St t Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng I Tổng thu hoạt động 518 734 665 216 42% -69 -9% Thu tín dụng 470 548 524 78 17% -24 -4% Thu dịch vụ 48 186 141 138 288% -45 -24%
II Tổng chi chưa lương 480 675 612 195 41% -63 -9%
Chi trả lãi tiền gửi 413 434 405 21 5% -29 -7% Trong đó trả phí 85 156 137 71 84% -19 -12%
Chi khác 67 85 70 18 27% -15 -18%
III Chênh lệch (Thu-Chi) 38 59 53 21 55% -6 -10%
Nguồn: Báo cáo hoạt động các năm 2017 – 2019 của Ngân hàng Vietinbank – Chi nhánh Hà Nội
Tình hình hoạt động của chi nhánh đạt được những hiệu quả nhất định, lợi nhuân đạt được qua các năm là rất khả quan. Lợi nhuận đạt được năm 2018 là 59 tỷ đồng tăng so với năm 2017 là 21 tỷ đồng tương đương tăng 55% so với lợi nhuận năm 2017. Năm 2019 lợi nhuận đạt được 53 tỷ đồng giảm 6 tỷ đồng so với năm 2018, tương đương giảm 10% so với lợi nhuận năm 2018. Lợi nhuận luôn dương nhưng không ổn định qua các năm.
2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hà Nội
2.2.1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Hà Nội
2.2.1.1 Phân cấp quản lý, phạm vi hoạt động nghiệp vụ
Trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam, hoạt động kinh doanh ngoại tệ được chia tách thành hai cấp quản lý có nhiệm vụ và quyền hạn hoàn toàn khác nhau đó là sở giao dịch và hệ thống các chi nhánh.
Sở giao dịch giữ vai trò đầu mối và thực hiện các giao dịch liên ngân hàng với các tổ chức tín dụng khác trong và ngoài nước.
Chi nhánh được phép trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh ngoại tệ với các khách hàng, với các tổ chức tín dụng trong nước, hoạt động ủy nhiệm thu đổi ngoại tệ với các bàn đại lý thu đổi ngoại tệ theo văn bản hướng dẫn của NHNo&PTNT Việt Nam, mua bán ngoại tệ khu vực biên giới theo văn bản hướng dẫn của NHNN về quản lý ngoại hối tại khu vực biên giới.
Ngân hàng Nhà nước cũng quy định cụ thể những hoạt động KDNT mà các ngân hàng thương mại và Ngân hàng Công thương Việt Nam được phép thực hiện. Trên cơ sở đó Ngân hàng Công thương Việt Nam quy định hoạt động kinh doanh ngoại tệ cho các chi nhánh thực hiện.
˗ Quy định về các giao dịch được phép thực hiện trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Bảng 2.4. Các loại giao dịch được thực hiện trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam
Đơn vị Đầu cơ
Giao dịch với khách hàng Giao dịch với tổ chức kinh tế Giao dịch với liên ngân hàng trong nước Giao dịch với liên ngân hàng ngoài nước
Sở giao
dịch Được phép Được phép
Được
phép Được phép Được phép Chi nhánh Không Được phép Được
phép
Được mua/
Không được bán Không
Nguồn: quy trình thực hiện hoạt động KDNT của Ngân hàng Công thương Việt Nam
˗ Quy định về hoạt động KDNT của các Chi nhánh Ngân hàng Công thương Việt Nam được phép thực hiện.
