Kiến nghị với Nhà nước và Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh gia bình, bắc ninh (Trang 105 - 108)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.3. Các kiến nghị

4.3.1. Kiến nghị với Nhà nước và Chính phủ

Hoàn thiện các chính sách về kinh tế, pháp luật tạo môi trường thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế phát triển.

Với vai trò vĩ mô của mình, Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh giáo dục, nâng cao mặt bằng dân trí cho ngƣời dân nói chung và nâng cao hiểu biết của ngƣời dân về các dịch vụ ngân hàng nói riêng. Chính phủ có thể đƣa vào các chƣơng trình giáo

dục những kiến thức tối thiểu về ngân hàng và các hoạt động của ngân hàng để dần xóa bỏ khoảng cách đang còn rất lớn giữa ngƣời dân với ngân hàng. Điều này có vai trò đặc biệt quan trọng vì khi ngƣời dân có hiểu biết thì đời sống mới đƣợc nâng cao, ngƣời dân có thể tìm đến ngân hàng để nguồn đầu tƣ cho các dự án làm giàu, để nâng cao mức sống của mình trƣớc khi có đƣợc một khoản thu nhập đủ lớn.

Đối với hoạt động cho vay tiêu dùng thì nền sản xuất trong nƣớc phát triển vừa tạo ra hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng vừa tạo thêm nhu cầu đi vay tiêu dùng trong dân cƣ khi thu nhập của ngƣời dân tăng lên, công ăn việc làm ổn định. Vì vậy, Chính phủ cũng nên tiếp tục có những chính sách khuyến khích sản xuất trong nƣớc phát triển, đặc biệt là sản xuất hàng tiêu dùng.

Để hoạt động tín dụng tiêu dùng có hiệu quả cao thì nhà nƣớc cần phát triển hệ thống cơ quan bảo hiểm tín dụng. Vì bảo hiểm tín dụng sẽ giúp cho ngân hàng giảm thiểu đƣợc những thiệt hại do rủi ro không mong muốn xảy ra, từ đó giúp ngân hàng tránh khỏi những khó khăn và hạn chế nguy cơ bị phá sản...Đặc biệt là khi các NHTM đang dần dần phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng, một loại hình mang lại nguồn lợi lớn nhƣng cũng khá nhiều rủi ro. Ở Việt Nam hiện nay thị trƣờng bảo hiểm tín dụng chƣa phát triển, chƣa có nhiều các công ty bảo hiểm trong khi đó Ngân hàng thƣơng mại thƣờng xuyên gặp phải rủi ro trong kinh doanh. Nên Nhà nƣớc cần tập trung hoàn thiện hơn nữa hệ thống các công ty bảo hiểm tín dụng nhằm nâng cao chất lƣợng cũng nhƣ hiệu quả kinh tế chung của toàn xã hội.

Nhà nước cần ổn định môi trường kinh tế vĩ mô

Trƣớc hết Nhà nƣớc cần xác định rõ và thúc đẩy chiến lƣợc phát triển kinh tế theo hƣớng phát triển các ngành mũi nhọn, ƣu tiên phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành dịch vụ. Nhƣ vậy sẽ góp phần đáng kể vào việc gia tăng mức cung về hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng đáp ứng đƣợc mức cầu ngày càng tăng của dân cƣ. Ngoài ra, việc củng cố cơ cấu ngành một cách hợp lý sẽ giảm bớt tình trạng thất nghiệp, tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động, nâng cao chất lƣợng đời sống ngƣời dân. Không chỉ vậy, Nhà nƣớc cũng cần đƣa ra các chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đúng định hƣớng, ổn định môi trƣờng

kinh tế - chính trị - xã hội tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, nâng cao thu nhập và mức sống dân cƣ thúc đẩy cầu về hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng.

Nhà nước cần hỗ trợ các NHTM trong việc phổ cập các thông tin về hoạt động cho vay tiêu dùng

Thực tế cho thấy hoạt động CVTD chỉ xuất hiện trên báo, đài khi ngân hàng có nhu cầu quảng cáo và tự mình đề nghị với các tờ báo hay đài phát thanh và đài truyền hình. Tuy nhiên, với cách làm nhƣ vậy vẫn chƣa tác động nhiều đƣợc đến nhận thức của ngƣời dân và đây cũng là một khoản chi phí không phải là nhỏ cho ngân hàng.

Nhà nƣớc cần có biện pháp hỗ trợ các NHTM nhƣ yêu cầu các cơ quan phát thanh, truyền hình, báo chí làm các chƣơng trình tài liệu, viết bài giới thiệu, quảng bá về tín dụng tiêu dùng. Nhƣ vậy, vai trò cũng nhƣ tiện ích của loại hình cho vay này sẽ đƣợc đông đảo mọi ngƣời biết đến hơn, qua đó khơi dậy nhu cầu của họ góp phần thúc đẩy hoạt động CVTD của ngân hàng phát triển hơn nữa.

Đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Về nông nghiệp, Nhà nƣớc cần có chiến lƣợc phát triển nông thôn phù hợp, quy hoạch vùng sản phẩm, hỗ trợ kỹ thuật cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi, hỗ trợ về giá để ngƣời sản xuất an tâm bỏ công sức và vốn đầu tƣ. Điều chỉnh chính sách ruộng, hợp pháp hóa quyền sử dụng đất lâu dài đối với ngƣời nông dân; tránh việc giao khoán ruộng đất cho nông dân một cách manh mún, làm ruộng đất bị xé lẻ, cản trở việc phát triển sản xuất quy mô lớn; nhất quán trong việc nhận quyền sử dụng đất làm tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng. Chính sách thuế, nhất là thuế nông nghiệp cần tạo nhiều ƣu đãi để khuyến khích ngƣời dân sản xuất. Các loại thuế về nhập khẩu vật tƣ, phân bón máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cần đƣợc ƣu đãi hơn nữa để khuyến khích đầu tƣ cải tiến sản xuất. Nâng cao đời sống của ngƣời nông dân.

Chuyển đổi cơ cấu đầu tƣ vốn sản xuất nông nghiệp tới từng vùng, từng dự án theo từng địa phƣơng để khuyến khích hộ sản xuất nông nghiệp phát huy đƣợc kinh nghiệm trong sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm. Để đƣa mặt hàng truyền thống

của địa phƣơng phát triển thì Nhà nƣớc phải có kế hoạch giao cho từng địa phƣơng sản xuất ra hàng tiêu dùng xuất khẩu, có thị trƣờng tiêu thụ. Nhà nƣớc cũng nên trợ giá cho ngƣời sản xuất. Bên cạnh đó Nhà nƣớc kết hợp với địa phƣơng giao đất lâu dài cho nông dân chủ động trong thâm canh tăng vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh gia bình, bắc ninh (Trang 105 - 108)