3.2. Tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV Đông Đô
3.2.1. Đối tượng và quy trình
3.2.1.1. Đối tượng CVTD tại BIDV Đông Đô.
Mặc dù CVTD đã phổ biến trên thế giới từ rất lâu nhƣng hoạt động này mới chỉ xuất hiện ở Việt Nam vào cuối những năm 90. Từ khi ra đời ở Việt Nam đến nay các ngân hàng quốc doanh, ngoài quốc doanh, các ngân hàng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đều lựa chọn hoạt động này vào danh mục tín dụng của ngân hàng mình. Vì vậy, tuy mới xuất hiện nhƣng sự cạnh tranh về loại hình tín dụng này là rất lớn giữa các ngân hàng. Không nằm ngoài xu hƣớng trên, BIDV Đông Đô ngay từ giai đoạn đầu mới thành lập cũng đã đƣa sản phẩm cho vay tiêu dùng vào cung cấp cho khách hàng.
Đối tƣợng CVTD mà BIDV Đông Đô hƣớng đến là công nhân viên chức, cá nhân và hộ gia đình. Khoản vay đƣợc sử dụng vào mục đích mua sắm các trang thiết bị sinh hoạt gia đình, cƣới hỏi, du lịch, đi học, mua phƣơng tiện đi lại nhƣ: ô tô, xe máy; mua nhà cửa…
3.2.1.2. Quy trình CVTD của BIDV Đông Đô.
Bước 1: Gặp gỡ, phỏng vấn và hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn:
Gặp gỡ, phỏng vấn: Khi KH có nhu cầu sử dụng sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng, cán bộ QLKH tiến hành phỏng vấn sơ bộ khách hàng để làm rõ nhu cầu tín dụng, điều kiện kinh tế và các điều kiện khách có liên quan của khách hàng, khả năng khách hàng đáp ứng các điều kiện cho vay trong từng sản phẩm cho vay tiêu dùng cụ thể. Trên cơ sở đó, khách hàng đƣợc tƣ vấn sử dụng sản phẩm phù hợp nhất.
Hƣớng dẫn khách hàng: Trên cơ sở hồ sơ theo quy định tại từng sản phẩm cho vay tiêu dùng cụ thể, cán bộ QLKH đƣợc phân công có trách nhiệm hƣớng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn một cách chi tiết, đầy đủ theo quy định của từng sản phẩm cụ thể và yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ một lần.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ:
Căn cứ vào hồ sơ theo quy định trong từng sản phẩm tín dụng bán lẻ cụ thể và hƣớng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ cán bộ QLKH trực tiếp tiếp nhận toàn bộ hồ sơ từ khách hàng. Cán bộ ngân hàng phải kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo yêu cầu, tính đầy đủ, phù hợp của thông tin trên bề mặt hồ sơ, đối với hồ sơ bản sao có đối chiếu với các hồ sơ gốc (nếu có), đảm bảo sự phù hợp về thông tin giữa các hồ sơ…(Trƣờng hợp khách hàng chƣa cung cấp đầy đủ hồ sơ nhƣ đã hƣớng dẫn và theo yêu cầu, cán bộ QLKH phải có trách nhiệm yêu cầu khách hàng bổ sung một lần những hồ sơ còn thiếu).
Sau khi hoàn thành việc tiếp nhận hồ sơ, cán bộ QLKH báo cáo lãnh đạo Phòng quản lí KHCN/PGD để phân công cán bộ xử lý theo các bƣớc tiếp theo.
Bước 3: Đánh giá, phân tích hồ sơ, lập và phê duyệt báo cáo đề xuất tín dụng:
Trên cơ sở bộ hồ sơ vay vốn đầy đủ của khách hàng, lãnh đạo Phòng quản lí KHCN/PGD phân công cán bộ quản lý khách hàng nghiên cứu, đánh giá phân tích khoản vay theo những nội dung cụ thể sau đây:
* Về thông tin khách hàng: Đối chiếu, xác minh các thông tin khách hàng cung cấp trong giấy đề nghị vay vốn, cụ thể: Thông tin khách hàng, thẩm định tính chính xác, đầy đủ và sự phù hợp về nội dung của thông tin giữa các tài liệu chứng minh.
*Về năng lực tài chính của khách hàng: Tiến hành đánh giá phân tích thu nhập của khách hàng trên cơ sở hồ sơ chứng minh năng lực tài chính đã đƣợc khách hàng cung cấp, cụ thể:
*Về lịch sử quan hệ tín dụng: Kiểm tra thông tin khách hàng trên phân hệ CIF7 để biết nắm bắt và phân tích đƣợc lịch sử giao dịch của khách hàng (đối với khách hàng cũ) về mức vay, dƣ nợ hiện tại, việc thực hiện trả nợ gốc và lãi…
* Về tài sản đảm bảo: Tiến hành thẩm định tài sản đảm bảo theo quy định hiện hành về giao dịch bảo đảm trong cho vay của BIDV. Trƣờng hợp sản phẩm cho vay tiêu dùng cụ thể có quy định khác, việc thẩm định tài sản đảm bảo đƣợc thực hiện theo quy định của sản phẩm đó.
* Lập báo cáo đề xuất tín dụng, phê duyệt đề xuất tín dụng: Sau khi nghiên cứu toàn diện hồ sơ, căn cứ vào kết quả thẩm định khách hàng (thẩm định thông tin khách hàng, tài sản đảm bảo), điểm tín dụng cá nhân mà khách hàng đạt đƣợc (nếu có), hồ sơ vay vốn và đối chiếu, đánh giá so với các điều kiện theo quy định tại từng sản phẩm cho vay tiêu dùng cụ thể, cán bộ QLKH lập báo cáo đề xuất tín dụng theo mẫu và thực hiện.
