Kết quả triển khai xử lý và thu hồi nợ xấu của MB giai đoạn 2017-2019 như sau:
a. Áp dụng các biện pháp tài trợ/cơ cấu nợ
Trong xử lý nợ xấu, biện pháp tài trợ/cơ cấu nợ luôn được ưu tiên khi các khoản nợ được đánh giá có khả năng phục hồi năng lực trả nợ sau khi xử lý, bao gồm:
(1) Cho vay tiếp để duy trì hoạt động/(2) Đôn đốc thu hồi nợ (3) Cơ cấu nợ (4) Nợ được miễn/giảm lãi
Bảng 2.5: KQ xử lý nợ xấu bằng biện pháp tài trợ/cơ cấu nợ của MB giai đoạn 2017 - 2019
2 Bán nợ cho VAMC/DATC 45 0 0
3 Khởi kiện 47 15 35
4 Xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro 1143 1852 3266
Tổng 1,503 2,293 3,830
Nguồn: Báo cáo nội bộ Ngân hàng TMCP Quân Đội
Lũy kế từ 2017 đến 2020, MB đã xử lý được 2.952tỷ đồng nợ xấu theo các giải pháp đôn đốc thu hồi nợ, cơ cấu nợ, miễn giảm lãi tiền vay; trong đó: (i) Đôn đốc thu hồi nợ KH trả nợ hàng năm từ 597 đến 792 tỷ đồng; (ii) thu hồi nợ xấu từ cơ cấu nợ từ 43 lên 171 tỷ đồng .(iii) thu hồi nợ từ giải pháp miễn giảm lãi là 100- 200 tỷ đồng/ năm
Đây cũng là là Kết quả tích cực khi triển khai Nghị quyết số 42 khi hình thức khách hàng tự trả chiếm tỷ trọng lớn, phản ánh ý thức trả nợ của Khách hàng đã cải thiện khi TCTD, VAMC có quyền thu giữ TSBĐ theo Nghị quyết số 42.
b.Các biện pháp xử lý, thu hồi nợ
Đối với Khách hàng/khoản nợ được đánh giá không thể cải thiện năng lực trả nợ, MB đã tăng cường áp dụng các biện pháp thanh lý nợ bao gồm các phương án:(1)Xử lý tài sản để thu nợ (2) Bán nợ cho VAMC/Công ty mua nợ như DATC (3) Khởi kiện (4) Xử lý quỹ dự phòng rủi ro
Bảng 2.6: KQ xử lý nợ xấu thông qua các biện pháp xử lý, thu hồi nợ của MB giai đoạn 2017 - 2019
trong đó:
- Xử lý nợ xấu thông qua hình thức xử lý TSBĐ của KH tăng từ 268 tỷ năm 2017 lên 529 tỷ đồng năm 2020. Kết quả này cho thấy từ khi Nghi quyết 42 ra đời với đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong công tác xử lý nợ xấu. Các vướng mắc về pháp lý của ngành Ngân hàng liên quan đến xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm đã kéo dài nhiều năm qua được hướng dẫn giải quyết, tạo cơ chế đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, khả thi, triệt để, đảm bảo quyền của chủ nợ trong xử lý nợ xấu, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD phát huy tốt vai trò là kênh dẫn vốn chủ đạo, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế. Theo đó:
+ TCTD, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Công ty quản lý tài sản các TCTD Việt Nam (VAMC) được bán nợ xấu, tài sản bảo đảm (TSBĐ) của khoản nợ theo giá thị trường, kể cả việc bán nợ xấu với giá trị thấp hơn giá trị sổ sách của khoản nợ nhưng phải đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật hiện hành.
+ TCTD, VAMC có quyền thu giữ TSBĐ đã ảnh hưởng đến ý thức tự nguyện trả nợ của khách hàng;
+TCTD được chuyển nhượng các TSBĐ là dự án bất động sản khi đáp ứng các điều kiện chuyển nhượng dự án bất động sản phù hợp với đặc thù xử lý TSBĐ
trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng. TSBĐ của người phải thi hành án đang bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tại TCTD, VAMC được bảo đảm không bị kê biên để thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật về thi hành án dân sự trừ trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của TCTD, VAMC...
- MB đã tích cực triển khai công tác bán nợ theo giá trị thị trường cho DATC và các đơn vị khác (doanh nghiệp/cá nhân) và triển khai khởi kiện, tuy nhiên giá trị không lớn, số tiền thu hồi nợ từ hai giải pháp này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị thu hồi nợ xấu của ngân hàng.
- Sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu nội bảng tăng từ 1,503 tỷ đồng lên 3.830 tỷ đồng điều này cho thấy công tác xử lý nợ xấu 3 năm qua tại MB phụ thuộc nhiều vào công tác xử lý dự phòng rủi ro tín dụng. Đây chưa phải giải pháp thu hồi nợ triệt để do đó MB cần phải tăng cường để hiệu quả thu hồi nợ tốt hơn từ các giải pháp như xử lý tài sản, bán nợ, khởi kiện.
Như vậy MB luôn quyết liệt trong các giải pháp xử lý nợ xấu; xây dựng và triển khai các biện pháp kiểm soát nợ xấu phát sinh mới và nâng cao chất lượng tín dụng đảm bảo tỷ lệ nợ xấu kiểm soát nhỏ hơn mức mục tiêu kiểm soát của NHNN là 3%.
2.3. Đánh giá thực trạng QLNX tại MB 2.3.1 Những kết quả đạt được
Thứ nhất, công tác nhận diện, PLN được thực hiện nghiệm túc và thống nhất trong toàn hệ thống,
MB thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên cơ sở phản ánh đầy đủ, trung thực chi phí kinh doanh, đảm bảo an toàn và phát triển bền vững (theo dõi kết quả phân loại nợ; xác định TSBĐ đủ điều kiện để khấu trừ và tỷ lệ khấu trừ tương ứng; thực hiện trích lập dự phòng đầy đủ, đảm bảo sẵn sàng tài chính cho những tổn thất có thể xảy ra, phù hợp quy định của NHNN từng thời kỳ).
Việc sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng phù hợp chính sách về dự phòng rủi ro tín dụng của MB từng thời kỳ.
quả tích cực trong QLNX
- MB đã ban hành khá đầy đủ các quy trình, quy định, hướng dẫn liên quan đến công tác thu hồi xử lý nợ quản trị nói chung và hướng dẫn triển khai Nghị quyết 42 nói riêng như: Quy định cơ chế và quản lý và thu hồi nợ quản trị; Quy trình xử lý nợ quản trị với KHCN, SME, CIB kèm các Hướng dẫn xử lý với từng loại TSBĐ; Quy trình quản lý nợ quản trị bàn giao MBAMC.. .trong đó MB đã quy định, hướng dẫn khá đầy đủ các nội dung nhằm triển khai các giải pháp thu hồi nợ xấu theo Nghị quyết 42;
- MB đã triển khai linh hoạt các kênh thu hồi nợ: nội bộ (chi nhánh, Phòng Tái cấu trúc), phối hợp với các đơn vị thu nợ (AMC, các đơn vị ngoài MB);
- MB triển khai đa dạng các giải pháp thu hồi nợ (thu giữ, tái cấu trúc, khởi kiện, bán nợ ..);
Thứ 3, MB đã ứng dụng và triển khai hoạt động thu hồi nợ trên phần mềm thu hồi nợ (Debt Collection - phần mềm DC) phần nào hỗ trợ công tác theo dõi, quản lý, nâng cao hiệu hoạt động thu hồi nợ
(1) Phần mềm DC vận hành đảm bảo yêu cầu quản lý hoạt động thu hồi nợ quản
trị theo yêu cầu của MB:
+ Phần mềm quản lý toàn bộ danh mục phát sinh nợ quá hạn>=1 ngày, nợ có nhóm nợ >=2, nợ khác theo phân luồng của MB.
+ Phân luồng hồ sơ nợ quản trị cho đơn vị đầu mối xử lý (Chi nhánh, MBAMC, đơn vị thu hồi nợ thuê ngoài, Tái cấu trúc/Ban Pháp chế.) đảm bảo 100% hồ sơ nợ có vấn đề có đơn vị chuyên trách xử lý; sau đó phần mềm tiếp tục hỗ trợ phân luồng hồ sơ tới cá nhân chịu trách nhiệm xử lý nợ trực tiếp;
+ Các khoản nợ quản trị được cập nhật thông tin đánh giá Hồ sơ/Khách hàng/TSBĐ, xây dựng, phê duyệt và theo dõi triển khai phương án xử lý nợ.
(2) Phầm mềm DC là công cụ giúp chuyên viên xử lý nợ lập các phương án xử lý nợ nhanh chóng kịp thời, giảm thời gian lập tờ trình, cung cấp các tiện ích để công tác thu hồi nợ nhanh chóng hiệu quả với các chức năng vượt trội: Chức năng Xuất tờ trình Phương án xử lý nợ tự động, chức năng Email tự động nhắc nợ quá hạn mới phát sinh gửi Chuyên viên quan hệ Khách hàng/Trưởng phòng/Ban lãnh
VPBank 2.87% 2.72% 2.69% 1,630 3,242 4,130 52.60% 52.70% 52.35%
~2 BIDV đạo chi nhánh, chức năng theo dõi hồ sơ tố tụng, chức năng báo cáo tình hình triển1.45% 1.58% 1.65% 8,492 15,834 15,720 84.20% 76.10% 74.60%
khai các phương án xử lý nợ đã được ban lãnh đạo phê duyệt....
