Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh gia bình, bắc ninh (Trang 86 - 91)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp

3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hiệu quả

động cho vay tiêu dùng

3.3.2.1. Những hạn chế

Một là: Về sự hài lòng của khách hàng

Khách hàng khi muốn tiếp xúc với các khoản vay thƣờng phải tự tìm đến ngân hàng để nhận đƣợc các dịch vụ ngân hàng cung cấp. Không nhƣ nhiều hình thức ngân hàng cổ phần đang triển khai, họ kết hợp với đơn vị bán hàng thông thƣờng nhƣ hệ thống siêu thị để có các chƣơng trình vay khi họ đi mua sản phẩm hàng hóa thông thƣờng, đặc biệt hiện nay các công ty tài chính thƣờng kết hợp với hệ thống các cửa hàng điện máy để cho khách hàng vay mua hàng điện tử trả chậm nhƣ tivi, máy vi tính, tủ lạnh, máy giặt...và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu khác, liên kết với các Salon ôtô để chào và giới thiệu cho vay trả góp.

Tuy các thủ tục vay đã đƣợc đơn giản hóa hơn và cán bộ ngân hàng tận tình hƣớng dẫn cho khách hàng nhƣng thủ tục vay vốn vẫn còn khá rƣờm rà, phức tạp, gây tốn thời gian cho cả hai bên. Đặc biệt là hình thức vay cầm cố giấy tờ có giá trở nên phức tạp hơn sau khi có quy định mới về thủ tục vay cầm cố GTCG. Mặc dù hình thức vay này khá đơn giản, GTCG là tài sản có tính thanh khoản cao, rủi ro rất thấp, cần khuyến khích, mở rộng. Tuy nhiên với những quy định mới này, việc cho vay bằng hình thức cầm cố GTCG bị hạn chế nhiều.

Hai là: Về khoa học kỹ thuật

Về việc cho vay bằng phát hành thẻ tín dụng. Hiện nay chi nhánh mới chỉ phát hành đƣợc thẻ Visa Credit, chƣa phát hành đƣợc thẻ Visa Debit và thẻ Master, điều này gây khó khăn trong công tác phát triển sản phẩm cho vay thẻ tín dụng quốc tế và khó có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác đã phát hành các loại thẻ từ lâu nhƣ: Vietcombank, ACB, Sacombank, HSBC…

Về hệ thống chấm điểm khách hàng, NHNN&PTNT huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh mới triển khai đối với đối tƣợng là Doanh nghiệp, đối với khách hàng cá nhân chi nhánh cũng nhƣ các chi nhánh khác trong hệ thống đang chờ quy định do Hội Sở Chính ban hành. Điều này cũng gây khó khăn cho cán bộ cho vay khi thực hiện xếp hạng khách hàng cá nhân, chủ yếu họ thực hiện xếp hạng khách hàng theo kinh nghiệm.

Ba là: Về quy mô

Quy mô cho vay còn ở mức trung bình, doanh số và dƣ nợ CVTD chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của ngân hàng cũng nhƣ của thị trƣờng. Qua các số liệu phân tích ở trên, có thể nhận thấy tỷ trọng doanh số CVTD, cũng nhƣ dƣ nợ bình quân so với tổng dƣ nợ cho vay không cao mặc dù đã có sự tăng trƣởng dần qua từng năm, nếu căn cứ vào mức cầu về sản phẩm dịch vụ CVTD thì khả năng cung ứng sản phẩm này của chi nhánh dƣờng nhƣ là còn quá nhỏ bé.

Bốn là: Về cơ cấu

Cơ cấu cho vay còn chƣa đồng đều, chƣa thể hiện đƣợc bản sắc riêng của ngân hàng trong mỗi sản phẩm. Sản phẩm còn chung chung nhƣ cho vay mua ô tô, cho vay mua nhà… khiến khách hàng chƣa thực sự ấn tƣợng với sản phẩm, điều mà các ngân hàng đặc biệt là các NHTM cổ phần làm đƣợc do có sự khác biệt hoá rất tốt. Hiện tại, chi nhánh còn bỏ qua một thị trƣờng có tiềm năng rất lớn đó là thực hiện CVTD gián tiếp thông qua các đại lý cung cấp sản phẩm hàng hoá, một dạng của thuê mua hiện đại. Chính vì số lƣợng sản phẩm ít, chƣa có sự chuyên biệt mà số khách hàng đến giao dịch sử dụng dịch vụ vay tiêu dùng còn hạn chế.

3.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân chủ quan

- Do hoạt động bán lẻ mới đi vào hoạt động nên danh mục các sản phẩm cho vay tiêu dùng vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, vì vậy nên cơ cấu cho vay còn chƣa đồng đều.

