2.4 .Thực trạng mức độ đáp ứng nhân lực cho hoạt động kinh doanh của công ty
2.5. Phân tích các nguyên nhân tác động đến chất lượng nhân lực của công ty
2.5.2. Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Đào tạo nói chung là tổng hợp những hoạt động nhằm nâng cao trình độ học vấn, trình độ nghề nghiệp và chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động.
Những mục tiêu đào tạo của công ty :
+ Trang bị những kĩ năng cần thiết cho công việc
+ Nâng cao được năng lực làm việc cho người lao động + Ổn định nâng cao đời sống lao động của công ty + Đào tạo cho cán bộ các chuyên ngành
Trường ĐHCN Việt Hung 46 GVHD: Th.s Nguyễn Minh Hải
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ quy trình đào tạo của công ty
Nội dung sơ đồ quy trình đào tạo của công ty đối với nhân viên chính thức, quản trị viên cấp cơ sở và cấp cao:
Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo :
Nhu cầu đào tạo của công ty dựa trên nhu cầu của công việc và trình độ kỹ năng hiện tại của người lao động, từ đó công ty sẽ xác định loại lao động, số lượng lao động và các kỹ năng kiến thức cần đào tạo.
Bước 2: Lựa chọn đối tượng đào tạo
Công ty lựa chọn những lao động dựa trên đánh giá về năng lực của người lao động ở bộ phận của họ và mong muốn của bản thân người lao động.
Những công nhân phải có trình độ phù hợp với sự thay đổi của công việc hay nâng cao tay nghề.
Bước 3: Xây dựng phương pháp đào tạo
Để công tác đào tạo và phát triển nhân sự của công ty mang lại hiệu quả cao thì việc lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp với điều kiện của công ty là yếu tố quan trọng quyết định đến việc đào tạo có đem lại hiệu quả hay không. Công ty cần đào tạo
Xác định
Lựa chọn
Xây dựng phương pháp
Tiến hành đào tạo
(1)
(2)
(3)
Đánh giá kế
Trường ĐHCN Việt Hung 47 GVHD: Th.s Nguyễn Minh Hải
đúng đối tượng chứ không tràn lan dựa vào tình hình tài chính cũng như ngân sách dành cho việc đào tạo.
Bước 4: Đánh giá kết quả đào tạo
Công ty đánh giá kết quả của trương trình đào tạo thông qua đánh giá chi phí và kết quả của chương trình, từ đó so sánh chi phí và lợi ích của chương trình đào tạo.
Kết quả của trương trình đào tạo bao gồm : Kết quả nhận thức, sự thoả mãn của người đào tạo, khả năng vận dụng những kiến thức và kỹ năng lĩnh hội được từ chương trình đào tạo.
Hiện nay số công nhân viên chức của công ty có trình độ đại học, cao đẳng đang ngày một tăng.
Vấn đề hiện nay của công ty đặt ra là công ty phải chú trọng việc đầu tư và nâng cao chất lượng của yếu tố con người, nó sẽ có hiệu quả lâu dài.
Trường ĐHCN Việt Hung 48 GVHD: Th.s Nguyễn Minh Hải
Bảng 2.9: Quy mô đào tạo cán bộ, nhân viên trong công ty
( Đvt: người)
Các chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch năm 2016 so
với năm 2015 Tuyệt đối
(+/-)
Tương đối (%)
Tổng cán bộ, công nhân viên được đào tạo
75 103 28 37,33
Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên
(lễ tân, kỹ thuật, kinh doanh)
35 44 9 25,71
Đào tạo tin học văn phòng cấp độ A
24 33 9 37,5
Đào tạo tiếng anh trình độ B2 16 26 10 62,5
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
Quy mô đào tạo của công ty tăng qua các năm, năm 2016 so với năm 2015 tăng. Điều đó chứng tỏ nhu cầu đào tạo ngày càng được coi trọng trong công ty. Trong 2 năm 2015 và 2016 việc đào tạo tiếng anh có tỷ lệ tăng nhanh nhất điều đó chứng tỏ công ty rất coi trọng vấn đề nâng cao trình độ tiếng anh cho người lao động. Bên cạnh đó công ty còn chú ý trang bị cho cán bộ công nhân viên các kiến thức, kỹ năng và chuyên môn nghiệp vụ...
