tiêu tốn thức ăn trung bình cho 1kg tăng khối lượng của gà ở các giai đoạn (kg/kg) chúng tôi minh họa bằng biểu đồ hình 3.4.

Hình 3.4. Đồ thị mức tiêu tốn thức ăn trung bình cho 1kg tăng khối lượng

Đồ thị 3.4 cho ta thấy cột biểu thị cho mức tiêu tốn thức ăn trung bình cho 1kg tăng khối lượng của gà ở lô ĐC luôn cao hơn lô TN1 và lô TN2. Cột biểu thị cho lô TN2 cũng luôn cao hơn cột biểu thị cho lô TN1.

3.1.7. Ảnh hưởng của BLCĐ đến năng lượng trao đổi cho 1kg tăng khối lượng

của gà thí nghiệm

Căn cứ vào tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng và hàm lượng ME trong thức ăn, chúng tôi đã tính được tiêu tốn năng lượng trao đổi trung bình cho 1kg tăng khối lượng. Kết quả được trình bày tại bảng 3.7.

Bảng 3.7: Tiêu tốn năng lượng trao đổi trung bình cho 1kg tăng khối lượng ở các giai đoạn (Kcal/kg)

Tuần tuổi

Đối chứng Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2

X± mx Cv% X± mx Cv% X± mx Cv% SS-2 4031,4 ± 15,6 1,2 4034,7 ± 12,6 0,9 4039,8 ± 24,6 1,8 2 - 3 4125,5 ± 14,6 1,1 3950,0 ± 7,8 0,6 3982,0 ± 19,6 1,5 3 - 4 5214,5 ± 31,4 1,8 5053,1 ± 14,2 0,8 5111,6 ± 44,0 2,6 4 - 5 7004,5 ± 48,9 2,1 6533,2 ± 5,8 0,3 6577,6 ± 41,1 1,9 5 - 6 6846,0 ± 50,4 2,2 6170,5 ± 14,5 0,7 6287,1 ± 63,6 3,0 6 - 7 8974,1 ± 82,5 2,8 7668,8 ± 44,2 1,7 7837,6 ± 50,4 1,9 7 - 8 8650,4 ± 60,5 2,1 7414,8 ± 16,8 0,7 7599,2 ± 63,3 2,5 8 - 9 7999,3 ± 16,9 0,6 7041,5 ± 19,9 0,8 7246,8 ± 97,2 4,0 9 - 10 8431,8 ± 38,5 1,4 7827,8 ± 23,6 0,9 8163,6 ± 41,1 1,5

Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang một chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê, với p<0,05 đến 0,001.

Giai đoạn từ 2 - 6 tuần tuổi: Ở giai đoạn này, tỷ lệ BLCĐ trong thức ăn là 2%. Sau một tuần được ăn khẩu phần có bột lá, tiêu tốn năng lượng trao đổi của lô TN 1 nhỏ hơn lô ĐC là 175,5 kcal/kg và lô TN2 nhỏ hơn lô ĐC là 143,5 kcal/kg; sau 2 tuần thì lô TN1 nhỏ hơn lô ĐC là 161,4 kcal/kg và lô TN2 nhỏ hơn lô ĐC là 102,9 kcal/kg; sau 3 tuần thì lô TN1 nhỏ hơn lô ĐC là 471,2 kcal/kg và lô TN2 nhỏ hơn lô ĐC là 426,9 kcal/kg; sau 4 tuần thì lô TN1 nhỏ hơn lô ĐC là 675,5 Kcal/kg và lô TN2 nhỏ hơn lô ĐC là 558,9 kcal/kg. Như vậy, lô ĐC có mức tiêu tốn năng lượng trao đổi trung bình là cao nhất, lô TN1 và lô TN2 đều có mức tiêu tốn năng lượng trao đổi trung bình thấp hơn rõ rệt so với lô ĐC (P < 0,05). Như vậy, khẩu phần ăn chứa 2% và 4% BLCĐ ở giai đoạn 2 - 6 tuần tuổi đều có ảnh hưởng tốt đến mức tiêu tốn thức ăn của gà.

* Giai đoạn 6 đến 10 tuần tuổi: Tỷ lệ bột lá trong khẩu phần ăn là 4% và 6%, tăng thêm 2% so với giai đoạn trước. Mức tiêu tốn năng lượng trao đổi

trung bình của các lô TN1 và TN2 vẫn thấp hơn so với lô ĐC. Cụ thể là mức tiêu tốn năng lượng trung bình khi kết thúc 7 tuần tuổi của lô ĐC lớn hơn với lô TN1 và TN2 tương ứng là 1305,3 kcal/kg và 1136,5 kcal/kg; kết thúc 8 tuần tuổi chênh lệch tương ứng là 1235,6 kcal/kg và 1051,2 kcal/kg; kết thúc 9 tuần tuổi chênh lệch là 957,8 kcal/kg và 752,5 kcal/kg. Mức tiêu thụ năng lượng trao đổi trung bình đến 10 tuần tuổi của lô ĐC cao hơn so với lô TN1 là 939,9 kcal/kg và cao hơn so với lô TN2 là 407 kcal/kg. Kết quả trên cho thấy lô ĐC có mức tiêu tốn năng lượng trung bình cao nhất, lô TN1 và TN2 có bổ sung bột lá có mức tiêu thụ thức ăn thấp hơn rõ rệt so với lô ĐC (P < 0,05). Điều này chứng tỏ khi bổ sung khẩu phần chứa 4% và 6% BLCĐ đã làm ảnh hưởng đến mức tiêu thụ thức ăn của gà.

Tính chung từ 0 -10 tuần tuổi, tiêu tốn năng lượng trao đổi trung bình của lô TN1, lô TN2 và lô ĐC lần lượt là 8432 kcal/kg; 7828 kcal/kg và 8164 kcal/kg. Lô TN1 nhỏ hơn lô ĐC là 604,0 kcal/kg và lô TN2 nhỏ hơn lô ĐC là 268,2 kcal/kg Kcal/kg. Tiêu tốn năng lượng trao đổi trung bình cho 1kg tăng khối lượng của lô TN1 và lô TN2 thấp hơn lô ĐC với sự sai khác nhau rõ rệt (P<0,05).

So sánh giữa lô TN1 và lô TN2 chúng tôi thấy tiêu tốn năng lượng trao đổi trung bình cho 1kg tăng khối lượng của lô TN1 luôn thấp hơn so với lô TN2 ở cả hai giai đoạn 2 - 6 và 7 - 10 tuần tuổi với sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Như vậy, bổ sung BLCĐ vào khẩu phần của gà với tỷ lệ 2 - 4% đã làm giảm tiêu tốn năng lượng cho 1kg tăng khối lượng tốt hơn so với bổ sung tỷ lệ 4 - 6% vào khẩu phần.

3.1.8. Ảnh hưởng của BLCĐ đến tiêu tốn protein thô cho 1 kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm

Căn cứ vào tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng và tỷ lệ protein trong thức ăn, chúng tôi đã tính được tiêu tốn protein cho 1 kg tăng khối lượng. Kết quả được trình bày tại bảng 3.8.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của bột lá cây chè đại (trichanthera gigantea) đến năng suất, chất lượng thịt, chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu, hình thái lớp nhung mao ruột ở gà thịt nuôi tại thái nguyên​ (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)