Bước 4: Quyết định cấp tín dụng:
Trên cơ sở báo cáo đề xuất tín dụng của cán bộ quản lí KHCN/ PGD kèm theo hồ sơ vay vốn, cấp có thẩm quyền thực hiện việc xem xét phê duyệt cấp tín dụng theo quy định về phân cấp thẩm quyền.
Bước 5: Ký kết các hợp đồng và hoàn thiện các thủ tục pháp lý:
Soạn thảo, đàm phán các hợp đồng: Cán bộ QLKH soạn thảo hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay phù hợp để trình lãnh đạo quản lí KHCN/PGD kiểm soát trƣớc khi trình cấp có thẩm quyền ký hợp đồng.
Bước 6: Đề xuất và quyết định giải ngân:
Trình tự đề xuất và quyết định giải ngân đối với khoản vay thuộc thẩm quyền phán quyết tín dụng của Chi nhánh: Sau khi các cấp có thẩm quyền tại Chi nhánh quyết định cấp tín dụng, cán bộ QLKH lập bảng kê rút vốn/ hợp đồng tín dụng cụ thể trình cấp có thẩm quyền ký kết trƣớc khi chuyển sang phòng QTTD.
Bước 7: Giao nhận hồ sơ và phê duyệt cập nhập thông tin vào hệ thống SIBS:
Giao, nhận hồ sơ: Khi hoàn tất các nội dung nêu trên, cán bộ QLKH hoàn thiện 3 bộ hồ sơ liên quan đến khách hàng, khoản vay (trong đó (i) 02 bộ hồ sơ sẽ bàn giao cho phòng QTTD để phê duyệt, cập nhật thông tin và chuyển cho phòng DVKH để giải ngân, (ii) 01 bộ hồ sơ chuyển cho khách hàng.
Phê duyệt cập nhật thông tin vào Phân hệ tín dụng hệ thống SIBS: Cán bộ QTTD nhập hồ sơ trên hệ thống và chuyển bộ hồ sơ cho phòng DVKH để thực hiện việc giải ngân.
Bước 8: Giải ngân:
Phòng DVKH sau khi nhận hồ sơ giải ngân từ phòng QTTD, chịu trách nhiệm: Hƣớng dẫn khách hàng hoàn chỉnh nội dung chứng từ giải ngân,gồm: uỷ nhiệm chi, giấy lĩnh tiền mặt,… Trình tự thủ tục thực hiện theo quy định hiện hành của BIDV về chuyển tìên, rút tiền.
Bước 9: Kiểm tra, giám sát khách hàng, khoản vay
Cán bộ quản lí KHCN có trách nhiệm kiểm tra, giám sát khách hàng vay, khoản vay, mục đích sử dụng vốn vay theo quy định.
Bước 10: Quản lý sau khi giải ngân và thu nợ, phí, lãi:
Quản lý sau giải ngân: Cán bộ QTTD có trách nhiệm thƣờng xuyên theo dõi thông qua hợp đồng tín dụng, bảng kê rút vốn, các chƣơng trình báo cáo phần mềm …. để thông báo định kỳ ( trƣớc ngày đến hạn tối thiểu 7 ngày làm việc ) cho Phòng quản lí KHCN để đôn đốc thu hồi nợ gốc, nợ lãi, nợ phí từ khách hàng theo đúng quy định tại Hợp đồng. Cán bộ quản lí KHCN trong phạm vi trách nhiệm quản lý khách hàng theo phân công, chủ động hoặc trên cơ sở thông báo của cán bộ QTTD thƣờng xuyên chăm sóc, thông báo khách hàng trả nợ, đảm bảo không để nợ quá hạn xảy ra.
Bước 11: Điều chỉnh tín dụng:
Khi khách hàng có nhu cầu điều chỉnh tín dụng hoặc bộ phận quản lí KHCN chủ động đề xuất điều chỉnh tín dụng trên cơ sở đánh giá khoản vay, tài sản đảm bảo… hoặc khi nhận đƣợc các thông tin cảnh báo của bộ phận QLRR thì cán bộ quản lí KHCN phụ trách khoản vay là đầu mối tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi đƣợc phê duyệt, cán bộ tín dụng sẽ điều chỉnh hạn mức/số tiền vay, gia hạn nợ vay, điều chỉnh kỳ hạn nợ, điều chỉnh các kỳ hạn tín dụng, biện pháp đảm bảo, tài sản đảm bảo…cho khách hàng.
Trƣờng hợp, khách hàng trả nợ (gốc, lãi) đúng kì hạn hoặc đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, có giấy đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ và đƣợc đánh giá là có khả năng trả nợ trong kỳ hạn tiếp theo hoặc trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, hoặc trong một thời hạn nhất định sau thời hạn vay, CBQL KHCN hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Bước 12: Xử lý thu hồi nợ quá hạn:
Khi phát sinh nợ đến hạn nhƣng khách hàng không có khả năng trả nợ và không đƣợc BIDV xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ, CBQLKHCN chịu trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho khách hàng để đôn đốc khách hàng trả nợ, đồng thời phối hợp với bộ phận QLRR đề xuất các biện pháp xử lƣ trình cấp có thẩm quyền quyết định tín dụng xem xét, quyết định.
Bước 13: Thanh lý hợp đồng tín dụng và lưu hồ sơ:
Tất toán khoản vay: Khi khách hàng trả hết nợ, CBQLKHCN phối hợp với CBQTTD và CBDVKHCN đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí, …. để tất toán khoản vay, thanh lý hợp đồng, giải toả các hợp đồng đảm bảo tiền vay. Cán bộ QTTD thực hiện lƣu trữ toàn diện hồ sơ và quản lý theo quy định của BIDV.