Ngày nay tin học văn phòng được sử dụng phổ biến trong hoạt động kinh doanh của công ty, công ty rất coi trọng kiến thức về tin học. Trên thực tế thì tin học văn phòng và tiếng anh được công ty đưa vào trong các tiêu chuẩn để tuyển chọn nhân viên hàng năm.
TNHH MTV ĐT & PT Nông Nghiệp Hà Nội còn được thể hiện qua số lượng công nhân viên được đào tạo ở các phòng ban:
Trường ĐHCN Việt Hung 49 GVHD: Th.s Nguyễn Minh Hải
Bảng 2.10: Quy mô đào tạo cán bộ, nhân viên trong công ty qua các bộ phận
(Đvt: Người)
Các phòng ban Năm 2015 Năm 2016
Chênh lệch năm 2016 so với năm 2015 Tuyệt đối (+/-) Tương đối (%) Phòng kỹ thuật 6 10 4 66,67 Phòng vật tư 9 12 3 33,33 Phòng tài chính kế toán 12 14 2 16,67 Phòng kinh doanh 15 26 11 73,33 Phòng hành chính nhân sự 8 11 3 37,5 Phòng bảo vệ 7 12 5 71,43 Các phòng khác 26 30 4 15,38 (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
Qua bảng trên ta thấy phòng kinh doanh có số lượng cán bộ công nhân viên được đào tạo nhiều nhất. Trong 2 năm 2015 và 2016 số lượng công nhân viên được đào tạo tăng đáng kể. Số liệu trên cho phản ánh nhu cầu đào tạo toàn diện cán bộ công nhân viên của công ty ở tất cả các phòng ban.
Chi phí đào tạo năm 2015
Bảng 2.11: Thống kê chi phí đào tạo năm 2015
Nội dung đào tạo Số lượng Chi phí/1 người
(1000 đồng)
Tổng chi phí
Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
35 2.300 80.500
Đào tạo tin học 24 1.800 43.200
Đào tạo ngoại ngữ 16 2.500 40.000
Trường ĐHCN Việt Hung 50 GVHD: Th.s Nguyễn Minh Hải
Chi phí đào tạo của công ty trên dựa vào chi phí của các cơ sở đào tạo
Nguồn kinh phí đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được trích từ các nguồn quỹ và tài trợ sau:
- Nguồn chi phí từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm - Nguồn hỗ trợ từ quỹ phúc lợi của công ty
- Nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước hoặc các nguồn tài trợ khác
Tình hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty năm 2015 như sau: - Huấn luyện nhân viên mới: Đối với nhân viên bộ phận lễ tân và bộ phận bàn
+ Năm 2015 công ty tuyển mới 28 nhân viên lễ tân và 49 nhân viên bàn.
+ Sau quá trình tuyển dụng công ty tiến hành định hướng và huấn luyện cho các nhân viên mới trong vòng 2 tháng để giúp nhân viên mới thích nghi với môi trường làm việc, làm quen với công việc.
+ Các nhân viên mới sẽ được tham gia các khóa đào tạo miễn phí của công ty - Kèm cặp trong quá trình làm việc: Đối với nhân viên bộ phận kế toán, bảo vệ và tạp vụ
+ Năm 2015 công ty tuyển mới 5 nhân viên kế toán, 13 nhân viên bảo vệ và 20 nhân viên tạp vụ
+ Các nhân viên mới này sẽ vừa học vừa làm và được kèm cặp, hướng dẫn bới các nhân viên có kinh nghiệm làm việc
+ Ưu điểm của hình thức này là công tác huấn luyện được tiến hành thường xuyên, duy trì liên tục, không gián đoạn, tận dụng được nguồn lực nội bộ.