Bảng 2.5. Quy định về hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các Chi nhánh Nghiệp vụ
KDNT Tổ chức tín dụng Tổ chức kinh tế
Tổ chức khác, cá nhân
Giao ngay Được mua Được phép Được phép
Kỳ hạn Được mua Được phép Được phép
Hoán đổi Không Được phép Không được phép
Quyền chọn Không Phải xin phép Chỉ được bán quyền chọn và phải xin phép Giao dịch ngoại
hối khác Không Không Không
Nguồn: quy trình thực hiện hoạt động KDNT của Ngân hàng Công thương Việt Nam
Nhìn vào bảng phân chia quyền hạn trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ ta có thể thấy phạm vi hoạt động của các chi nhánh bị hạn chế rất nhiều. Mọi hoạt động kinh doanh chủ yếu tập trung ở sở giao dịch. Điều này cũng có thể hiểu được một phần là nhằm phân cấp và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất trong hoạt động KDNT của hệ thống, khi mà mạng lưới hoạt động còn rất rộng (hơn 2.200 chi nhánh và phòng giao dịch), khả năng quản lý còn hạn chế…
2.2.1.2Một số quy định chung
Về phương thức giao dịch và hợp đồng giao dịch. Các giao dịch hoạt động mua bán ngoại tệ được thực hiện qua các phương thức sau: trực tiếp, điện thoại, fax, mạng Reuter, mạng vi tính nội bộ, điện tử hoặc internet. Các giao dịch theo các
phương thức trên có giá trị pháp lý ngay sau khi hai bên xác nhận giao dịch. Tham gia vào giao dịch hối đoái không được đơn phương hủy bỏ giao dịch việc cố tình hủy bỏ giao dịch sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm và bồi hoàn theo quy định của NHNN.
Về xác định tỷ giá giao dịch. Việc xác định tỷ giá giao dịch trên cơ sở quy định hiện hành của NHNN, Giám đốc sở giao dịch phải thông báo tỷ giá ngoại tệ tham khảo hàng ngày đến các chi nhánh. Thời gian thông báo phải trước 8h00’ sáng các ngày làm việc.Việc thay đổi tỷ giá do biến động tỷ giá vượt mức đã thông báo đầu ngày phải được tính toán và cập nhật kịp thời cho các chi nhánh.
Về trạng thái, hạn mức trạng thái ngoại tệ. Chi nhánh chỉ được dự trữ, sử dụng ngoại tệ trên cơ sở hạn mức trạng thái cuối ngày được Tổng Giám đốc qui định của từng thời kỳ. Phương pháp tính trạng thái ngoại tệ cuối ngày của chi nhánh như sau:
Trạng thái ngoại tệ cuối ngày = số dư tài khoản mua bán ngoại tệ kinh doanh, mua bán ngoại tệ khác +/- cam kết mua, bán giao ngay +/- cam kết mua, bán kỳ hạn.
Việc áp dụng qui định về hạn mức trạng thái, hạn mức giao dịch đối với cán bộ thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh do Giám đốc chi nhánh quyết định trên cơ sở qui định hạn mức của Tổng Giám đốc từng thời kỳ.
2.2.1.3. Quy trình nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh
a. Xác định tỷ giá giao dịch đầu ngày của chi nhánh
Đầu ngày, cán bộ làm nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh mở máy, đăng nhập vào hệ thống xác định tỷ giá do sở giao dịch của NHNo&PTNT Việt Nam cập nhật. Trên cở sở tỷ giá do sở giao dịch cập nhật và tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng do cán bộ giao dịch thu thập thông tổng hợp trình Ban giám đốc chi nhánh xem xét phê duyệt tỷ giá áp dụng tại chi nhánh.
b. Xác định nhu cầu giao dịch
Sau khi xác định tỷ giá giao dịch đầu ngày, cán bộ làm nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ thu thập, xác định nhu cầu của khách hàng trên toàn chi nhánh. Số liệu thu thập từ các phòng nghiệp vụ và các phong giao dịch báo về. Từ đó, các cán bộ làm nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ tổng hợp nhu cầu mua, bán ngoại tệ trình lãnh đạo phòng xem xét cân đối nguồn ngoại tệ toàn chi nhánh. Lãnh đạo phòng kinh doanh
ngoại hối sau khi xem xét nhu cầu của khách hàng và cân đối nguồn ngoại tệ từ chi nhánh báo cáo phó giám đốc phụ trách, đề xuất các khoản mua bán được thực hiện từ nguồn ngoại tệ từ chi nhánh, các khoán mua bán được thực hiện thông qua sở giao dịch.
c. Quy trình giao dịch ngoại tệ giữa chi nhánh với khách hàng
Hiện tại,chi nhánh được thực hiện giao dịch giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi và quyền lựa chọn với các tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, giao dịch quyền chọn hiện nay chi nhánh không áp dụng.