(3) Khi triển khai quy trình XLN quản trị mới năm 2017, Phần mềm DC là công
cụ để dịch chuyển mô hình xử lý nợ theo hướng tự động, hoàn thiện mô hình xử lý nợ
quản trị của MB:
- Phần mềm giúp đẩy mạnh bàn giao nợ tự động từ MB sang MBAMC: Rút ngắn thời gian bàn giao hồ sơ từ MB sang MBAMC từ bình quân từ 10 ngày theo quy trình cũ xuống còn 1-2 ngày thông qua phần mềm DC góp phần tăng năng suất lao động của các đơn vị tham gia vào quy trình thu hồi nợ, Khuyến khích đơn vị kinh doanh chủ động bàn giao nợ sang MBAMC, giải phóng đơn vị kinh doanh, tập trung phát triển kinh doanh.
- Để đáp ứng yêu cần vận hành chính thức quy trình mới phần mềm tiếp tục được cải tiến để phân luồng nợ tự động theo tuổi nợ, line Khách hàng, sản phẩm tới các đơn vị thu hồi nợ, theo dõi nợ do các đơn vị thu hồi nợ đang quản lý, cập nhật thông tin XLN theo từng giai đoạn XLN phù hợp quy trình XLN quản trị và thực tế phát sinh, đo lường hiệu quả thu hồi nợ.
(4) Phần mềm DC lưu trữ toàn bộ dữ liệu về khách hàng/phương án xử lý nợ làm cơ sở góp phần xây dựng các mô hình định lượng rủi ro theo thông lệ quốc tế PD/LGD/EAD
(5) Hiện nay, phần mềm DC đang được xây dựng các kết nối với một số phần mềm khác CMV/CRM/BPM để tăng thêm nhiều tiện ích cho người dùng. Ngoài ra dữ liệu của phần mềm DC sẽ được sử dụng phục vụ phần mềm gọi điện nhắc nợ, dữ liệu báo cáo XLDP, chốt nhóm nợ.
2.3.2 Những điểm hạn chế và nguyên nhân
Nợ xấu chưa được xử lý triệt để hiệu quả so với quy mô phát sinh, phụ thuộc nhiều vào công tác xử lý dự phòng.Năm 2019, xử lý dự phòng của MB là 3395 tỷ đồng tăng ~297% so với năm 2017. Việc tăng cường xử lý dự phòng sẽ khiến cho lợi nhuận của Ngân hàng bị ảnh hưởng khiến MB không vượt trội về lợi nhuận so với các TCTD khác như Teckcombank, VPBank
Bảng 2.7: Xử lý dự phòng và tỷ lệ bao phủ nợ xâu
~6 VCB 1.15% 0.98% 0.78% 6,208 4,081 4,453 130.50% 165.30% 182.24%
vay vốn, tình hình tài chính, kinh doanh của Khách hàng thiếu chính xác, không thẩm định thực địa khách hàng tài sản bảo đảm. Hoạt động giám sát sau cho vay, kiểm tra sử dụng vốn vay còn tình trạng đối phó, chưa kiểm tra thực tế, chưa cập nhật những biến động thay đổi của Khách hàng, tài sản bảo đảm.
Hệ thống phần mềm để xếp hạng tín dụng Khách hàng, Quản lý tài sản bảo đảm, quản lý thu hồi nợ đã có nhưng việc thu thập thông tin còn hạn chế chưa hỗ trợ tự động xây dựng các chiến lược thu hồi nợ làm giảm nợ xấu phát sinh và góp phần thu hồi nợ hiệu quả. Các phần mềm ứng dụng chưa được kết nối để hoạt động xuyên suốt và tự động hóa cao.
Các nguyên nhân của hạn chế:
Các nguyên nhân thuộc về bên ngoài ngân hàng bao gồm:
- Môi trường pháp lý chưa thuận lợi, chưa thực sự hỗ trợ TCTD trong công tác thu hồi nợ.Sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp (đặc biệt là cấp phường xã) còn yếu, chưa đồng đều, chưa quyết liệt, xem đây là lĩnh vực riêng của ngành Ngân hàng nên còn vướng trong phối hợp xử lý. Đặc biệt, sự hỗ trợ các TCTD trong việc thu giữ TSBĐ còn nhiều khó khăn, bất cập do một số nơi cấp ủy,
chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm và hỗ trợ với ngành Ngân hàng trong việc xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42.
