Chương 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.2. Thức ăn thí nghiệm
Thức ăn thí nghiệm là thức ăn hỗn hợp tự phối hợp từ các nguyên liệu: ngô, khô dầu đậu tương, dầu đậu tương, bột lá và các thức ăn bổ sung khác.
2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu
2.3.3.1. Các chỉ tiêu theo dõi
- Khối lượng gà ở các kỳ cân (g).
- Tăng khối lượng tuyệt đối và tương đối của gà ở các giai đoạn. - Tiêu thụ thức ăn của 1 gà theo ngày và theo giai đoạn (g). - Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng ở các giai đoạn (kg). - Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng (đồng).
- Một số chỉ tiêu giết mổ: + Tỉ lệ thân thịt (%). + Tỷ lệ thịt ngực (%). + Tỷ lệ thịt đùi (%). + Tỷ lệ mỡ bụng (%).
+ Thành phần hóa học của thịt: vật chất khô, protein, khoáng tổng số.
- Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu. - Hình thái lớp nhung mao ruột.
2.3.3.2 Phương pháp phân tích thức ăn và thịt gà
Thức ăn, thịt gà được lấy mẫu và phân tích theo các phương pháp sau: + Lấy mẫu thức ăn theo tiêu chuẩn Việt Nam 4325: 2007 (ISO 6497: 2002) + VCK: Theo TCVN 4326 - 2001 (ISO 6496:1999) [17]
+ Lipit tổng số (%): Theo TCVN 4331 - 2001 (ISO 6492: 2002) [17] + Khoáng tổng số (%): Theo TCVN 4327: 2007 (ISO 5984: 2002 [17] + Xơ tổng số (%): TCVN 4329: 2007 (ISO 6865: 2000) [17]
* Tỷ lệ nuôi sống
Hàng ngày, theo dõi và ghi chép một cách đầy đủ về số gà ốm và gà chết. Sau đó, tính tỷ lệ nuôi sống của gà theo công thức dưới đây:
- Tỷ lệ nuôi sống trong kỳ (%) =
Số gà cuối kỳ (con)
× 100 Số gà đầu kỳ (con)
* Cân khối lượng gà:
Sử dụng cân điện tử với độ chính xác 0,01g, cân Nhơn Hòa 1 kg, 2 kg, 5 kg với độ chính xác tương ứng là ± 5 g, ± 10 g, ± 15 g.
Cho gà nhịn ăn từ chiều ngày hôm trước, chỉ cho uống nước, cân vào buổi sáng hôm sau. Cân từng con theo nhóm (3 nhóm/lô).
* Tính khối lượng trung bình
- Đối với khối lượng trung bình của mỗi nhóm (10 cá thể): - KLTB của nhóm = (KL1+ KL2 +…+ KL10)/10
Ghi chú: KL1, KL2,…,KL6: là khối lượng từng cá thể gà trong nhóm.
- Đối với khối lượng trung bình của lô:
- KLTB của lô = (KLTB1 + KLTB2 + KLTB3)/3
Ghi chú: KLTB1, KLTB2 , KLTB3: là khối lượng trung bình của các nhóm (3 nhóm).
* Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)
- Sinh trưởng tuyệt đối được xác định bằng công thức sau: A (g/con/ngày) = W1 - W0
t1 - t0
A - Sinh trưởng tuyệt đối
W1 - Khối lượng ở thời điểm khảo sát
t1 - Thời gian kết thúc khảo sát t0 - Thời gian bắt đầu khảo sát
Ghi chú: Tăng khối lượng tuyệt đối cũng được tính theo nhóm, sau đó tính theo lô.
