Năng lực KTVcủa KTNN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực kiểm toán viên tại Kiểm toán nhà nước khu vực I trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 27 - 29)

6. Cấu trúc của luận văn

1.3. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TIÊU CHUẨN NGUỒN NHÂN LỰC

1.3.1.3. Năng lực KTVcủa KTNN

Đối với KTVNN, năng lực hoạt động được xác định bởi nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố cơ bản như: Trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị và tình trạng sức khỏe.

Thứ nhất, trình độ văn hóa.

Trình độ văn hóa là một tiêu chí quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động của KTVNN. Trình độ văn hóa làm nền tảng, cơ sở cho việc nhận thức, tiếp thu và áp dụng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn hoạt động kiểm toán nhà nước. KTV hạn chế về trình độ văn hóa sẽ dẫn đến hạn chế về khả năng nhận thức, tiếp thu và áp dụng

đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn hoạt động kiểm toán nhà nước. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thực hiện nhiệm vụ của KTVNN.

Thứ hai, trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ được hiểu là những kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực nhất định được biểu hiện qua các cấp độ: Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học,.... Đó là những kiến thức người học được trang bị theo các chuyên ngành nhất định được thể hiện qua hệ thống bằng cấp: Đại học, sau đại học,...Đây là những kiến thức mà KTVNN không thể thiếu để thực hiện nhiệm vụ kiểm toán.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ giúp KTV có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao; đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán. Do đó, để thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm toán, KTVNN phải đáp ứng các yêu cầu chung về trình độ nghiệp vụ như sau: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kiểm toán, kế toán, tài chính, ngân hàng, kinh tế, luật hoặc chuyên ngành khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm toán; đã có thời gian làm việc liên tục từ năm năm trở lên theo chuyên ngành được đào tạo hoặc có thời gian làm nghiệp vụ kiểm toán ở Kiểm toán nhà nước từ ba năm trở lên; đã tốt nghiệp chương trình bồi dưỡng KTVNN và được Tổng Kiểm toán nhà nước cấp chứng chỉ.

KTVNN có trình độ chuyên môn nghiệp vụ càng cao thì càng có uy tín trong lĩnh vực mà mình công tác và càng có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ kiểm toán được giao.

Thứ ba, trình độ lý luận chính trị.

Trình độ lý luận chính trị là cơ sở xác định lập trường quan điểm của công chức nói chung và của KTVNN nói riêng. Có trình độ lý luận chính trị

giúp KTVNN xây dựng được lập trường, quan điểm đúng đắn trong thực hiện nhiệm vụ kiểm toán theo yêu cầu của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là trong điều kiện tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước theo yêu cầu của Đảng ở nước ta hiện nay. Do vậy, để nâng cao năng lực của KTVNN cần phải nâng cao trình độ lý luận chính trị cho nguồn nhân lực KTVNN.

Thứ tư, tình trạng sức khỏe (thể chất tâm lý).

Sức khỏe của con người được đánh giá qua nhiều tiêu chí, trong đó cơ bản nhất là thể lực và trí lực. Trí lực được đánh giá thông qua sự minh mẫn linh hoạt trong xử lý công việc. Nếu chỉ có trình độ năng lực chuyên môn mà không có sức khỏe dẻo dai, bền bỉ thì cũng không thể biến trình độ năng lực chuyên môn thành hoạt động thực tiễn. Sự phát triển bình thường về thể chất và tâm lý trong một cơ thể khỏe mạnh là một tiêu chí quan trọng về năng lực của người công chức nói chung và của KTVNN nói riêng.

Thứ năm, kỹ năng làm việc của KTVNN.

Kiểm toán là một ngành đặc thù, trong đó yếu tố con người đóng vai trò quan trọng, thậm chí là quyết định, con người ở đây không ai khác là những người trực tiếp thực hiện việc kiểm toán. Điều đó đòi hỏi KTVNN, những người trực tiếp thực hiện việc kiểm toán cần phải có những kỹ năng làm việc phù hợp, như: Kỹ năng giao tiếp; kỹ năng phỏng vấn; kỹ năng chuẩn bị báo cáo kết quả kiểm toán; kỹ năng xây dựng nhóm làm việc hiệu quả và kỹ năng quản lý thời gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực kiểm toán viên tại Kiểm toán nhà nước khu vực I trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)