Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh gia bình, bắc ninh (Trang 50 - 54)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.2. Thiết kế nghiên cứu

2.2.1. Chọn đề tài luận văn

Thứ nhất: Đề tài luận văn thuộc lĩnh vực ngành học của học viên và ở cấp độ: đề tài thuộc lĩnh vực tài chính - ngân hàng, ở cấp độ vi mô hẹp

Thứ hai: Đề tài có tính khả thi.

- Năng lực của học viên: kiến thức tích lũy đƣợc trong quá trình học tập, làm việc và nghiên cứu

- Nguồn tài liệu có sẵn, có chất lƣợng và có thể kế thừa đƣợc.

Thứ ba: Đề tài phục vụ cho chính công việc hiện tại của học viên

Thứ tư: Đề tài phù hợp với sở thích, thế mạnh của học viên

Thứ năm: Đặt tên đề tài. Sau khi chọn đƣợc đề tài thì đặt tên cụ thể cho nó. Tên đề tài ngắn gọn, chuẩn xác, chỉ rõ đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và chỉ đƣợc hiểu theo một nghĩa duy nhất, không đƣợc hiểu mơ hồ theo nhiều nghĩa khác nhau.

2.2.2. Thu thập tài liệu

Sau khi đề tài đƣợc chọn, nghĩa là đã biết đƣợc đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, thì phải bắt tay ngay vào việc thu thập tài liệu. Tìm và phân loại tài liệu nhƣ sau:

Thứ nhất: Nguồn tài liệu cơ bản. Đây chính là các giáo trình, bài giảng, sách tham khảo liên quan đến đề tài.

Thứ hai: Nguồn tài liệu tham khảo có tính kế thừa. Bao gồm các khóa luận cử nhân, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, các công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên đạt giải cao, các đề tài nghiên cứu khoa học cấp viện, cấp trƣờng và cấp bộ có liên quan đến đề tài.

Thứ ba: Nguồn tài liệu có tính thời sự và thực tiễn. Bao gồm các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành và các chính sách, văn bản pháp luật

Bƣớc 1: Thu thập các số tạp chí cuối năm.

Bƣớc 2: Photo các tổng mục lục và đóng thành cuốn.

Bƣớc 3: Nghiên cứu các tổng mục lục để tìm ra các bài mình cần và đánh dấu lại.

Bƣớc 4: Tìm các số tạp chí có bài mình cần và chụp các bài đó lại và đóng thành cuốn để tiện nghiên cứu.

Thứ tư: Tìm kiếm nguồn tài liệu trên internet, qua giới thiệu của thầy cô và tài liệu nội bộ của công ty, ngân hàng...mà mình nghiên cứu.

2.2.3. Đọc tài liệu

Sau khi đã thu thập tƣơng đối tài liệu, phải bắt tay vào đọc tài liệu. Do tài liệu nhiều trong khi thời gian lại có hạn, cho nên cần có kỹ năng đọc và sàng lọc tài liệu.

Bước 1: Trƣớc hết phải đọc và nghiên cứu kỹ các nguồn tài liệu cơ bản.

Bước 2: Đọc lƣớt qua các tài liệu còn lại và loại bỏ hoàn toàn các tài liệu

"lạc đề". Qua vòng đọc này có thể loại tới 1/3 tổng số tài liệu.

Bước 3: Đọc chậm các tài liệu đã chọn ở bƣớc 2. Trong số này, nhiều tài liệu đã lạc hậu, không cập nhật, hoặc nhìn toàn cục bài viết chung chung, không có gì mới, tuy nhiên, một vài nội dung có thể kế thừa đƣợc, có thể là gợi ý để phát triển tiếp..., những nội dung này cần đƣợc ghi chép ra để sử dụng sau này. Sau khi đọc và chép đƣợc nội dung mình cần, thì loại hoàn toàn các tài liệu này. Qua bƣớc này có thể loại tiếp 1/3 tổng số tài liệu.