* Sinh trưởng tương đối:
Sinh trưởng tương đối được xác định theo công thức sau:
100 2 % 0 1 0 1 x W W W W R Trong đó:
R(%) là sinh trưởng tương đối
W1 - Khối lượng, kích thước ở thời điểm t1
W0 - Khối lượng, kích thước ở thời điểm t0
Ghi chú: Tăng khối lượng tương đối cũng được tính theo nhóm, sau đó mới tính theo lô
* Tiêu thụ thức ăn:
Mỗi nhóm có một xô nhựa có nắp để đựng thức ăn. Đầu mỗi giai đoạn nuôi (theo tuần tuổi) cân thức ăn cho vào xô để cho ăn liên tục trong tuần, kết thúc giai đoạn thì cân thức ăn thừa để tính lượng thức ăn gà ăn được trong tuần. Khối lượng thức ăn tiêu thụ trung bình của 1 gà trong từng giai đoạn và toàn kỳ được tính theo 2 bước.
+ Bước 1: Tính theo nhóm (3 nhóm/1 lô)
F nhóm (g/con/ngày) = KLTĂ ăn được/nhóm/giai đoạn (g) Số gà của nhóm (con) x số ngày của giai đoạn F nhóm là thức ăn tiêu thụ bình quân/con/ngày của 1 nhóm.
+ Bước 2: Tính theo lô
Khối lượng thức ăn tiêu thụ trung bình của 1 gà trong 1 lô được tính theo công thức sau:
F lô (g/con/ngày) = F nhóm 1 + F nhóm 2 + F nhóm 3
3 F lô là thức ăn tiêu thụ bình quân/con/ngày của 1 lô * Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng.
Tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng (kg) =
F nhóm 1 + F nhóm 2 + F nhóm 3 3
Ghi chú:
A: Khối lượng thức ăn ăn được trong một giai đoạn (kg) B: Tăng khối lượng của gà trong một giai đoạn (kg)
Tiêu tốn thức ăn bình quân / 1kg tăng khối lượng cũng được tính theo 2 bước (tính theo nhóm, sau đó tính theo lô) giống như tính tiêu thụ thức ăn bình quân của gà đã mô tả ở trên.
* Chi phí thức ăn
+ Chi phí TĂ/1kg tăng khối lượng (đồng) = Tiêu tốn TĂ/1kg tăng khối lượng (kg) x giá thành 1kg TĂ (đồng)
Ghi chú: Chi phí thức ăn cũng được tính theo 2 bước (theo nhóm và theo lô) giống như tính tiêu thụ thức ăn / gà và tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng.
* Khảo sát năng suất thịt
Sau khi kết thúc thí nghiệm (70 ngày tuổi), 3 gà trống và 3 gà mái ở mỗi lô có khối lượng bằng hoặc tương đương với khối lượng trung bình của lô đã được chọn để mổ khảo sát. Phương pháp mổ khảo sát được thực hiện theo hướng dẫn của Bùi Quang Tiến (1993) [13] với các chỉ tiêu cụ thể như sau:
- Khối lượng sống là khối lượng gà nhịn đói sau 12 giờ (chỉ cho uống nước). - Tỷ lệ thân thịt (%) = Khối lượng thân thịt (g) × 100
Khối lượng sống (g)
Ghi chú: Khối lượng thân thịt (thịt xẻ) là khối lượng sau khi gà cắt tiết, vặt lông, bỏ đầu, chân và các phần phụ khác như ruột, khí quản, cơ quan sinh dục, lá lách..., giữ lại tim, gan, dạ dày cơ bỏ lớp sừng và chất chứa.
- Tỷ lệ cơ ngực + cơ đùi%) =
KL cơ ngực (g) + KL cơ đùi (g)
× 100 KL thân thịt (g)
- Tỷ lệ gan (%) =
Khối lượng gan (g)
× 100 Khối lượng thân thịt (g)
- Tỷ lệ mỡ bụng (%) =
Khối lượng mỡ bụng (g)
× 100 Khối lượng thân thịt (g)
* Thành phần hóa học của thịt
Phân tích các chỉ tiêu: vật chất khô, protein, lipit, khoáng tổng số và độ mất nước của thịt trong quá trình bảo quản và chế biến tại Viện Khoa học và Sự sống, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
* Các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu
- Xác định lượng hồng cầu bằng buồng đếm Newbauer [2]. - Định lượng huyết sắc tố bằng huyết sắc kế Shali [2].
