Yếu tố đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực kiểm toán viên tại Kiểm toán nhà nước khu vực I trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 35 - 37)

6. Cấu trúc của luận văn

1.3. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TIÊU CHUẨN NGUỒN NHÂN LỰC

1.3.3.2. Yếu tố đào tạo, bồi dưỡng

Đào tạo, bồi dưỡng là quá trình trang bị cho KTVNN những kiến thức cần thiết để giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cơ quan Kiểm toán nhà nước cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho từng ngạch KTVNN; trong từng ngạch lại có kế hoạch cụ thể cho từng chuyên ngành chuyên sâu khác nhau bảo đảm tính thiết thực và hiệu quả.

Theo Tuyên bố Lima:

Công chức kiểm toán của cơ quan Kiểm toán nhà nước phải có đủ năng lực cần thiết và đạo đức để hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ của mình. Ngay từ lúc tuyển dụng vào biên chế của cơ quan Kiểm toán nhà nước phải quan tâm đến trình độ kiến thức và năng lực trên mức độ trung bình cũng như thực tế nghiệp vụ ở mức thỏa đáng của các ứng viên. Cần phải quan tâm ở mức cao nhất đến việc bồi dưỡng lý luận và thực tế nghiệp vụ trên bình diện nội bộ. Việc bồi dưỡng phải vượt khỏi khuôn khổ những kiến thức kế toán và kiến thức truyền thống về luật - kinh tế, và phải bao gồm cả các kỹ thuật khác, kể cả về xử lý dữ liệu bằng máy vi tính [7; trang 54].

Đào tạo, bồi dưỡng KTVNN phải bảo đảm kiến thức theo từng cấp độ công việc, kết hợp lý luận với thực tiễn, kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng kiểm toán và đào tạo trên công việc là yêu cầu cần thiết.

KTVNN có chuyên môn nghiệp vụ khác nhau nên cần được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu trên từng lĩnh vực. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đào tạo, bồi dưỡng đối với KTVNN cần xác định được tiêu chuẩn đối với từng ngạch KTV về trình độ, kinh nghiệm chuyên môn cũng như yêu cầu về sự tinh thông nghiệp vụ trong lĩnh vực chuyên môn được đào tạo để có tiêu chí phân loại cũng như xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cụ thể, phù hợp đối với từng cá nhân, nhóm đối tượng có cùng nhu cầu đào tạo.

Kinh nghiệm công tác và sự hiểu biết xã hội là điều kiện để KTVNN thực hiện nhiệm vụ, do đó yêu cầu đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng KTV của Kiểm toán nhà nước là phải trang bị cho KTVNN những kiến thức đa dạng như: thường xuyên cập nhật, bổ sung kiến thức mới; bồi dưỡng chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao lý luận chính trị, kiến thức quản lý hành chính nhà nước, đạo đức nghề nghiệp; tự trọng nghề nghiệp; ứng xử nghề nghiệp theo chuẩn mực, quy trình, phương pháp và kỹ năng chuyên môn kiểm toán.

Đào tạo các kỹ năng làm việc và bảo đảm tính chuyên nghiệp trong thực thi nhiệm vụ. Đây là hướng đào tạo, bồi dưỡng cần thiết và mang tính chiến lược bởi nó không chỉ góp phần nâng cao trình độ về chuyên môn sâu trên từng lĩnh vực mà nó còn giúp nguồn nhân lực KTVNN khác biệt với công chức các ngành khác bởi tác phong, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp.

Học tập, nâng cao trình độ là nghĩa vụ của KTVNN, không chỉ thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng mà quan trọng hơn là mỗi KTV phải thường xuyên học tập, cập nhật để nắm vững kiến thức, chế độ, chính sách, pháp luật. Độc lập, tự chủ và có tinh thần hợp tác trong công việc thể hiện ở mỗi KTV

chuyên nghiệp thông qua thái độ làm việc tự giác, chủ động trong công việc, biết lập kế hoạch, chương trình kiểm toán, độc lập thu thập bằng chứng kiểm toán, đưa ra kết luận, đánh giá kiểm toán; đồng thời, biết cách hợp tác với đồng nghiệp, với đơn vị được kiểm toán, với các bên có liên quan vì mục tiêu hoàn thành tốt công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực kiểm toán viên tại Kiểm toán nhà nước khu vực I trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)