Xử lý các khoản nợ quá hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông đô (Trang 87 - 88)

4.3. Một số giải pháp mở rộng hoạt động CVTD tại BIDV Đông Đô

4.3.7. Xử lý các khoản nợ quá hạn

Để nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng song song với việc thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế phát sinh nợ quá hạn mới thì việc xử lý thu hồi các khoản nợ quá hạn nợ khó đòi đang tồn đọng cần tiến hành một cách tích cực và không để các khoản nợ mới phát sinh. Với các khoản nợ quá hạn ngân hàng cần phân tích nguyên nhân do yếu tố chủ quan hay khách quan mà dẫn đến các khoản nợ đó . Từ đó ngân hàng sẽ có những cách giải quyết thích hợp:

- Đối với các khoản nợ quá hạn vẫn còn khả năng thu hồi trong loại này ngân hàng cũng cần phân tích chi tiết trên cơ sở nguyên nhân nợ quá hạn:

- Đối với các khoản nợ không có khả năng thanh toán mà phải xử lý bằng tài sản thế chấp: hiện nay chính phủ đã có những văn bản xử lý tài sản thế chấp tạo thuận lợi rất lớn cho ngân hàng. Tuy nhiên nhiều trƣờng hợp việc phát mại tài sản gặp khó khăn do số tiền phát mại nhỏ hơn số vốn cần thu hồi, thời gian phát mại dài gây ra chi phí lớn thậm chí không phát mại đƣợc. Nhƣng xử lý tài sản không nên chú trọng vào phát mại tài sản. Ngân hàng thu hồi nợ quá hạn nên áp dụng những biện pháp:

+ Dùng tài sản cho thuê và thu tiền

+ Dùng tài sản đó làm tài sản góp vốn liên doanh

+ Nếu địa điểm của tài sản thế chấp thuận lợi ngân hàng có thể thu hồi và sử dụng nó làm địa điểm giao dịch.

Phát mại tài sản để thu nợ là biện pháp cuối cùng. Nợ quá hạn là điều không mong muốn của ngân hàng. Song nếu đã xảy ra thì ngân hàng cần phải có biện pháp tích cực để thu hồi nợ, giảm nợ quá hạn chính là nâng cao chất lƣợng tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông đô (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)