- Xác định protein tổng số trong huyết thanh bằng phản ứng Grornall [4]. Phân tích các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu tại trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên.
* Hình thái lớp nhung mao ruột
- Làm tiêu bản hiển vi lớp nhung mao ruột non (tiêu bản nhuộm H.E) tại Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên.
2.3.4. Phương pháp xử lý các số liệu
Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học trong chăn nuôi của Nguyễn Văn Thiện và cs (2002) [15], xử lý thống kê ANOVA bằng phần mềm Minitab phiên bản 18. Các tham số bao gồm:
- Giá trị trung bình (X) - Sai số trung bình (sd): mx
- Hệ số biến dị CV%
Chương 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của bột lá Chè đại trong khẩu phần đến năng suất, chất lượng thịt của gà thí nghiệm lượng thịt của gà thí nghiệm
3.1.1. Ảnh hưởng của BLCĐ đến tỷ lệ nuôi sống của gà ở các lô thí nghiệm
Tỷ lệ nuôi sống của gà là một chỉ tiêu đánh giá khả năng thích nghi của chúng đối với điều kiện ngoại cảnh và chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Kết quả theo dõi tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của gà thí nghiệm được trình bày tại bảng 3.1.
Bảng 3.1: Tỷ lệ nuôi sống của gà ở các giai đoạn (%) Tuần Tuần
tuổi
Đối chứng Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2
X± mx Cv% X± mx Cv% X± mx Cv% 1 100 ± 0,00 0,00 100 ± 0,00 0,00 100 ± 0,00 0,00 2 97,8 ± 1,39 4,25 97,8 ± 1,39 4,25 96,7 ± 1,57 4,88 3 95,6 ± 2,28 7,17 96,7 ± 1,57 4,88 96,7 ± 1,57 4,88 4 94,4 ± 2,28 7,25 95,6 ± 1,66 5,20 95,6 ± 1,66 5,20 5 94,4 ± 2,28 7,25 95,6 ± 1,66 5,20 95,6 ± 1,66 5,20 6 94,4 ± 2,28 7,25 95,6 ± 1,66 5,20 95,6 ± 1,66 5,20 7 94,4 ± 2,28 7,25 95,6 ± 1,66 5,20 95,6 ± 1,66 5,20 8 94,4 ± 2,28 7,25 95,6 ± 1,66 5,20 95,6 ± 1,66 5,20 9 94,4 ± 2,28 7,25 95,6 ± 1,66 5,20 95,6 ± 1,66 5,20 10 94,4a ± 2,28 7,25 95,6a ± 1,66 5,20 95,6a ± 1,66 5,20
Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang một chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê, với p<0,05 đến 0,001.
Số liệu bảng 3.1 cho thấy, tỷ lệ nuôi sống của 3 lô gà là tương đương nhau và đạt từ 94% trở lên, nằm trong giới hạn cho phép của giống ( ≥ 92%). Tỷ lệ nuôi sống tại 10 tuần tuổi của lô ĐC là 94,4%, lô TN đều bằng 95,6%. Kết quả trên cho thấy nếu bổ sung bột lá chè đại vào khẩu phần ăn của gà thí nghiệm thì tỷ lệ nuôi
sống cao hơn so với việc không bổ sung BLCĐ. Tuy nhiên, kết quả so sánh thống kê lại không có sai khác rõ rệt ở cả ba lô thí nghiệm. Chứng tỏ BLCĐ không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm.
Theo một số nghiên cứu tỷ lệ nuôi sống của gà lông màu thì tỷ lệ nuôi sống của gà đạt từ 92 - 98% [9], [12]. Kết quả của chúng tôi nằm trong nghiên cứu này. Như vậy bổ sung BLCĐ vào khẩu phần ăn cho gà với tỷ lệ 2 - 4% không làm ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ sống của đàn gà thí nghiệm.