- Chi phí cho vay tiêu dùng: Trong giai đoạn 2013- 2014 hầu hết các ngân hàng không chỉ là ngân hàng cổ phần mà cả hệ thống ngân hàng quốc doanh đều

gặp không ít khó khăn trong tạo lập nguồn vốn kinh doanh nên đã tăng lãi suất huy động vốn ở mức rất cao để tranh giành thị phần tiền gửi khách hàng cá nhân. Trong khi đó, lãi suất huy động vốn lại là yếu tố chính cấu thành chi phí của các khoản vay, đặc biệt là CVTD. Chính vì vậy, việc tăng lãi suất huy động sẽ làm tăng chi phí huy động vốn và qua đó trực tiếp làm tăng chi phí cho vay tiêu dùng. Các chi phí cho cán bộ tín dụng, chi phí thẩm định, đi lại… cũng là những chi phí đáng kể. Nhƣ đã phân tích ở trên, NHNN$PTNT huyện Gia Bình luôn duy trì mức độ lãi suất CVTD ở mức tƣơng đối thấp trong điều kiện này sẽ làm giảm mức lợi nhuận so với các ngân hàng khác và vì thế gián tiếp ảnh hƣởng tới chất lƣợng hoạt động CVTD.

Ngoài ra, các khoản vay tiêu dùng thƣờng là các khoản vay trung hạn từ 3-5 năm mà nguồn vốn trung hạn của ngân hàng là tƣơng đối có hạn và kém linh hoạt. Vì vậy, việc dùng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho các khoản vay tiêu dùng cũng là nhân tố góp phần gia tăng chi phí rủi ro cho ngân hàng.

- Ngân hàng chƣa xây dựng hoàn chỉnh một hệ thống phân loại các khoản vay để đánh giá và quản lý chúng theo tiêu chuẩn, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, sự cẩn thận của cán bộ tín dụng nên dễ phát sinh rủi ro

- Mối quan hệ với cấp ủy chính quyền địa phƣơng, các tổ chức chính trị đoàn thể có liên quan trong việc cho vay thu nợ, xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay chƣa đƣợc thực sự quan tâm, việc chỉ đạo chƣa sát sao.

Nguyên nhân khách quan

- Khách hàng vẫn giữ thói quen tích luỹ và chi tiêu chính là những nguyên nhân khiến cho hoạt động CVTD còn nhiều hạn chế, đó là thói quen tâm lý sợ đi vay ngân hàng, không thích bản thân trong tình trạng nợ nần. Ngoài ra nhiều khách hàng không hiểu thủ tục ngân hàng nên cho rằng thủ tục vay rất phức tạp nên họ chọn hình thức vay khác với chi phí cao hơn.

- Mức độ cạnh tranh cho vay tiêu dùng ngày càng gay gắt với sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thƣơng mại thể hiện qua những thủ tục cho vay ngày càng ngắn gọn và linh hoạt với cơ chế ngày một thông thoáng hơn. Điều này dẫn đến thị phần

cho vay tiêu dùng của NHNN$PTNT huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh có phần giảm xuống tƣơng đối.

- Hiện tại, luật pháp Việt Nam đã tạo ra một hệ thống cơ sở pháp lý cho hoạt động cho vay tiêu dùng của các NHTM nhƣng còn khá chung chung. Căn cứ pháp lý về CVTD chƣa có cơ sở pháp lý đầy đủ, cụ thể và chặt chẽ để đảm bảo an toàn, không xảy ra rủi ro. Điều này gây khó khăn cho cả ngân hàng và khách hàng trong việc tìm hiểu các thông tin, quy chế cụ thể của hoạt động CVTD. Ngƣời đi vay tiêu dùng cũng gặp nhiều khó khăn trong việc cấp giấy tờ cho các loại tài sản đảm bảo.

Kết luận chƣơng 3

Trong chƣơng 3, tác giả đã trình bày khái quát về quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức hoạt động, kết quả hoạt động kinh doanh và thực trạng cho vay tiêu dùng tại NHNN$PTNT huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Từ những lý luận ở chƣơng 1, và các phƣơng pháp ở chƣơng 2, tác giả đã phân tích và đánh giá tình hình thực tế, những kết quả đạt đƣợc và những tồn tại trong công tác cho vay tiêu dùng tại NHNN$PTNT huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, cũng nhƣ phân tích những nguyên nhân chính dẫn đến những hạn chế, tồn tại. Dựa trên cơ sở đƣợc xem xét kỹ lƣỡng và khoa học thì hoạt động cho vay tiêu dùng trong tƣơng lai sẽ toàn diện hơn và mang lại hiệu quả cao hơn, xứng đáng là mục tiêu trọng điểm trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Mặt khác, những tồn tại, những hạn chế qua thực tế khảo sát thực trạng hoạt động kinh doanh của NHNN$PTNT huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh nói chung và thực tế CVTD nói riêng của chi nhánh là những cơ sở mang tính thực tiễn cao để Tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng của NHNN$PTNT huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh trong chƣơng 4 của luận văn.

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh gia bình, bắc ninh (Trang 86 - 91)