Bước 4: Với 1/3 tổng số tài liệu còn lại, là những tài liệu hay, cốt lõi để mình kế thừa, hoàn thiện và phát triển tiếp. Đặc biệt, các tài liệu này có tính gợi mở cao và cung cấp phƣơng pháp nghiên cứu và hƣớng giải quyết vấn đề triệt để hơn. Phải đọc kỹ nhiều lần các tài liệu này, khi đọc có so sánh, nếu bật ra đƣợc ý tƣởng mới thì cần phải ghi chép ngay.

2.2.4. Xây dựng đề cương

Trong quá trình đọc và nghiên cứu tài liệu, phải chủ động hình dung cái đích mà đề tài hƣớng tới giải quyết. Khi cái đích đã tƣơng đối rõ ràng, thì bắt tay xây dựng lộ trình để đi tới đích đó; lộ trình đi đến đích chính là đề cƣơng của đề tài

2.2.5. Viết luận văn

Nội dung luận văn đƣợc kết cấu gồm: lời nói đầu, 4 chƣơng và kết luận.

Lời nói đầu: Đối với hầu hết các loại luận văn, lời nói đầu thƣờng có độ dài trong khoảng 1-2 trang, bao gồm các nội dung:

Tính cấp thiết của đề tài. Câu hỏi nghiên cứu.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.

Phƣơng pháp nghiên cứu. Kết cấu các chƣơng.

Nội dung các chương

Sử dụng các tài liệu đã thu thập đƣợc ở bƣớc trên để viết các chƣơng

Chương 1: Viết về lý luận, những vấn đề cơ bản có tính học thuật mà đề tài giải quyết. Nội dung chƣơng 1 phải làm rõ đƣợc những khái niệm, định nghĩa, thuật ngữ, nội dung...đồng thời làm toát lên đƣợc kiến thức tổng hợp, các quan điểm, các trƣờng phái, tình hình nghiên cứu trong nƣớc và quốc tế về lĩnh vực luận văn giải quyết. Nội dung chƣơng 1 đƣợc xem là cơ sở, là phƣơng pháp luận, là chìa khóa để giải quyết các chƣơng sau đó.

Chương 2: Trình bầy các phƣơng pháp sử dụng trong quá trình viết luận văn, và các bƣớc tiến hành viết luận văn nhƣ thế nào.

Chương 3: Viết về thực trạng (thực tiễn), kiểm chứng, đánh giá... Trên cơ sở phƣơng pháp luận đã đƣợc đề cập ở chƣơng 1, và các phƣơng pháp trong chƣơng 2, luận văn sẽ vận dụng nó vào phân tích tình hình thực tiễn mà luận văn đề cập. Nhƣ

vậy, nội dung chính của chƣơng 3 là sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, dùng lý luận để giải quyết thực tiễn, đồng thời dùng thực tiễn để kiểm chứng lý thuyết.

Chương 4: Viết về phƣơng hƣớng, giải pháp, kiến nghị, đề xuất... Trên cơ sở phân tích thực trạng ở chƣơng 3, chƣơng 4 tập trung đƣa ra các giải pháp và kiến nghị (hoặc đề xuất) để khắc phục những điểm hạn chế mà chƣơng 3 đã chỉ ra, đồng thời luận văn cũng có thể đƣa ra những ý kiến hay quan điểm để hoàn thiện về mặt lý luận liên quan đến đề tài.

Kết luận

Kết luận là phần công bố những kết quả nghiên cứu, những đóng góp mới của đề tài. Vì là phần công bố, nên phải ngắn gọn, cô đọng và cụ thể, không kèm theo bất kỳ sự giải thích nào, và thƣờng đƣợc đánh số từ 1, 2, 3.... Các kết quả nghiên cứu đƣợc rút ra từ nội dung nghiên cứu ở các chƣơng, bao gồm cả phần lý luận, thực tiễn và các giải pháp, kiến nghị.

Tài liệu tham khảo

Chỉ liệt kê những tài liệu liên quan đến đề tài mà tác giả đã sử dụng tham khảo và có dẫn chiếu trong đề tài.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN GIA BÌNH,

TỈNH BẮC NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh gia bình, bắc ninh (Trang 50 - 54)