3.1.2. Ảnh hưởng của BLCĐ đến sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm
Khối lượng cơ thể của gà nuôi thịt nói riêng và gà nói chung là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọng và được các nhà chăn nuôi rất quan tâm. Vì thông qua chỉ tiêu này có thể đánh giá khả năng sinh trưởng và cho thịt của một giống gia cầm cụ thể nào đó, đồng thời nó cũng phản ánh tác động của thức ăn đến sinh trưởng của gà. Khối lượng của gà được cân sau mỗi tuần tuổi, kết quả được trình bày tại bảng 3.2.
Bảng 3.2: Sinh trưởng tích lũy của gà ở các tuần tuổi (g/con) Tuần
tuổi
Đối chứng Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2
X± mx Cv% X± mx Cv% X± mx Cv% SS 42,1 ± 0,1 0,8 42,3 ± 0,2 1,3 42,0 ± 0,2 1,2 2 196,3 ± 0,4 0,5 196,4 ± 0,4 0,6 196,3 ± 1,8 2,7 3 368,1 ± 0,4 0,4 378,5 ± 0,9 0,7 376,4 ± 2,1 1,7 4 634,1 ± 0,4 0,2 657,6 ± 0,9 0,4 651,0 ± 2,0 0,9 5 898,7 ± 2,6 0,9 945,9 ± 1,4 0,4 934,1 ± 1,4 0,5 6 1196,6c ± 1,7 0,4 1282,4a ± 1,7 0,4 1263,8b ± 5,2 1,2 7 1459,7 ± 4,1 0,8 1592,7 ± 1,1 0,2 1565,7 ± 4,4 0,8 8 1737,9 ± 2,9 0,5 1923,2 ± 1,0 0,2 1885,6 ± 7,2 1,1 9 2055,2 ± 4,2 0,6 2287,9 ± 0,7 0,1 2238,3 ± 4,3 0,6 10 2374,7c ± 4,8 0,6 2637,2a ± 0,8 0,1 2570,1b ± 5,6 0,7
Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang một chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê, với p<0,05 đến 0,001.
Số liệu bảng 3.2 cho thấy: Khối lượng cơ thể gà của lô đối chứng và các lô thí nghiệm đều tuân theo quy luật tăng dần qua các tuần tuổi. Kết thúc lúc 2 tuần tuổi, gà của các lô có khối lượng tương đương nhau (từ 196,3 đến 196,4 g/con). Do giai đoạn 1 đến 2 tuần tuổi các lô gà được ăn chung một loại thức ăn nên khối lượng gà gần như tương đương nhau không có sai lệch nhiều.
* Giai đoạn từ 2 đến 6 tuần tuổi: Khối lượng trung bình của các lô gà lúc bắt đầu bước vào giai đoạn thí nghiệm đều gần tương đương nhau (từ 196,3 đến 196,4 g/con). Sau một tuần gà được ăn khẩu phần ăn có BLCĐ, khối lượng trung bình của lô TN1 và lô TN2 lớn hơn lô đối chứng lần lượt là 10,4 g và 8,3 g; sau 2 tuần thì chênh lệch tương ứng là 23,5 g và 16,9 g; sau 4 tuần thì chênh lệch tương ứng là 47,2 g và 35,4 g. Kết quả trên cho thấy: Ảnh hưởng của bột lá đến khả năng sinh trưởng của gà tăng theo thời gian gà được ăn khẩu phần ăn có chứa bột lá, càng lâu thì chênh lệch khối lượng giữa 2 lô TN so với ĐC càng lớn. Kết thúc 6 tuần tuổi, khối lượng trung bình của các lô lần lượt là ĐC: 1196,6 g/con, TN1: 1282,4 g/con, TN2: 1263,8 g/con. Khối lượng trung bình của lô TN1 lớn hơn lô ĐC là 85,8 g và lô TN 2 so với lô ĐC là 67,2 g. Kết quả so sánh thống kê cho thấy gà được khẩu phần có BLCĐ cho sinh trưởng cao hơn so với gà không được ăn khẩu phần có BLCĐ với sai khác rõ rệt (P < 0,05) và khẩu phần có 2% BLCĐ cho sinh trưởng tốt hơn so với khẩu phần có 4% BLCĐ. Như vậy, ở giai đoạn 2 - 6 tuần tuổi, khẩu phần ăn có chứa 2% và 4% BLCĐ đã có tác dụng tốt đến khả năng sinh trưởng của gà.
