Vai trò của dịch vụ thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế AGRIBANNK việt nam chi nhánh uông bí thời kỳ hội nhập (Trang 41 - 44)

1.2. Tổng quan về dịch vụ thanh toán quốc tế

1.2.3.Vai trò của dịch vụ thanh toán quốc tế

a. Đối với nền kinh tế

Trong hội nhập, toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới thì hoạt động thanh toán quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nƣớc. Một quốc gia không thể phát triển với chính sách đóng cửa, chỉ dựa vào tích luỹ trao đổi trong nƣớc mà phải phát huy lợi thế so sánh, kết hợp với sức mạnh trong nƣớc với môi trƣờng kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay, khi các quốc gia đều đặt kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đƣờng tất yếu trong chiến lƣợc phát triển kinh tế đất nƣớc thì vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng đƣợc khẳng định.

Thanh toán quốc tế là mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh tế quốc dân. Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng của giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau. Thanh toán quốc tế góp phần giải quyết mối quan hệ hàng hoá tiền tệ, tạo nên sự liên tục của quá trình sản xuất và đẩy nhanh quá trình lƣu thông hàng hoá trên phạm vi quốc tế. Nếu hoạt động thanh toán quốc tế đƣợc tiến hành nhanh chóng,

an toàn sẽ khiến cho quan hệ lƣu thông hàng hoá tiền tệ giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu diễn ra trôi chảy, hiệu quả hơn.

Thanh toán quốc tế làm tăng cƣờng các mối quan hệ giao lƣu kinh tế giữa các quốc gia, giúp cho quá trình thanh toán đƣợc an toàn, nhanh chóng, tiện lợi và giảm bớt chi phí cho các chủ thể tham gia. Các ngân hàng với vai trò là trung gian thanh toán sẽ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, đồng thời tƣ vấn cho khách hàng, hƣớng dẫn về kỹ thuật thanh toán trong giao dịch nhằm giảm thiểu rủi ro trong thanh toán và tạo sự an toàn tin tƣởng cho khách hàng.

Khi hoạt động thanh toán quốc tế phát triển, giúp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và địch vụ; thúc đẩy hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài; thúc đẩy và mở rộng hoạt động dịch vụ; thúc đẩy và thu hút kiều hối; thúc đẩy thị trƣờng tài chính Việt Nam hội nhập quốc tế.

Về phƣơng diện quản lý của Nhà nƣớc, thanh toán quốc tế giúp tập trung và quản lý nguồn ngoại tệ trong nƣớc và sử dụng ngoại tệ một cách hiệu quả, tạo điều kiện thực hiện tốt cơ chế quản lý ngoại hối của nhà nƣớc, quản lý hiệu quả các hoạt động xuất nhập khẩu theo chính sách ngoại thƣơng đã đề ra.

b. Đối với ngân hàng thương mại

Trong các mối quan hệ thanh toán quốc tế, ngân hàng đóng vai trò trung gian tiến hành thanh toán. Nó giúp cho quá trình thanh toán đƣợc tiến hành an toàn, nhanh chóng và thuận lợi đồng thời giảm thiểu chi phí cho khách hàng. Với sự uỷ thác của khách hàng, ngân hàng không chỉ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong các giao dịch thanh toán mà còn tƣ vấn cho họ nhằm tạo nên sự tin tƣởng, hạn chế rủi ro trong quan hệ thanh toán với các đối tác nƣớc ngoài. Thanh toán quốc tế không chỉ làm tăng thu nhập của ngân hàng, mở rộng vốn, đa dạng

các dịch vụ mà còn nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trƣờng tài chính quốc tế.

Thanh toán quốc tế là một loại hình dịch vụ liên quan đến tài sản ngoại bảng của ngân hàng. Hoạt động thanh toán quốc tế giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan tới thanh toán quốc tế. Trên cơ sở đó giúp ngân hàng tăng doanh thu, nâng cao uy tín của ngân hàng và tạo dựng niềm tin cho khách hàng. Điều đó không chỉ giúp ngân hàng mở rộng qui mô hoạt động mà còn là một ƣu thế tạo nên sức cạnh tranh cho ngân hàng trong cơ chế thị trƣờng. Hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ là một nghiệp vụ đơn thuần mà còn là một hoạt động nhằm hỗ trợ và bổ sung cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Hoạt động thanh toán quốc tế đƣợc thực hiện tốt sẽ mở rộng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu, phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thƣơng, tài trợ thƣơng mại và các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế khác…

Hoạt động thanh toán quốc tế làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng. Khi thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, ngân hàng có thể thu hút đƣợc nguồn vốn ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ thanh toán quốc tế với ngân hàng dƣới hình thức các khoản ký quỹ chờ thanh toán.

Thanh toán quốc tế còn tạo điều kiện hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Các ngân hàng sẽ áp dụng các công nghệ tiên tiến để hoạt động thanh toán quốc tế đƣợc thực hiện nhanh chóng, kịp thời và chính xác, nhằm phân tán rủi ro, góp phần mở rộng qui mô và mạng lƣới ngân hàng.

Hoạt động thanh toán quốc tế giúp ngân hàng mở rộng quan hệ với các ngân hàng nƣớc ngoài, nâng cao uy tín của mình trên trƣờng quốc tế, trên cơ sở

đó khai thác đƣợc nguồn tài trợ của các ngân hàng nƣớc ngoài và nguồn vốn trên thị trƣờng tài chính quốc tế để đáp ứng nhu cầu về vốn của ngân hàng.

c. Đối với nhà kinh doanh (doanh nghiệp)

Là một chủ thể trong nền kinh tế thị trƣờng, doanh nghiệp luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh từ phía các đối thủ khác. Để tồn tại và phát triển, tất yếu doanh nghiệp phải có lợi thế trong cạnh tranh. Muốn vậy, doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lƣợc sản xuất kinh doanh hợp lý, phù hợp với năng lực, điều kiện bản thân và điều kiện thị trƣờng. Về lâu dài, doanh nghiệp phải chú trọng đến mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, cải tiến & nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đem sản phẩm ra thị trƣờng quốc tế giới thiệu sản phẩm Việt Nam tới mọi ngóc ngách của thế giới.

Trong quá trình lƣu thông hàng hoá, thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng, do vậy nếu thanh toán thực hiện nhanh chóng và liên tục, giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu đƣợc thực hiện sẽ có tác dụng thúc đẩy tốc độ thanh toán và giúp các doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh. Thông qua thanh toán quốc tế còn tạo nên các mối quan hệ tin cậy giữa doanh nghiệp và ngân hàng, từ đó có thể tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đƣợc các ngân hàng tài trợ vốn trong trƣờng hợp doanh nghiệp thiếu vốn, hỗ trợ về mặt kỹ thuật thanh toán thông qua việc hƣớng dẫn, tƣ vấn cho doanh nghiệp, hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thanh toán với các đối tác.

Thanh toán quốc tế còn có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu gia tăng qui mô hoạt động, tăng khối lƣợng hàng hoá giao dịch và mở rộng quan hệ giao dịch với các nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế AGRIBANNK việt nam chi nhánh uông bí thời kỳ hội nhập (Trang 41 - 44)