1.2. Cơ sở lý luận về kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.2.3. Nội dung và qui trình kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Kiểm tra thuế nói chung và kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng đều có nội dung và tuân theo quy trình kiểm tra đối tƣợng nộp thuế
đƣợc quy định trong Luật Quản lý thuế.
1.2.3.1. Nội dung kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nội dung xuyên suốt của kiểm tra thuế là kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế của NNT, trong đó bao gồm các nội dung cụ thể sau:
Một là, kiểm tra hồ sơ pháp lý, tính trung thực của các tài liệu của NNT có liên quan tới pháp luật thuế nhƣ: Giấy chứng nhận mã số doanh nghiệp - mã số thuế (ngành nghề kinh doanh, vốn, địa điểm, thời gian thực tế kinh doanh)…nhằm phát hiện và xử lý những gian lận trong kê khai đăng ký thuế. Cần coi trọng việc kiểm tra nội dung ghi trong đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế vì đây là khâu đầu tiên trong quy trình quản lý thu thuế để tránh bỏ sót đối tƣợng nộp thuế, đối tƣợng chịu thuế, bỏ sót nguồn thu. Việc kiểm tra tính pháp lý của các tờ khai thuế gốc, các báo cáo tài chính, các hợp đồng kinh tế gốc, hồ sơ tài liệu đã đủ chữ ký của ngƣời có thẩm quyền hay chƣa, sổ sách, chứng từ, hóa đơn có đủ tính chất pháp lý hay không, nhằm đảm bảo hồ sơ kiểm tra là đủ cơ sở pháp lý để kiểm tra, đảm bảo nguyên tắc an toàn, hợp pháp khi kiểm tra.
Hai là, kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, sổ sách, hoá đơn, chứng từ. Việc thực hiện chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ có liên quan chặt chẽ đến việc tính thuế, khai thuế và nộp thuế của NNT. Kiểm tra nội dung này bao gồm: kiểm tra việc tổ chức thực hiện luật kế toán, chuẩn mực kế toán của ngƣời nộp thuế, “Kiểm tra việc mở sổ sách kế toán; việc quản lý và sử dụng các loại chứng từ, hóa đơn theo chế độ quy định; hình thức hạch toán, chế độ ghi chép cập nhật sổ sách…”. Xác định tính hợp lý, trung thực của từng loại chứng từ, hóa đơn có liên quan nhƣ: hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho, chứng từ thu, chi… nhằm đảm bảo chính xác các căn cứ tính thuế, ngăn chặn việc hạch toán sai để trốn, tránh thuế. Do đó, đây là một nội dung kiểm tra quan trọng, đòi hỏi cán bộ kiểm tra phải am hiểu Luật kế toán, Chuẩn mực kế toán, đồng thời tốn nhiều thời gian, công sức. Thực hiện tốt nội dung kiểm tra này sẽ tạo tiền đề cho kiểm tra việc thực hiện kê khai thuế, tính thuế và nộp thuế.
Ba là, kiểm tra việc thực hiện kê khai thuế, tính thuế và nộp thuế. Kiểm tra căn cứ tính thuế nhằm mục đích xác định đúng số thuế phải nộp, số thuế đã nộp, số thuế nợ, số thuế đƣợc miễn giảm, số thuế đƣợc hoàn trong kỳ của NNT.
Trong thực tế, NNT có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh phức tạp, cần phải kiểm tra để xác định đúng đối tƣợng chịu thuế, đối tƣợng nộp thuế đúng với quy định của từng sắc thuế là bƣớc quan trọng để xác định mức thuế phải nộp, tránh bỏ sót nguồn thu.
Kiểm tra căn cứ tính thuế thực hiện thông qua việc xem xét, đối chiếu các sổ sách kế toán, chứng từ hóa đơn và các tài liệu có liên quan: tờ khai, bảng kê mua vào bán ra, tờ khai tự quyết toán, … Ngƣời nộp thuế tự tính so với các quy định hiện hành và thực tế sản xuất kinh doanh để phát hiện số thuế đơn vị khai thiếu, số thuế ẩn lậu…” Đây là một khâu rất quan trọng trong quy trình kiểm tra thuế, đòi hỏi cán bộ thuế phải nắm vững nội dung quy định của các sắc thuế, các văn bản hƣớng dẫn thực hiện, đồng thời cần thông thạo nghiệp vụ kế toán.