* Giai đoạn từ 6 - 10 tuần tuổi: Tỷ lệ BLCĐ trong khẩu phần ăn TN1 và TN2 đều tăng thêm 2% so với giai đoạn trước. Mặc dù tỷ lệ bột lá tăng thêm 2% làm cho tỷ lệ xơ trong khẩu phần ăn tăng, nhưng ở giai đoạn này gà đã có thể thích ứng tốt hơn với khẩu phần ăn có tỷ lệ xơ cao. Vì vậy, sinh trưởng của các lô TN1 và TN2 vẫn lớn hơn so với lô ĐC và khoảng cách chênh lệch về khối lượng sau mỗi tuần thí nghiệm ngày càng lớn hơn. Cụ thể là khối lượng trung bình khi kết thúc 7 tuần tuổi của lô TN1 và TN2 lớn hơn ĐC lần lượt là 133,0 g và 106,0 g; kết thúc 8 tuần tuổi chênh lệch tương ứng là 185,3 g và
147,7 g; kết thúc 9 tuần tuổi chênh lệch tương ứng là 232,7 g và 183,1 g. Kết thúc lúc 10 tuần tuổi khối lượng trung bình lần lượt là: Lô ĐC: 2374,7 g/con; TN1: 2509,2g; TN2: 2479,3 g. Khối lượng trung bình của lô TN1 cao hơn so với ĐC là 262,5 g và lô TN2 cao hơn so với ĐC là 195,4 g. Kết quả so sánh thống kê cho thấy gà được khẩu phần có BLCĐ cho sinh trưởng cao hơn so với gà không được ăn khẩu phần có BLCĐ với sai khác rõ rệt (P < 0,05) và khẩu phần có 4% BLCĐ cho sinh trưởng tốt hơn so với khẩu phần có 6% BLCĐ. Như vậy, ở giai đoạn 7 - 10 tuần tuổi, khẩu phần ăn có chứa 4% và 6% BLCĐ đã có tác dụng tốt đến khả năng sinh trưởng của gà.
Theo các nghiên cứu thì sử dụng 4% bột lá keo giậu trong khẩu phần ăn của gà broiler là thích hợp nhất và tại thời điểm 7 tuần tuổi khối lượng gà của lô thức ăn có chứa 4% bột lá keo giậu cao hơn 180g so với lô đối chứng (không có bột lá keo giậu) [7]. Điều này cho thấy bổ sung bột lá vào thức ăn hỗn hợp cho gà thịt không làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gà, mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên, đó là tỷ lệ BLCĐ 2 - 4% và 4 - 6% bổ sung vào thức ăn cho kết quả tốt đến sinh trưởng của gà.
Kết quả ảnh hưởng của bột lá chè đại đến sinh trưởng của gà được minh họa bằng đồ thị trong hình 3.1.
Hình 3.1 cho thấy đường biểu diễn khối lượng trung bình của 3 lô gần trùng lên nhau ở giai đoạn từ sơ sinh đến 4 tuần tuổi. Từ tuần tuổi thứ 5 trở đi lô TN1 và lô TN2 có xu hướng tăng mạnh hơn so với lô ĐC trong đó lô TN1 có xu hướng cao hơn so với lô TN2.
3.1.3. Ảnh hưởng của BLCĐ đến sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm