Đốivới Ngânhàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 1350 quản lý nợ xấu tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 91 - 95)

- Điều hành chính sách tiền tệ hợp lý, linh hoạt theo hướng thị trường tạo sự đồng thuận cao trong hệ thống ngân hàng thực hiện tốt các mục tiêu của Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước đề ra;

- Hoàn thiện hệ thống chính sách, quy định liên quan đến công tác xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng triển khai hiệu quả các giải pháp thu hồi nợ.

- Trường hợp thực hiện giải pháp chuyển nợ thành vốn góp: cho phép các TCTD góp vốn mua cổ phần của Khách hàng thông qua việc mua một số tài sản vượt

giới hạn góp vốn mua cổ phần theo quy định của NHNN hiện tại tối đa là 11%. - Thường xuyên tổ chức hội thảo, tọa đàm trao đổi thông tin, kinh nghiệm xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm giữa các TCTD nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro và xử lý tài sản, thu hồi nợ.

- Trình Chính phủ chỉ đạo cơ quan công an các cấp (không chỉ là cơ quan công an cấp xã) có trách nhiêm đảm bảo an ninh trật tự khi có đề nghị của Tổ chức tín dụng.

- Hướng dẫn việc miễn/ giảm gốc hoặc một phần gốc trong trường hợp bán hết

TSBĐ nhưng Khách hàng thực sự khó khăn, không có khả năng trả nợ (không thuộc trường hợp bán nợ dưới giá gốc).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Năm 2019, MB gia nhập nhóm các doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10 nghìn tỷ đồng tại Việt Nam và Top 500 Ngân hàng có giá trị thương hiệu lớn nhất toàn cầu. Theo chiến lược 2017 - 2021, mục tiêu MB nằm trong Top 5 hệ thống ngân hàng Việt Nam về hiệu quả kinh doanh.Bước vào năm 2020, kinh tế Việt Nam nói riêng và

kinh tế thế giới nói chung đứng trước nhiều thách thức đến từ dịch cúm do chủng Virus SARS-COV 2 gây ra trong đó ngành ngân hàng cũng đứng trước thách thức về khả năng tăng trưởng, chất lượng tài sản và nguy cơ nợ xấu tăng cao.

Phương châm điều hành của MB là tăng trưởng toàn diện, hiệu quả và bền vững, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng theo giới hạn quy định của NHNN, kiểm soát nợ

xấu dưới 2%.Để đạt được các mục tiêu trên Ngân hàng TMCP Quân đội cần phải tăng cường các giải pháp để hoạt động quản lý nợ xấu hiệu quả. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn quản lý nợ xấu tại MB, chương 3 luận văn đã đưa ra sáu (6)

giải pháp đối với MB như hoàn thiện việc nhận diện và phân loại nợ xấu, cải tiến quy

trình xử lý nợ, tăng cường áp dụng các biện pháp xử lý nợ, ứng dụng công nghệ trong

hoạt động quản lý và xử lý nợ, chú trọng đến tăng trưởng tín dụng bền vững và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đồng thời trong chương 3 tác giả đã đưa ra một số đề

xuất với Ngân hàng nhà nước cũng như Chính phủ để góp phần tăng cường hoạt động

hoạt động quản lý nợ xấu tại các NHTM nói chung và MB nói riêng. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc cần hoàn thiện hệ thống chính sách, quy định liên quan đến công

tác xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng triển khai hiệu quả các giải pháp thu hồi nợ.

KẾTLUẬN

Tín dụng là hoạt động cốt lõi, nghiệp vụ gắn chặt với hoạt động của ngành ngân hàng, đây cũng là hoạt động mang lại nguồn thu lớn nhất, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong thu nhập hoạt động của một ngân hàng. Đi liền với việc cấp tín dụng sẽ có nợ xấu phát sinh, do đó quản lý nợ xấu hiệu quả giúp ngân hàng quản trị hiệu quả hoạt động kinh doanh, từ đó góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính của hệ thống

các NHTM nói chung.Việc giảm thiểu tối đa rủi ro phát sinh sẽ giúp các tổ chức tín dụng thể hiện tốt vai trò chức năng của ngành ngân hàng trong nền kinh tế, giúp thúc đẩy và tăng trưởng và phát triển bền vững nền kinh tế.