˗ Nghiệp vụ mua ngoại tệ tiền mặt
Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ tiền mặt thực hiện tại Phòng kế toán và ngân quỹ của chi nhánh, bộ phận kế toán của Chi nhánh cấp 2, Chi nhánh cấp 3 và phòng giao dịch được phép.
Khi khách hàng có nhu cầu bán ngoại tệ tiền mặt, kế toán giao dịch yêu cầu khách hàng lập yêu cầu đổi tiềnvà tiến hành kiểm định, đếm và chi trả VNĐ cho khách hàng. Cuối ngày, kế toán giao dịch tiến hành đối chiếu các chứng từ đảm bảo tính khớp đúng giữa số lượng ngoại tệ mua vào và số lượng VNĐ chi ra.
˗ Nghiệp vụ mua ngoại tệ chuyển khoản
Nghiệp vụ mua ngoại tệ chuyển khoản được thực hiện tại Phòng kinh doanh ngoại hối của chi nhánh, do các cán bộ làm nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối trực tiếp giao dịch với khách hàng. Khách hàng là tổ chức yêu cầu bán ngoại tệ trên tài khoản, cán bộ làm nghiệp vụ giao dịch hướng dẫn khách hàng lập hợp đồng mua bán ngoại tệ/ủy nhiệm chi/ yêu cầu chi ngoại tệ theo mẫu phù hợp.
Trường hợp khách hàng là cá nhân có ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi tại chi nhánh, có nhu cầu bán ngoại tệ, cán bộ giao dịch trực tiếp xác nhận tỷ giá và yêu cầu khách hàng ghi rõ nội dung.
Trường hợp cá nhân chuyển tiền qua dịch vụ Western Union (Western Union là công ty hàng đầu thế giới về dịch vụ chuyển tiền. Dịch vụ Western Union cho phép chuyển và nhận tiền trên toàn thế giới) có nhu cầu bán ngoại tệ, cán bộ giao dịch thực hiện mua bán ngoại tệ theo tỷ giá được niêm yết tại chi nhánh. Nếu trên yêu cầu chuyển tiền ghi rõ trả cho người nhận bằng VNĐ, chi nhánh thực hiện chi trả cho khách hàng bằng VNĐ theo tỷ giá do Western Unionghi trên lệnh.
nhánh, cán bộ làm nghiệp vụ giao dịch thông báo cho khách hàng.Nếu khách hàng có nhu cầu mở tài khoản ngoại tệ tương ứng thì cán bộ giao dịch hạch toán và chuyển tiền VNĐ cho khách hàng.
Nếu khách hàng không có yêu cầu mở tài khoản ngoại tệ tương ứng thì lập giấy đề nghị chuyển lãnh đạo phòng xem xét trình Giám đốc ký duyệt. Cán bộ giao dịch chỉ hạch toán và chuyển trả tiền VNĐ khi nhận được báo có của khách hàng. Việc phạt thanh toán chậm do chi nhánh và khách hàng thoả thuận theo hợp đồng mua bán ngoại tệ.
Căn cứ vào tình hình thực tế của chi nhánh, Giám đốc chi nhánh giao cho các phòng chuyên môn liên quan thực hiện lệnh chuyển tiền, theo dõi, đối chiếu và tra soát (nếu sai sót phát sinh) với khách hàng đảm bảo khớp đúng. Trường hợp thực hiện các giao dịch kỳ hạn thì phải mở sổ theo dõi hạn thanh toán để thực hiện thanh toán đúng như đã cam kết.
