Các phương thức thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế AGRIBANNK việt nam chi nhánh uông bí thời kỳ hội nhập (Trang 30 - 38)

1.2. Tổng quan về dịch vụ thanh toán quốc tế

1.2.2.2.Các phương thức thanh toán quốc tế

Trong ngoại thƣơng, việc thanh toán giữa các nhà xuất khẩu và các nhà nhập khẩu thuộc hai quốc gia khác nhau phải đƣợc tiến hành thông qua ngân hàng bằng các phƣơng thức thanh toán nhất định. Phương thức thanh toán quốc

tế là cách thức thực hiện chi trả một hợp đồng xuất nhập khẩu thơng qua trung gian ngân hàng bằng cách trích tiền từ tài khoản của người nhập khẩu chuyển vào tài khoản của người xuất khẩu căn cứ vào hợp đồng thương mại và chứng từ do hai bên cung cấp cho ngân hàng.

Việc lựa chọn phƣớng thức thanh toán quốc tế nào tùy thuộc vào sự thƣơng lƣợng giữa hai bên và phù hợp với tập quán cũng nhƣ luật lệ trong thanh

tốn và bn bán quốc tế. Ngày nay, ngƣời ta thƣờng sử dụng các phƣơng thức thanh toán nhƣ phƣơng thức chuyển tiền, phƣơng thức nhờ thu với hai hình thức nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ, và phƣơng thức tín dụng chứng từ.

Khi tham gia hoạt động kinh doanh trong nƣớc hay quốc tế, cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu đều có một mục tiêu cơ bản khi họ thống nhất với nhau một phƣơng án thanh tốn đó là:

- Nhà nhập khẩu sẽ nhận đƣợc hàng mà họ đã đặt mua.

- Nhà xuất khẩu sẽ đƣợc trả đủ số tiền đã thống nhất đúng hạn.

Trong khi việc tiến hành các giao dịch thƣơng mại trong nội địa mỗi quốc gia dƣờng nhƣ có vẻ đơn giản và thuận tiện thì việc tiến hành các vụ giao dịch quốc tế có vẻ nhƣ là phức tạp và có nguy cơ rủi ro cao. Đặc biệt sự xa cách về địa lý, ngôn ngữ, thông tục, luật lệ và các khác biệt về tập quán thƣơng mại khiến cho doanh nghiệp trong nƣớc khó tiếp cận với vũ đài quốc tế.

Trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, thu chi tiền hàng là quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của hai bên mua (nhập khẩu) và bán (xuất khẩu). Vì vậy, khi đàm phán về phƣơng thức thanh toán, các bên đều nỗ lực thỏa thuận điều kiện thanh tốn có lợi cho mình.

Một số phƣơng pháp thanh toán quốc tế cơ bản, mỗi phƣơng pháp khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp ở mức độ an toàn khác nhau và chi phí khác nhau. Chọn phƣơng pháp nào là tùy thuộc vào mối quan hệ giữa các đối tác với nhau, tùy thuộc mức độ rủi ro của giao dịch và trong một số trƣờng hợp thì tùy thuộc vào quy định của quốc gia đối tác yêu cầu để có thể lựa chọn phƣơng thức thanh toán quốc tế cho phù hợp.

Việc thực hiện quan hệ thanh toán quốc tế là thơng qua mạng thanh tốn quốc tế giữa các thành viên tham gia là các quốc gia riêng biệt. Hiện nay phần lớn việc chi trả trong thanh tốn quốc tế đƣợc thực hiện thơng qua hệ thống giao dịch SWIFT.

Các loại tiền sử dụng trong thanh toán quốc tế chủ yếu là các loại ngoại tệ mạnh có khả năng chuyển đổi tự do nhƣ Đô la Mỹ, Bảng Anh, đồng Yên Nhật, đồng tiền chung châu Âu.

Chứng từ là yếu tố cơ bản khơng thể thiếu trong thanh tốn quốc tế, là cơ sở để ngƣời thụ hƣởng có quyền đƣợc địi tiền và là căn cứ để chấp nhận nợ hoặc từ chối thực hiện nghĩa vụ chi trả của mình.