Tóm lại, nội dung kiểm tra thuế rất quan trọng, là cơ sở để CQT tiến hành kiểm tra NNT. Tùy theo tính chất, yêu cầu quản lý thuế theo từng thời kỳ và tùy thuộc vào nguồn lực mà CQT (bộ phận kiểm tra) đặt giới hạn, trọng tâm nội dung kiểm tra cho phù hợp. Nội dung kiểm tra cũng có thể chỉ tập trung vào những chuyên đề hẹp nhƣ: đôn đốc nợ đọng, sử dụng hóa đơn, hoặc chỉ là quyết toán một sắc thuế: giá trị gia tăng (GTGT), thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thu nhập cá nhân (TNCN)…). Hoặc trong cùng một CQT có thể mỗi đoàn kiểm tra lựa chọn một nội dung kiểm tra thuế riêng, theo loại hình DN hoặc theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh…để có thể hoàn thành hiệu quả nhất nhiệm vụ, nhƣng tất cả phải dựa trên cơ sở phân tích rủi ro để xác định trọng tâm nội dung kiểm tra.
1.2.3.2. Quy trình kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Quy trình kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc thực hiện theo quy trình kiểm tra thuế. Để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra thuế của hệ thống thu thuế Nhà nƣớc cần áp dụng các biện pháp kiểm tra hữu hiệu đúng trình tự các bƣớc công việc có liên quan đến nhau. Việc tiến hành kiểm tra về thuế đƣợc thực hiện theo những bƣớc công việc nhất định. Hệ thống những bƣớc công việc đó đƣợc coi là quy trình kiểm tra. Tổng cục Thuế đã ban hành Quyết định số 528/QĐ-TCT ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Tổng cục trƣởng Tổng cục Thuế và đƣợc thay thế bằng
Quyết định 746/QĐ-TCT ngày 20 tháng 4 năm 2015 về việc ban hành quy trình kiểm tra thuế.
Kiểm tra thuế bao gồm:
- Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan Thuế:
Trình tự kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế sử dụng hai phƣơng pháp là thủ công hoặc thông qua phần mềm ứng dụng đƣợc thực hiện theo một chu trình khép kín từ lập kế hoạch, chuẩn bị, thực hiện, xử lý kết quả và giám sát sau kiểm tra. Bao gồm các bƣớc chủ yếu sau:
+ Lập kế hoạch kiểm tra chi tiết cho từng loại hồ sơ khai thuế; + Thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế;
+ Thông báo giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu đối với NNT có hồ sơ nghi vấn; + Ấn định thuế đối với NNT không giải trình hoặc giải trình, bổ sung thông tin tài liệu không đầy đủ;
+ Kiểm tra tại trụ sở NNT khi không có cơ sở ấn định thuế; + Xử lý kết quả kiểm tra tại trụ sở của ngƣời nộp thuế;
+ Giám sát kết quả thực hiện sau kiểm tra; - Kiểm tra tại trụ sở Ngƣời nộp thuế;
Quy trình kiểm tra tại trụ sở ngƣời nộp thuế đƣợc thực hiện theo một chu trình khép kín từ lập kế hoạch, chuẩn bị, thực hiện, xử lý kết quả và giám sát sau kiểm tra. Bao gồm các bƣớc chủ yếu sau:
+ Phân tích rủi ro làm cơ sở lập kế hoạch kiểm tra và xây dựng chuyên đề kiểm tra.
+ Chuẩn bị kiểm tra tại trụ sở ngƣời nộp thuế; + Thực hiện kiểm tra tại trụ sở ngƣời nộp thuế; + Lập biên bản kiểm tra;
+ Xử lý kết quả kiểm tra tại trụ sở của ngƣời nộp thuế; + Giám sát kết quả thực hiện sau kiểm tra.
