Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục Thuế huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa (Trang 71 - 73)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Một số nhận xét về công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Những vấn đề tồn tại trong hoạt động kiểm tra thuế trên địa bàn huyện Quảng Xƣơng do các nguyên nhân chủ yếu sau:

- Thứ nhất: Mặc dù phƣơng pháp kiểm tra thuế dƣa trên cơ sở đánh giá mức độ vi phạm, mức độ gian lận của NNT để lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra thuế nhƣng phƣơng pháp phân tích rủi ro còn mang tính thủ, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm trong quản lý do đó phân loại các doanh nghiệp có rủi ro cao để lập kế hoạch kiểm tra không chính xác.

- Thứ hai: Phần mềm các chƣơng trình ứng dụng để thực hiện công tác phân tích hồ sơ khai thuế mặc dù đã đƣợc áp dụng tại Chi cục Thuế, tuy nhiên các chƣơng trình này khi vận hành vẫn thƣờng hay lỗi, hơn thế nữa một số chƣơng trình khi Luật Quản lý thuế có sửa đổi, hay một số Thông tƣ, Nghị định,.. thay đổi nhƣng chƣơng trình hỗ trợ vẫn chƣa nâng cấp cho phù hợp với quy trình. Từ đó làm ảnh hƣởng đến công tác phân tích rủi ro chuyên sâu đối với doanh nghiệp thuộc đối tƣợng kiểm tra thuế .

- Thứ ba: Việc tổ chức cập nhật, thu thập thông tin, chứng cứ, đánh giá phân tích tài liệu kê khai, báo cáo tài chính của doanh nghiệp trƣớc khi tiến hành kiểm tra tại đơn vị chƣa chuyên sâu, còn chung chung, không phát hiện đƣợc các dấu hiệu vi phạm từ đó lập đề cƣơng kiểm tra thuế rập khuôn giữa các doanh nghiệp, không có trọng tâm nội dung kiểm tra thuế cụ thể nên công tác kiểm tra thuế không mang lại hiệu quả cao.

- Thứ tư: Cơ quan thuế chƣa đƣợc giao chức năng khởi tố điều tra các vụ án vi phạm pháp luật về thuế mà đều phải chuyển qua cơ quan Công an. Cơ quan công an không có hệ thống thông tin về thuế, thiếu chuyên môn về quản lý thuế, do đó điều tra rất chậm và kết quả rất hạn chế.

- Thứ năm: Một số cán bộ làm công tác kiểm tra thuế còn hạn chế về nghiệp vụ, kỹ năng phân tích hồ sơ thuế và phân tích báo cáo tài chính, thiếu kinh nghiệm trong kiểm tra thuế, cập nhật chính sách thuế cũng nhƣ chế độ kế toán; trình độ kiểm tra thuế chƣa tƣơng xứng đối với các doanh nghiệp quy mô lớn, đa ngành nghề.

- Thứ sáu: Trình độ hiểu biết về thuế ý thức chấp hành các luật, pháp lệnh về thuế của đại bộ phận nhân dân, kể cả cán bộ, đảng viên trong các cơ quan nhà nƣớc còn nhiều hạn chế chƣa tạo đƣợc dƣ luận rộng rãi lên án mạnh mẽ các hành vi trốn thuế, gian lận về thuế, thậm chí còn khá nhiều trƣờng hợp thờ ơ, khuyến khích, đồng tình.

- Thứ bảy: Đa số doanh nghiệp làm ăn chân chính, nộp thuế đầy đủ. Nhƣng cũng có không ít doanh nghiệp ý thức trách nhiệm xã hội chƣa cao, chƣa tự giác trong nghĩa vụ thuế hoặc cố tình chậm nộp thuế, trốn thuế. Nhiều doanh nghiệp thực hiện kế toán thƣờng chủ yếu đối phó với cơ quan thuế, số liệu trên báo cáo tài chính không phản ánh đúng tình hình SXKD của doanh nghiệp. Thực tế một nhân viên kế toán có thể làm việc cho 2-3, thậm trí tới 5-7 doanh nghiệp nên không thể giúp doanh nghiệp bảo vệ vốn, tài sản của mình.

- Thứ tám: Đối với các cơ quan chức năng và tổ chức có liên quan: Một số cấp uỷ, chính quyền địa phƣơng chƣa quan tâm đúng mức và chƣa thực sự coi công tác thuế là nhiệm vụ của địa phƣơng mình. Các cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân có liên quan (nhƣ cơ quan địa chính, xây dựng, giao thông, công an, kiểm sát, ngân hàng, các cơ quan thông tin đại chúng...) ở từng nơi, từng lúc thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và có hiệu quả với CQT trong việc cung cấp thông tin và áp dụng các biện pháp hỗ trợ để thu đầy đủ, kịp thời tiền thuế vào NSNN.

CHƢƠNG 4

GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN QUẢNG XƢƠNG, TỈNH THANH HÓA

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục Thuế huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)