Khác với thanh toán nội địa, thanh toán quốc tế thƣờng gặp phải nhiều rủi ro do sự biến động tiền tệ, bất ổn chính trị, do vị trí địa lý của các bên tham gia cách xa nhau làm hạn chế việc tìm hiểu khả năng thanh tốn nợ của đối tác. Do vậy các nghiệp vụ bảo đảm, bảo lãnh của ngân hàng, hoạt động tín dụng của các tổ chức tiền tệ, tài chính quốc tế là một yếu tố khơng thể thiếu để hỗ trợ cho hoạt động thanh tốn quốc tế đƣợc an tồn và phát triển.

a. Phương thức chuyển tiền (Remittance)

Trong giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế, theo phƣơng thức này, khách hàng (ngƣời trả tiền) yêu cầu Ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một ngƣời khác (ngƣời hƣởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phƣơng tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu. Thanh toán chuyển tiền bao gồm hai loại:

Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – T/T): chuyển tiền bằng điện tốc độ nhanh nhƣng chi phí cao. Ngày nay, khi tham gia mạng SWIFT thì hầu hết nghiệp vụ chuyển tiền đều đƣợc thực hiện trên mạng SWIFT.

Chuyển tiền bằng thƣ (Mail Transfer – M/T): chi phí thấp hơn chuyển tiền bằng điện nhƣng tốc độ chậm hơn.

Phƣơng thức này rất đơn giản, ở đây ngân hàng chỉ là ngƣời trung gian thực hiện việc thanh toán theo ủy nhiệm hƣởng hoa hồng, khơng ràng buộc gì về trách nhiệm. Khi áp dụng phƣơng thức này thì giữa hai bên mua/bán phải có tín nhiệm rất cao, việc thanh toán phụ thuộc vào thiện chí của nhà nhập khẩu. Phƣơng thức này thƣờng khơng đƣợc áp dụng trong thanh tốn hàng xuất khẩu với nƣớc ngồi vì dễ bị nhà nhập khẩu chiếm dụng vốn. Thƣờng dùng nó khi thanh toán trong lĩnh vực phi mậu dịch và thanh tốn các chi phí có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa, trong trƣờng hợp chuyển vốn ra bên ngoài đầu tƣ hoặc chuyển tiền kiều hối.

Phƣơng thức này có ƣu điểm: việc thanh tốn đơn giản, khơng địi hỏi cao về mặt nghiệp vụ, chi phí chuyển tiền thấp hơn các phƣơng thức khác. Nhà xuất khẩu không phải chịu sức ép về rủi ro phát sinh và có thể thu đƣợc tiền hàng ngay nếu sử dụng phƣơng thức điện chuyển tiền. Chuyền tiền trả trƣớc sẽ thuận lợi cho nhà xuất khẩu vì nhận đƣợc tiền trƣớc khi giao hàng, không sợ rủi ro, thiệt hai do nhà nhập khẩu chậm trả. Chuyển tiền trả sau thuận lợi cho nhà nhập khẩu vì nhận đƣợc hàng trƣớc khi giao tiền nên không sợ thiệt hại do nhà xuất khẩu giao hàng chậm hoặc hàng kém chất lƣợng.

Phƣơng pháp này có nhƣợc điểm: phƣơng thức thanh tốn này chứa đựng rủi ro lớn vì việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí của nhà nhập khẩu. Khi dùng phƣơng thức này quyền lợi của tổ chức xuất khẩu khơng đảm bảo. Vì vậy, sử dụng phƣơng pháp này trong trƣờng hợp hai bên mua/bán đã có sự tin cậy, hợp tác dài lâu, tín nhiệm lẫn nhau và thanh toán các khoản tƣơng đối nhỏ nhƣ thanh tốn chi phí có liên quan đến xuất nhập khẩu, chi phí vận chuyển bảo hiểm, bồi thƣờng thiệt hại, hoặc dùng thanh tốn chuyển tiền học phí, chuyển vốn, chuyển lợi nhuận đầu tƣ về nƣớc…

Phƣơng thức trả tiền trƣớc: mang lại nhiều rủi ro cho nhà nhập khẩu vì có thể xảy ra trƣờng hợp nhà xuất khẩu chậm chuyển hàng ngay cả đã đƣợc thanh toán, làm cho nhà nhập khẩu rơi vào trạng thái bị động. Gây nhiều khó khăn về dịng tiền và gia tăng rủi ro cho nhà nhập khẩu, nên thƣờng ít khi họ chấp nhận thanh toán trƣớc khi nhận đƣợc hàng.

