- Về công tác thu giữ tài sản, trường hợp thu giữ tài sản theo Nghị quyết 42 mà khách hàng không hợp tác bàn giao tài sản, thậm chí chống đối thì TCTD khó có thể thu giữ thành công. Vì vậy, cần quy định cơ quan Công an có trách nhiệm triển khai
các lực lượng để phối hợp với ngân hàng tổ chức thu giữ TSBĐ khi bên thế chấp/chủ TSBĐ/người đang sử dụng TSBĐ chống đối, cố tình không bàn giao TSBĐ.
- Về thứ tự ưu tiên thanh toán: số tiền thu được từ xử lý TSBĐ sau khi trừ đi các chi phí xử lý TSBĐ thì ngân hàng được quyền ưu tiên thu nợ trước (ưu tiên thu nợ trước tiền án phí, tiền thuế thu nhập cá nhân, thuế chuyển quyền sử dụng đất và nghĩa vụ tài chính của chủ TSBĐ/Bên thế chấp đối với cơ quan nhà nước) để áp dụng đúng theo tinh thần, quy định của Nghị Quyết 42 về thứ tự ưu tiên thanh toán.
- Cơ quan điều tra/cơ quan công an có trách nhiệm bàn giao lại cho ngân hàng để xử lý nợ đối với TSBĐ là vật chứng trong vụ án hình sự sau khi đã hoàn tất thủ tục xác định chứng cứ, không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và vật chứng đó có khả năng sẽ bị hao mòn, giảm giá trị.
- Đề xuất mở rộng phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn đối với các tranh chấp về hợp đồng tín dụng của các TCTD thay vì chỉ áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao TSBĐ, tranh chấp về quyền xử lý TSBĐ của khoản nợ xấu của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu như hiện nay; ban hành quy định cụ thể về thu giữ TSBĐ là giấy tờ có giá,
quyền đối với dự án, phần vốn góp...
- Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng doanh nghiệp (DATC) và Công ty mua bán nợ Việt Nam (VAMC) đẩy mạnh giải pháp mua nợ theo giá trị thị trường.
- Cơ quan thi hành án tập trung và quyết liệt hơn nữa để giải quyết dứt điểm các vụ việc đang thi hành án.