˗ Ngân hàng Công thương Việt Nam cần ban hành quy trình hoạt động kinh doanh ngoại tệ và các văn bản hướng dẫn chi tiết, các mẫu hồ sơ quy chuẩn đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ trong toàn hệ thống. Thường xuyên tổ chức tập huấn và đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ trực tiếp làm nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ cả về mặt lý thuyết lẫn thực hành thực tế. Với những cán bộ tiềm năng, năng lực có thể khuyến khích bằng các khóa đào tạo tại nước ngoài.
˗ Ngân hàng Công thương Việt Nam cần có cơ chế khuyến khích và thu hút khách hàng có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa (có nguồn thu ngoại tệ) cũng như khách hàng nhập khẩu hàng có nhu cầu nhập khẩu thông qua các ưu đãi về phí dịch vụ, lãi suất cho vay ngoại tệ, đơn giản hóa thủ tục và uy tín trong thanh toán.
˗ Quy định về tập trung hóa hoạt động KDNT tại sở giao dịch chưa được thực hiện triệt để. Một số chi nhánh Ngân hàng Công thương Việt Nam đang mở tài khoản ngoại tệ tại một số TCTD khác, do đó việc điều hòa vốn cũng như điều hòa ngoại tệ của trụ sở chính sẽ khó có thể đạt độ chính xác. Cần thiết phải có quy định thống nhất không cho phép các chi nhánh được phân tán tài khoản, toàn bộ phải tập trung tại sở giao dịch.
kinh doanh ngoại tệ hiệu quả, nổi bật. Tổ chức các buổi hội thảo, giao lưu giữa các chi nhánh để phổ biến kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau. Đưa ra các mục tiêu, giải thưởng trong hoat động kinh doanh ngoại tệ nhằm thúc đẩy phát triển chung trên toàn hệ thống.
˗ Tỷ giá công bố của Ngân hàng Công thương Việt Nam áp dụng cho các chi nhánh cần linh hoạt mềm dẻo, sát với thị trường để các chi nhánh vận dụng vào các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ có hiệu quả.
˗ Ngân hàng Công thương Việt Nam cần tổ chức tốt vấn đề điều hoà vốn ngoại tệ trong toàn hệ thống đảm bảo hiệu quả hoạt động giữa các chi nhánh. Nới lỏng một số cơ chế tạo điều kiện cho chi nhánh chủ động hơn trong kinh doanh, xây dựng hệ thống kiểm soát rủi ro hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
˗ Tích cực tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng nhằm tạo được các cơ hội kinh doanh và thu thập thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, mở rộng và tiếp cận với thị trường ngoại tệ liên ngân hàng để nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như chất lượng phục vụ và đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ nhằm giúp các chi nhánh phát triển ngày một tốt hơn nữa.
˗ Đa dạng hóa nghiệp vụ KDNT: hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam quy định khá chặt chẽ về quyền hạn của các chi nhánh khi thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ. Các nghiệp vụ KDNT tại chi nhánh bị hạn chế rất nhiều. Chủ yếu là hoạt động mua bán giao ngay, mua bán kỳ hạn, nghiệp vụ hoán đổi thì có thực hiện tuy nhiên chưa thực sự phổ biến. Các nghiệp vụ khác như nghiệp vụ quyền chọn, hợp đồng tương lai thì các chi nhánh chưa được phép thực hiện.
˗ Ngược lại với Việt Nam, các nghiệp vụ quyền chọn và hợp đồng tương lai rất phát triển và được áp dụng rộng rãi ở các nước có hoạt động thương mại quốc tế như Anh, Mỹ…Hai nghiệp vụ này có vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Nó là công cụ rất hữu ích trong việc phòng ngừa các rủi ro khi có sự biến động về tỷ giá thanh toán.