Phƣơng thức chuyển tiền sau: bất lợi cho nhà xuất khẩu. Nếu nhà nhập khẩu chậm lập lệnh chuyển tiền (do khó khăn về tài chính hay thiếu thiện chí thanh tốn) gửi ngân hàng thì nhà xuất khẩu sẽ chậm nhận đƣợc tiền mặc dù hàng hóa đã chuyển đi, và nhà nhập khẩu đã có thể nhận đƣợc và sử dụng hàng hóa rồi; Trƣờng hợp nhà nhập khẩu khơng nhận hàng thì nhà xuất khẩu phải mất chi phí vận chuyển, bán rẻ hoặc tái xuất. Do đó, nhà xuất khẩu bị thiệt hại do thu hồi vốn chậm, ảnh hƣởng đến sản xuất trong tƣơng lai, trong khi ngân hàng khơng có nhiệm vụ và cách thức gì để đơn đốc nhà nhập khẩu nhanh chóng chuyển tiền chi trả nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu.

b. Phương thức nhờ thu (Collection of Payment)

Là hình thức thanh tốn quốc tế trong đó ngƣời xuất khẩu sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, hoặc cung ứng dịch vụ cho ngƣời nhập khẩu, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở ngƣời nhập khẩu nƣớc ngoài, trên cơ sở hối phiếu do ngƣời xuất khẩu ký phát. Trong trƣờng hợp này ngân hàng đóng vai trị trung gian thu hộ tiền và đƣợc hƣởng tỷ lệ phần trăm trên số tiền thu đƣợc.

Thƣờng đƣợc sử dụng phổ biến hơn trong thanh toán, phƣơng thức nhờ thu thƣờng đƣợc dùng khi: hai bên thực sự tin cậy lẫn nhau, nhà nhập khẩu sẵn sàng thanh tốn và có khả năng thanh tốn, điều kiện kinh tế và chính trị của nƣớc nhập khẩu ổn định, và chính phủ nƣớc nhập khẩu khơng có những biện pháp kiểm soát ngoại hối.

Sử dụng phƣơng pháp thanh toán nhờ thu kèm chứng từ quyền lợi của tổ chức xuất khẩu có đƣợc đảm bảo hơn, không bị mất hàng nếu bên nhập khẩu khơng thanh tốn vì vai trị của ngân hàng đƣợc nâng cao thêm trách nhiệm.

Chỉ thị nhờ thu là văn bản mang tính chất pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa các bên tham gia nghiệp vụ theo nguyên tắc URC ràng buộc tất cả các bên tham gia nghiệp vụ trừ khi có thỏa thuận khác hoặc trái với pháp luật hay các quy định của quốc gia.

Phƣơng pháp này có nhƣợc điểm: đối với nhờ thu trơn, rất ít đƣợc áp dụng trong thanh tốn tiền hàng vì khơng đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên xuất

khẩu và nhập khẩu do việc nhận hàng và thanh tốn tách rịi nhau. Vì vậy chỉ đƣợc sử dụng trong thanh tốn phí hoặc nhờ thu Séc giữa các ngân hàng.

Phƣơng thức nhờ thu chứng từ thì việc thu tiền của nhà xuất khẩu vẫn chƣa chắc chắn. Tuy cịn giữ quyền kiểm sốt hàng hóa sau khi giao hàng nhƣng nếu nhà nhập khẩu không nhận hàng hoặc khơng trả tiền.

Chi phí nhờ thu trả ngân hàng do bên nào chịu? Nếu thu khơng đƣợc thì bên xuất khẩu phải thanh tốn phí cho cả hai ngân hàng. Tuy nhiên tốc độ thanh toán vẫn chậm, rủi ro cho bên xuất khẩu vẫn lớn.