- Việt Nam chưa có thị trường mua bán nợ phát triển:Hiện nay, quy định pháp luật chỉ dừng lại ở việc đưa ra các điều kiện để kinh doanh nợ (mua đi bán lại nợ để thu lợi nhuận), tuy nhiên việc định giá khoản nợ và cơ chế cho việc định giá khoản nợ còn bỏ ngỏ, không có cơ chế, công cụ xử lý nợ cho các tổ chức mua nợ (DATC), đặc biệt là không có quy định pháp luật hướng dẫn các công ty mua nợ thực hiện thu giữ tài sản như ngân hàng... do đó làm cản trở nghiêm trọng đến việc mua bán nợ. Việc bán nợ đến nay vẫn còn hạn chế do các TCTD vẫn chủ yếu chỉ bán nợ cho VAMC và DATC, trong khi đó một thị trường mua-bán nợ đúng nghĩa (gồm cả mua-bán nợ bình thường) và hoạt động hiệu quả chưa được hình thành do thiếu quy định, hướng dẫn về cơ sở xác định giá trị khoản nợ làm căn cứ để bên mua-bán nợ tham khảo và thực hiện. Việc thẩm định giá khoản nợ đang được các tổ chức thẩm định giá thực hiện một cách tự phát dựa trên các quy định của pháp luật có tính chất tương đồng hay có liên quan; do chưa có quy chuẩn thống nhất; chưa có hoạt động mua-bán nợ giữa các TCTD với nhau và nhất là chưa có sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân (kể cả các nhà đầu tư nước ngoài); thiếu các nhà môi giới chuyên nghiệp; thiếu thị trường thứ cấp và phái sinh đối với các khoản nợ...
- Tình hình nền kinh tế vẫn tiếp tục khó khăn, ngày càng chịu ảnh hưởng sâu bởi khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh Covid, tổng cầu tiếp tục suy giảm chưa có chuyển biến tích cực, sản xuất không có người tiêu thụ, lượng hàng tồn kho lớn, hàng loạt các doanh nghiệp phá sản/ngừng hoạt động, tình hình xuất khẩu ra nước ngoài khó khăn.
- Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến khả năng trả nợ. Đặc biệt là các khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực có hàng tồn kho cao hoặc có nguồn trả nợ từ các lĩnh vực này (bất động sản, thương mại, vật liệu xây dựng, .,); Các lĩnh vực chịu tác động trực tiếp từ khủng hoảng kinh tế (vận tải, đóng tàu .)
- Tình hình anh ninh, an toàn xã hội có các diễn biến phức tạp hơn, lừa đảo, xã hội đen, tín dụng đen, “vỡ nợ” xuất hiện ngày càng nhiều với quy mô lớn.
- Ngày càng phát sinh nhiều các vụ việc hình sự hóa các hoạt động ngân hàng:
Các cán bộ ngân hàng cấu kết với Khách hàng lừa đảo, tham ô, tham những....
Nguyên nhân thuộc về ngân hàng
Thứ nhất, công tác sàng lọc khách hàng chưa tốt
Mặc dù các đơn vị kinh doanh đã chủ động nhận dạng, đánh giá rủi ro tín dụng có thể phát sinh từ nghiệp vụ kinh doanh đồng thời quy hoạch và chuẩn hóa các điều kiện cấp tín dụng đối với khách hàng phù hợp với quy mô, địa bàn hoạt động, ngành nghề kinh doanh đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Tuy nhiên vẫn tồn tại các trường hợp tài trợ cho các KH vay vốn và phát sinh rủi ro như tình hình tài chính/nguồn trả nợ không đảm bảo, phương án vay vốn không khả thi, lựa chọn Khách hàng vay vốn chưa phù hợp với mức độ rủi ro mà MB có thể chấp nhận. Mặc dù Ngân hàng đã xác định rõ tiêu chuẩn, quy định và hướng dẫn về khách hàng mục tiêu theo từng phân khúc KHDN/KHCN tuy nhiên do áp lực về phát triển tín dụng mà công tác sàng lọc KH vẫn có sơ hở để xảy ra rủi ro và nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh.
Thứ hai chất lượng nhân sự ở các khâu đề xuất-thẩm định-phê duyệt chưa đồng đều, chưa được đào tạo bài bản
MB đã chú trọng đến chất lượng đầu vào, triển khai đào tạo bồi dưỡng năng lực trình độ, phẩm chất chuyên viên quan hệ khách hàng/chuyên viên thẩm định/chuyên gia phê duyệt thông qua các hình thức: đào tạo lý thuyết cơ bản, chuyên sâu. Tuy nhiên thực tế cho thấy nợ xấu vẫn có phát sinh do nội tại MB trong đó có lỗi
do yếu tố con người làm phát sinh thiệt hại và ảnh hưởng đến hình ảnh của MB.
Thứ ba thiếu đơn vị chuyên trách về trong việc GSTD
Công tác giám sát tính dụng của MB được triển khai ở nhiều khâu nhiều bộ phận nhưng chưa có bộ phân chuyên trách do đó ảnh hưởng đến tính khách quan và