Kiến nghị với NHNN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hà Nội (Trang 84 - 87)

˗Nhà nước cần thực hiện chính sách tỷ giá thả nổi phù hợp

Ngân hàng Nhà nước áp dụng chính sách tỷ giá nào đối với nền kinh tế đều có thể tác động tích cực hay tiêu cực tới cung - cầu về ngoại tệ và hoạt động kinh doanh ngoại tệ của hệ thống ngân hàng. Việc xây dựng và áp dụng chính sách tỷ giá một cách hợp lý là hết sức quan trọng.

Ngày nay, nền kinh tế nước ta đang ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới sau khi gia nhập WTO. Cơ chế điều hành tỷ giá của NHNN ngày càng linh hoạt hơn và phù hợp hơn. Việc chuyển từ chế độ tỷ giá cố định sang chế độ tỷ giá thả nổi

có điều tiết là một bước đi phù hợp. Tuy nhiên, nên xây dựng có chế tỷ giá linh động hơn vừa có thể hoạt động trong điều kiện bình thường vừa có thể sử dụng trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động, hay khi có những cú sốc như khủng hoảng kinh tế. Tỷ giá hàng ngày được công bố phải theo tín hiệu thị trường, trong một ngày tỷ giá cũng có thể tăng và giảm chứ không chỉ có một tỷ giá cố định trong cả ngày và thậm chí là cả tuần như trước hay cố định một thời gian dài rồi sau đó lại tăng mạnh như cách điều hành tỷ giá trong thời gian vừa qua, mà nên có sự thay đổi tăng, giảm hàng ngày.

NHNN cần có biện pháp điều chỉnh và công bố tỷ giá linh hoạt hơn, theo sát hơn với tỷ giá trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng để thu hẹp chênh lệch tỷ giá giao dịch của các ngân hàng với tỷ giá trên thị trường tự do. Xem xét tiếp tục nới rộng biên độ này ở mức cho phép để vừa có thể quản lý thị trường với tư cách là người mua bán cuối cùng, tạo điều kiện cho các ngân hàng yết giá cạnh tranh, thúc đẩy thị trường hoạt động sôi động hơn. Trong dài hạn, tỷ giá nên từng bước được thả nổi theo cung cầu ngoại tệ, hướng tới tự do hóa tỷ giá ngoại tệ có sự quản lý của NHNN thông qua các công cụ đòn bẩy kinh tế.

Nên xoá bỏ cơ chế neo tỷ giá vào USD, xác định tỷ giá trên cơ sở neo tỷ giá vào một rổ tiền với cơ cấu các loại tiền tệ theo tỷ trọng thương mại của những quốc gia có quan hệ thương mại với Việt Nam. Qua đó, tỷ giá VND được phản ánh chính xác hơn và ít bị phụ thuộc và sự mạnh yếu của USD, tình trạng Đô la hoá thị trường cũng sẽ giảm. Tỷ giá đó phải được tính toán để thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ là kiếm soát lạm phát và ổn định giá trị đồng nội tệ.

˗Nâng cao vai trò của NHNN và hoàn thiện cơ chế quản lý ngoại hối

Cơ chế quản lý ngoại hối đang ngày càng được NHNN Việt Nam thay đổi theo hướng tích cực. Nhưng vẫn còn một số vấn đề cần phải hoàn thiện như cơ chế quản lý tỷ giá hối đoái trong dài hạn, lộ trình và phương thức điều chỉnh tỷ giá…

Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện chức năng là người mua bán cuối cùng trên Thị trường ngoại hối (TTNH). Việc NHNN can thiệp vào TTNH rất quan trọng vì nó trực tiếp tác động đến cung cầu ngoại tệ, thông qua hoạt động mua hoặc bán

ngoại tệ có thể điều tiết được TTNH giúp cân bằng thị trường, đưa thị trường về mức tỷ giá mục tiêu. Để thực hiện chức năng này NHNN cần phải có những biện pháp để tăng dự trữ ngoại hối. Từ đó, nâng cao vị thế của NHNN đủ để thực hiện việc can thiệp khi cần thiết trong việc điều tiết nền kinh tế. Tăng cường công tác quản lý dự trữ ngoại hối cũng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường ngoại hối.

Ngân hàng Nhà nước cần mở rộng số lượng thành viên tham gia vào thị trường ngoại tệ liên ngân hàng (TTNTLNH). TTNTLNH là nơi mà NHNN có thể thực thi được các chính sách tiền tệ một cách hiệu quả nhất. Gia tăng số lượng thành viên gồm các NHTM trong nước, các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh và các tổ chức kinh tế lớn sẽ góp phần tăng doanh số của thị trường, tạo điều kiện cho các công cụ phái sinh phát triển. Từ đó đưa TTNH và hoạt động kinh doanh ngoại tệ phát huy hết chức năng và vai trò trong nền kinh tế.

Việc phát triển số lượng thành viên tham gia vào TTNTLNH cũng đòi hỏi NHNN cần tăng cường hơn nữa trong quản lý, kiểm soát hoạt động của các NHTM và các TCTD. Kiểm soát hoạt động của hệ thống NHTM và TCTD có vai trò hết sức quan trọng, các NHTM và TCTD hoạt động ổn định, an toàn góp phần rất lớn cho sự phát triển, ổn định của nền kinh tế. Buông lỏng quản lý, thực thi các quy chế của NHNN không đầy đủ của hệ thống NHTM có thể gây lũng đoạn, sụp đổ nền kinh tế.

Ngân hàng Nhà nước cũng cần nắm bắt các vướng mắc của các ngân hàng để từ đó có những phản ứng kịp thời, giao quyền chủ động hơn nữa cho các NHTM trong nước trong lĩnh vực KDNT, nhất là trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ với các tập đoàn tài chính quốc tế.

˗ Ngân hàng Nhà nước hoàn thiện khung pháp lý, cần xây dựng các văn bản pháp qui thực hiện nghiệp vụ KDNT

Ngân hàng Nhà nước hoàn thiện, bổ sung các văn bản quy định tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thông thoáng để thị trường tài chính hoạt động, ban hành các thông tư, quyết định hướng dẫn cụ thể và kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả các văn

bản pháp lý. Thị trường ngoại hối và hoạt động kinh doanh ngoại tệ muốn phát triển cần phải có khung pháp lý đầy đủ và rõ ràng. Điều này giúp cho các chủ thể khi tham gia vào thị trường có thể dễ dàng hiểu rõ và nắm bắt nhanh chóng và hoạt động tuân thủ theo các quy định, qua đó cũng giúp NHNN có thể kiểm tra, giám sát quá trình kinh doanh của các chủ thể tham gia, tạo nên những rào chắn bảo vệ sự lành mạnh tài chính.

Rà soát lại toàn bộ hệ thống văn bản pháp quy để loại bỏ những văn bản lạc hậu, trùng lắp, chồng chéo không thực tiễn gây khó khăn cho các chủ thể tham gia.

Các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh là những nghiệp vụ mang tính kỹ thuật cao và phức tạp cả trong thực hiện và kiểm soát, các văn bản cần phải đầy đủ chế tài nghiêm minh về dân sự, hình sự để phòng ngừa và xử lý những hành vi phá hoại gây rối loạn thị trường, vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng kinh doanh ngoại hối.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hà Nội (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w