Rủi ro tín dụng của ngƣời nhập khẩu, rủi ro chính trị ở nƣớc ngƣời nhập khẩu và rủi ro hàng hóa có thể bị hải quan giữ. Việc trả tiền quá chậm, từ lúc giao hàng đến lúc nhận tiền có thể kéo dài vài tháng đến một năm. Ngƣời nhập khẩu chịu chịu một rủi ro trong thanh toán nhờ thu chứng từ là hàng đƣợc gửi có thể khơng giống nhƣ ghi trên hóa đơn và vận đơn.

Có hai loại nhờ thu: ủy thác nhờ thu trơn (ủy thác thu không kèm chứng từ), ủy thác thu kèm chứng từ.Trong đàm phán, nhờ thu chứng từ có thể coi là một sự lựa chọn trung gian có lợi. Nếu xét về các ƣu điểm tƣơng đối với ngƣời nhập khẩu và xuất khẩu, nó nằm giữa bán hàng trả chậm (có lợi cho nƣớc nhập khẩu) và thƣ tín dụng (có lợi cho nƣớc xuất khẩu). Do đó, ngƣời xuất khẩu thƣờng thích nhờ thu chứng từ hơn bán hàng trả chậm mà ngƣời nhập khẩu đề nghị.

c. Phương thức thanh tốn thư tín dụng (Letter of credit)

Thƣ tín dụng là một sự thỏa thuận, trong đó ngân hàng (ngân hàng mở thƣ tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (ngƣời mở thƣ tín dụng) sẽ trả một số

tiền nhất định cho một ngƣời khác (ngƣời hƣởng lợi thƣ tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do ngƣời này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi ngƣời này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thƣ tín dụng.

Phƣơng thức thanh tốn thƣ tín dụng đƣợc sử dụng rộng rãi nhất hiện nay trong thanh tốn xuất nhập khẩu vì nó đảm bảo quyền lợi cho ngƣời xuất khẩu và nhập khẩu ở mức độ cao nhất, đặc biệt là đối với nhà xuất khẩu.

Phƣơng thức này có ƣu điểm: trong phƣơng thức này, ngân hàng khơng chỉ là ngƣời trung gian thu/chi hộ, mà còn là ngƣời đại diện bên nhập khẩu thanh toán tiền cho bên xuất khẩu, đảm bảo cho tổ chức xuất khẩu đƣợc khoản tiền tƣơng ứng với hàng hóa mà họ đã cung ứng, đồng thời đảm bảo cho tổ chức nhập khẩu nhận đƣợc số lƣợng & chất lƣợng hàng hóa tƣơng ứng với số tiền mình đã thanh tốn.

Với những ƣu điểm đó, phƣơng thức thanh tốn này đã trở thành phƣơng thức thanh toán hữu hiệu nhất cho cả hai bên xuất khẩu và bên nhập khẩu.Về phía nhà xuất khẩu, gặp ít rủi ro nhất, ngân hàng phát hành/ngân hàng xác nhận có trách nhiệm thanh tốn tiền hàng nếu bộ chứng từ phù hợp với nội dung trong L/C. Về phía nhà nhập khẩu: đảm bảo về việc chuyển hàng.

Phƣơng thức này có nhƣợc điểm: chi phí giao dịch lớn. Bên cạnh đó, phƣơng thức thanh tốn này tốn nhiều thời gian do phải thực hiện qua nhiều bƣớc, việc lập chứng từ địi hỏi phải có độ chính xác cao, ít sai sót và kiểm tra chứng từ tiền hành qua nhiều bên, nếu có sai sót phải làm lại, làm cho nhà nhập

khẩu chậm nhận đƣợc hàng, tốn kém chi phí cho việc bảo quản hàng hóa ở cảng nhập khẩu; nhà xuất khẩu chậm nhận đƣợc tiền thanh toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế AGRIBANNK việt nam chi nhánh uông bí thời kỳ hội nhập (Trang 30 - 38)