Trong suốt 25 năm hình thành và phát triển công tác quản lý nợ xấu được MB coi trọng và luôn quan tâm đưa ra các mục tiêu để tăng trưởng toàn diện, hiệu quả và bền vững, kiểm soát nợ xấu. Bước vào giai đoạn tiếp theo, theo xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nói chung và chuyển dịch ngân hàng số nói riêng của MB

sẽ đòi hỏi năng lực quản lý nợ xấu tiếp tục chuyển mình để đảm bảo quản trị hiệu quả

những rủi ro phát sinh từ hoạt động kinh doanh truyền thống và từ mô hình kinh doanh mới.

Qua nghiên cứu đề tài về quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân Đội, luận

văn đã đạt được các kết quả chủ yếu sau:

Thứ nhất: Khái quát và hệ thống hóa lý luận cơ bản về nợ xấu và hoạt động quản lý nợ xấu, các chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá công tác quản lý nợ xấu của NHTM,

nghiên cứu các nhân tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến công các quản lý nợ xấu

và kinh nghiệm quản lý nợ xấu tại một số NHTM trên thế giới để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam.

Thứ hai: Nghiên cứu về thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân

Đội giai đoạn 2017-2019, từ đó phân tích và đánh giá những điểm đạt được và những

điểm hạn chế cần khắc phục.

Thứ ba: Đề xuất những giải pháp và kiến nghị cần thiết nhằm tăng cường quản

lý nợ xấu tại MB nói riêng và các NHTM Việt Nam nói chung

độ có hạn, luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để hoàn thiện kiến thức cho bản thân và hoàn thiện bản luận văn

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính Phủ, Nghị định số 163/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm 2. Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày

22/4/2005 về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động kinh doanh của TCTD.

3. Ngân hàng Nhà nước (2007), Quyết định số 18/2007QĐ-NHNNngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của qui định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN.

4. Ngân hàng Nhà nước (2013), Thông tư số 02/2012/TT-NHNN ngày 21/1/2013 thay thế Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro

trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

5. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2010/ Luật các Tổ chức tín dụng, Số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010.

6. Ngân hàng Nhà nước (2014), Quyết định số 22/VBHN-NHNN ngày 04/6/2014 về việc ban hành quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử

rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

7. Ngân hàng Nhà nước (2015), Thông tư số 09/2015/TT-NHNN ngày 17/7/2015 quy định về hoạt động mua bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.

8. Ngân hàng nhà nước (2016), Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 Quy định về tỷ lệ an toàn vốn đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.

9. Quốc hội (2017), Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

10. Chính phủ (2017), Quyết định 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 về “ Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020

11. Ngân hàng nhà nước (2018), Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/5/2018 Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

12. Peters. Rose (1998). Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội 13. Cao Văn Đức (2017), Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại

thương Việt Nam, Luận văn thạc sĩ trường Đại học Kinh tế quốc dân.

14. Nguyễn Quang Hiện (2016). Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP

Quân đội, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện tài chính.

15. Nguyễn Thị Hoài Phương (2012), Quản lý nợ xấu tại NHTM Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân.

16. Nguyễn Thanh Thùy (2018), “Tăng cường Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân Đội”, Luận vănthạc sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân.

17. Hoàng Minh Phượng (2019), “Quản lý nợ xấu trong Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Thực trạng và Giải pháp”, Luận văn thạc sỹ, Học viện Ngân hàng

18. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (2017, 2018, 2019). Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán, Báo cáo thường niên, Báo cáo nội bộ.

19. Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội www.mbbank.com.vn

20. Vũ Mai Chi, Trần Anh Quý (2018) Tình hình xử lý nợ xấu tại Việt Nam qua các

giai đoạn - các vấn đề cần quan tâm và khuyến nghị, Tạp chí Ngân hàng số

21/2018

21. Cát Lam (2020), Bức tranh nợ xấu Ngân hàng năm 2019, trang báo điện tử Vietstock.vn

Một phần của tài liệu 1350 quản lý nợ xấu tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w