- Nghiệp vụ bán ngoại tệ thu Việt Nam đồng
Nghiệp vụ này cũng được thực hiện tại Phòng kinh doanh ngoại hối của chi nhánh và do các cán bộ làm nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trực tiếp giao dịch với khách hàng.
Một là, bán ngoại tệ cho người cư trú là công dân Việt Nam
Người cư trú là công dân Việt Nam (sau đây gọi tắt là cá nhân) được mua ngoại tệ tiền mặt của chi nhánh, hoặc mua và yêu cầu chi nhánh chuyển ngoại tệ ra nước ngoài theo mục đích được qui định tại các văn bản hiện hành của NHNN.
Quy trình bán: khi có yêu cầu giao dịch, căn cứ vào qui định hiện hành của Ngân hàng Công thương Việt Nam và nguồn ngoại tệ hiện có của chi nhánh, cán bộ giao dịch yêu cầu cá nhân xuất trình bản gốc và nộp 01 bản Photocopy các chứng từ liên quan. Nếu thủ tục hợp lệ, cán bộ giao dịch hướng dẫn khách hàng lập giấy đề nghị mua, chuyển và mang ngoại tệ ra nước ngoài.Trong trường hợp cá nhân sử dụng giấy phép mang ngoại tệ tiền mặt hoặc giấy phép chuyển ngoại tệ do chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố cấp để mua ngoại tệ tiền mặt hoặc mua và chuyển ngoại tệ nhiều lần, tại nhiều ngân hàng khác nhau. Khi bán ngoại tệ, chi nhánh phải đối chiếu số lượng ngoại tệ ghi trên giấy phép, ghi rõ số lượng ngoại tệ bán và đóng dấu lên giấy phép.
trở xuống, căn cứ vào nguồn ngoại tệ hiện có, cán bộ giao dịch tiếp nhận và xử lý hồ sơ chuyển lãnh đạo phòng xem xét trình Giám đốc ký duyệt sau đó làm thủ tục cần thiết chuyển Phòng kế toán và ngân quỹ chi tiền cho khách hàng. Việc bán ngoại tệ tiền mặt trên mức khai báo hải quan phải có giấy phép của NHNN.
Hai là, bán ngoại tệ cho người không cư trú, người cư trú là người nước ngoài
Người không cư trú, người cư trú là người nước ngoài có thu nhập bằng đồng Việt Nam từ tiền lương, tiền thưởng và tiền phụ cấp hoặc các nguồn thu khác được pháp luật Việt Nam cho phép thì được sử dụng số tiền Việt Nam đó để mua ngoại tệ tại chi nhánh và được yêu cầu chi nhánh chuyển ngoại tệ ra nước ngoài.
Qui trình bán: từ mức khai báo hải quan trở xuống, khi có yêu cầu giao dịch, căn cứ vào qui định hiện hành của NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam và nguồn ngoại tệ hiện có của chi nhánh, cán bộ giao dịch yêu cầu người không cư trú, người cư trú là người nước ngoài xuất trình và nộp 01 bản Photocopy các chứng từ liên quan. Nếu thủ tục hợp lệ, cán bộ giao dịch hướng dẫn khách hàng lập giấy đề nghị mua, chuyển và mang ngoại tệ ra nước ngoài.
Trường hợp người không cư trú, người cư trú là người nước ngoài mua ngoại tệ tiền mặt với số lượng vượt trên mức khai báo hải quan, cán bộ giao dịch phải yêu cầu xuất trình văn bản cho phép của NHNN.
Ba là, bán ngoại tệ cho người cư trú là tổ chức
Người cư trú là tổ chức được mua ngoại tệ của chi nhánh theo mục đích được qui định tại các văn bản hiện hành của NHNN. Thông thường hoạt động bán ngoại tệ cho tổ chức thường đáp ứng nhu cầu ngoại tệ để thanh toán tiền nhập khẩu hàng hóa, khách hàng vay ngoại tệ để thanh toán tiền nhập khẩu hàng hóa…
Quy trình bán: khi tổ chức có yêu cầu giao dịch mua ngoại tệ phục vụ cho việc thanh toán quốc tế tại chi nhánh, cán bộ giao dịch tiếp nhận bộ hồ sơ hợp pháp từ bộ phận thanh toán quốc tế, kiểm soát và trình lãnh đạo ký hợp đồng mua bán ngoại tệ.