1.2.3.3. Tổ chức kiểm tra thuế trong hệ thống tự khai tự nộp
Hệ thống kiểm tra thuế đƣợc tổ chức theo hệ thống dọc gắn với mô hình tổ chức CQT. Hoạt động kiểm tra thuế đƣợc phân cấp theo mô hình tổ chức cấp trung ƣơng và địa phƣơng. Đƣợc phân cấp từ thanh tra Tổng cục Thuế đến các phòng kiểm tra thuộc Cục thuế các tỉnh, các đội kiểm tra ở các Chi cục Thuế thành phố, thị xã, huyện.
Trong quản lý thuế, trên thế giới có hai phƣơng thức chủ yếu là kiểm tra trƣớc khi chấp nhận và tự khai tự nộp:
- Kiểm tra trƣớc khi chấp nhận là phƣơng thức mà trong đó tờ khai thuế phải đƣợc kiểm tra soát xét ở một mức độ nhất định trƣớc khi thông báo chính thức số thuế phải nộp của NNT.
- Tự khai tự nộp là phƣơng thức mà trong đó tờ khai thuế đƣợc chấp nhận ngay (ngoại trừ trƣờng hợp có những sai sót về tính toán hoặc trình bày). Sau đó các tờ khai thuế sẽ đƣợc chọn mẫu để kiểm tra. Mặc dù còn những tranh luận nhất định, phƣơng thức tự khai tự nộp đƣợc xem là một phƣơng thức có nhiều ƣu điểm hơn và đƣợc áp dụng ngày càng rộng rãi với mục đích cải thiện tính tuân thủ và tính thông qua việc thu đƣợc tiền thuế sớm hơn, thực hiện một chƣơng trình kiểm tra có trọng tâm. Hệ thống tự khai tự nộp nhấn mạnh đến sự tự giác tuân thủ của NNT nhƣng nó phải đi kèm với một hệ thống kiểm tra thuế chặt chẽ và các hình phạt nghiêm khắc cho các hành vi vi phạm. Do đó, một trong những vấn đề cốt lõi để bảo đảm tính tuân thủ hệ thống tự khai tự nộp là việc kiểm tra thuế có hữu hiệu hay không. Việc kiểm tra thuế trong hệ thống tự khai tự nộp nhằm thỏa mãn các mục tiêu sau:
- Phát hiện các hành vi ẩn lậu thuế và thu hồi số thuế bị ẩn lậu;
- Thúc đẩy sự tự giác tuân thủ. Bởi lẽ khi NNT hiểu rằng nếu sai phạm trong việc khai thuế thì sẽ bị phát giác và bị phạt, họ sẽ quyết định lựa chọn việc tuân thủ luật thuế.
- Thu thập thông tin cho việc hoàn thiện hệ thống. Với các dữ liệu thu thập đƣợc qua quá trình kiểm tra thuế sẽ hình thành đƣợc một thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc phát triển các công cụ đánh giá rủi ro sai lệch thuế, đồng thời điều chỉnh những điểm chƣa rõ ràng trong luật định. Kiểm tra thuế trong hệ thống tự khai tự
nộp, việc lựa đối tƣợng kiểm tra là một vấn đề hết sức quan trọng. Nó quyết định sự thành công của các mục tiêu đề ra cho hoạt động kiểm tra thuế. Cụ thể là:
- Nếu chọn các đối tƣợng có rủi ro sai lệch thuế thấp để kiểm tra sẽ tốn kém thời gian nhƣng không phát hiện đƣợc các trƣờng hợp ẩn lậu thuế, không thu hồi đƣợc các khoản thuế bị ẩn lậu.
- Nếu các đối tƣợng đƣợc chọn để kiểm tra theo một khuôn mẫu có định, một số NNT có thể không bao giờ đƣợc chọn để kiểm tra, đều này sẽ không khuyến khích đƣợc sự tuân thủ.
- Việc thu thập thông tin để đánh giá mức độ tuân thủ luật thuế, xây dựng cơ sở dự liệu chuẩn cũng nhƣ phát triển các công cụ đánh giá rủi ro theo luật định và hoàn thiện các quy định thuế đòi hỏi cách thức lựa chọn các đối tƣợng kiểm tra phải tính toán để có đƣợc các kết quả phù hợp.