˗ Hiện tại Ngân hàng Công thương Việt Nam vẫn chưa thực hiện được giao dịch này do chưa có một hệ thống quản trị rủi ro hoàn thiện và chưa thể tính giá
quyền chọn. Việc học hỏi kinh nghiệm thực tế từ các tổ chức tài chính, tín dụng nước ngoài là cần thiết để từ đó dần đưa nghiệp vụ này trở thành nghiệp vụ truyền thống, đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của hệ thống tài chính, thanh toán quốc tế.
Kết luận chương 3
Căn cứ kết quả phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh Vietinbank Hà Nội, dựa trên định hướng và mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong thời gian tới, tác giả đề xuất 8 nhóm giải pháp và 2 nhóm kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh Vietinbank trong giai đoạn 2020 – 2023.
KẾT LUẬN
Hoạt động KDNT ở Việt Nam hiện nay vẫn là một nghiệp vụ kinh doanh mới đối với các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại. Các nghiệp vụ phát sinh ban đầu chỉ là các bước giao dịch đơn giản, còn chứa đựng nhiều rủi ro. Hiện nay, hoạt động KDNT đang dần được các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại chú trọng, nghiên cứu phát triển để trở thành nghiệp vụ kinh doanh quan trọng mang lại lợi nhuận thay thế một phần nghiệp vụ tín dụng đang cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Không nằm ngoài xu hướng chung đó, hoạt động KDNT của Ngân hàng Công thương Việt Nam cũng đã được ban lãnh đạo ngân hàng quan tâm, có nhiều sự điều chỉnh về quy trình nghiệp vụ, phạm vi hoạt động...đã mang lại những kết quả, lợi nhuận nhất định. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn hạn chế, chưa đáp ứng được kỳ vọng và vị thế của một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ cho hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam cũng đồng thời phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của từng chi nhánh ngân hàng.
Luận văn với đề tài “Hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hà Nội” đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM, nêu ra các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh Hà Nội, đồng thời chỉ ra những hạn chế, tồn tại làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Từ đó xây dựng các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ cho Chi nhánh Hà Nội.
Qua thời gian học tập tại trường và công tác tại Hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hà Nộichi nhánh Nam Hà Nội, được sự hướng dẫn và giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và các cán nghiệp vụ làm việc trực tiếp tại Phòng kinh doanh ngoại hối, bài luận văn
đã được hoàn thành. Hoạt động KDNT của ngân hàng là một lĩnh vực rộng lớn gắn với quá trình phát triển của kinh tế thế giới, quá trình phát triển hệ thống NHTM, với sự hiểu biết của cá nhân và sự hạn chế về mặt thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế nên bài viết còn nhiều thiếu sót.
Rất mong Hội đồng khoa học, các nhà quản trị ngân hàng và bạn đọc quan tâm đóng góp ý kiến để tác giả có điều kiện hoàn thành bài luận văn này được tốt hơn.
1. Đỗ Thị Châm (2014), Giải pháp phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ bằng các công cụ phái sinh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Hà Nội, Học viện Ngân hàng.
2. Đức Minh Ngọc (2015), Hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân,
Học viện Ngân hàng.
3. Ngân hàng Nhà nước (2010), Luật các tổ chức tín dụng.
4. Ngân hàng Nhà nước (2011), Thông tư 07/2011/TT-NHNN Quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay là người cư trú.
5. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2014), Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối trên thị trường bán buôn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Đại học Thăng Long.
6. Nguyễn Bách Khoa (2019), Hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch 1, Học viện Ngân hàng.
7. Phan Thị Thu Hà (2006), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê.
8. Trần Hằng Giang (2013), Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Nam Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
9. Tài liệu của Ngân hàng Công thương Việt Nam: a. Báo cáo tài chính các năm 2017, 2018, 2019; b. Báo cáo thường niên các năm 2017, 2018, 2019; c. Website.
10. Tài liệu của Chi nhánh Hà Nội:
exchange risk in selected commercial bank in Nigeria, Nigeria.
12. Maroof Hussain (2009), Foreign exchange risk management in commercial bank in Pakistan, Pakistan.