Đối với giao dịch mua ngoại tệ của tổ chức để chuyển ra ngoài, chi nhánh căn cứ vào qui định hiện hành của NHNN, cán bộ giao dịch yêu cầu tổ chức phải xuất trình và nộp 01 bản Photocopy các chứng từ liên quan để chi nhánh lưu. Nếu thủ tục hợp lệ, cán bộ giao dịch hướng dẫn khách hàng lập hợp đồng mua bán ngoại tệ theo mẫu qui
định.
Đối với các giao dịch mua khác của tổ chức, cán bộ giao dịch kiểm soát hồ sơ theo qui định hiện hành của NHNN, Ngân hàng Công thương Việt Nam. Nếu hợp lệ trình lãnh đạo ký hợp đồng mua bán ngoại tệ theo mẫu qui định.
Bốn là, bán ngoại tệ cho người không cư trú là tổ chức
Người không cư trú là cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện các tổ chức liên minh chính phủ, cơ quan đại diện các tổ chức phi chính phủ, lực lượng vụ trang và tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp của nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức kinh tế nước ngoài và văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có các nguồn thu bằng đồng Việt Nam được pháp luật Việt Nam cho phép thì được mua và chuyển ngoại tệ tại chi nhánh.
Qui trình bán: khi có yêu cầu giao dịch, căn cứ vào qui định hiện hành của NHNN, Ngân hàng Công thương Việt Nam và nguồn ngoại tệ hiện có của chi nhánh, cán bộ giao dịch yêu cầu người không cư trú là tổ chức xuất trình các giấy tờ liên quan chứng minh nguồn thu bằng đồng Việt Nam và được pháp luật Việt Nam cho phép, lưu 01 bản Photocopy.
Nếu nguồn thu bằng tiền đồng Việt Nam là hợp pháp, căn cứ vào yêu cầu của khách hàng cán bộ giao dịch thực hiện các bước tiếp theo qui định.Tổ chức, cá nhân dùng đồng Việt Nam mua ngoại tệ của chi nhánh qua các giao dịch giao ngay hoặc kỳ hạn phải xuất trình các chứng từ cung cấp đầy đủ thông tin về mục đích, số lượng, loại ngoại tệ cần thanh toán và thời điểm thanh toán theo qui định hiện hành về quản lý ngoại hối;
d.Quy trình mua bán ngoại tệ giữa sở giao dịch và chi nhánh
Phạm vi giao dịch: giao dịch mua bán ngoại tệ giữa sở giao dịch với các chi nhánh được thực hiện theo các loại hình nghiệp vụ KDNT, riêng nghiệp vụ giao dịch quyền lựa chọn giữa sở giao dịch với chi nhánh chỉ được thực hiện khi có hướng dẫn của Tổng Giám đốc.
Qui trình giao dịch: khi chi nhánh có yêu cầu giao dịch, cán bộ giao dịch liên hệ với sở giao dịch theo phương thức trực tiếp; điện thoại, fax, mạng Reuter, mạng vi tính nội bộ, điện tử hoặc Internet và nêu yêu cầu giao dịch ngoại tệ. Trong đó nêu
rõ loại ngoại tệ, số lượng ngoại tệ mua/bán, ngày hiệu lực;
Sau khi đã được cán bộ giao dịch của sở giao dịch thông báo tỷ giá. Nếu chấp nhận tỷ giá, chi nhánh điện thoại xác nhận giao dịch với sở giao dịch. Cán bộ giao dịch của ở giao dịch căn cứ vào nguồn ngoại tệ hiện có trên tài khoản, giá mua vào bình quân, giá thực tế trên màn hình Reuter để thông báo tỷ giá mua/bán cho chi nhánh;