Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2018sovới năm 2017 Năm 2019 sovới năm 2018 Số tuyệt đối Tỷ lệ % Số tuyệt đối Tỷ lệ % Bán ngoại tệ 127.074 95.90 4 86.714 -31.170 -25% -9.191 -10% USD 96.324 83.56 7 64.861 -12.757 -13% -18.706 -22% EUR 30.750 12.33 7 21.852 -18.413 -60% 9.515 77%
Nguồn: quy trình thực hiện hoạt động KDNT của Ngân hàng Công thương Việt Nam
Các số liệu từ bảng 2.7 cho thấy, doanh số bán ngoại tệ của Chi nhánh Hà Nội cũng có xu hướng tụt giảm năm sau thấp hơn năm trước. Cụ thể, năm 2018 doanh số bán ngoại tệ giảm mạnh với 31.170 nghìn USD tương đương với tỷ lệ giảm 25% so với năm 2017. Năm 2019 doanh số bán ngoại tệ tiếp tục có xu hướng giảm so với năm 2018, giảm 9.191 nghìn USD tương đương với tỷ lệ giảm 10% so với năm 2018. Xét về loại ngoại tệ bán ra, thì USD có xu hướng giảm mạnh, EUR quy đổi lại có xu hướng tăng.
Doanh số bán ngoại tệ Chi nhánh Hà Nội thực hiện chủ yếu từ bán ngoại tệ cho các khách hàng có mục đích thanh toán các hợp đồng ngoại thương hoặc bán cho những khách hàng có nhu cầu mua ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu mà ngân hàng quy định như: mua ngoại tệ để đi chữa bệnh ở nước ngoài, mua ngoại tệ để đi du lịch, mua ngoại tệ để đi xuất khẩu lao động…;
cầu ngoại tệ thấp có thể thực hiện bán ngoại tệ cho sở giao dịch vừa đảm bảo trạng thái ngoại tệ theo quy định.
b. Chi phí
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh được xác định theo công thức sau:
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ = Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ - chi từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ +/- đánh giá lại chênh lệch tỷ giá.
Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ: toàn bộ doanh thu mà chi nhánh thu được từ hoạt động bán ngoại tệ mang lại.
Chi từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ: tổng hợp các khoản mua ngoại tệ mà chi nhánh đã thực hiện để có ngoại tệ kinh doanh.
Đánh giá lại chênh lệch tỷ giá: Việc đánh giá lại chênh lệch tỷ giá được thực hiện tại sở giao dịch. Cuối tháng sở giao dịch tiến hành áp tỷ giá cuối tháng vào doanh số mua bán ngoại tệ với chi nhánh để xác định chênh lệch tỷ giá.
Dấu + thể hiện khi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ mua bán với chi nhánh âm. Khi đó chi nhánh được cộng phần chênh lệch này vào lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
Dấu - thể hiện khi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ mua bán với chi nhánh là dương. Khi đó chi nhánh phải trừ phần chênh lệch này ra khỏi lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh qua các năm luôn dương thể hiện quá trình hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh đã có hiệu quả nhất định.
Đơn vị tính: Nghìn USD
Bảng 2.13. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Chi Nhánh Hà Nội năm 2017 - 2019 Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2018sovới năm 2017 Năm 2019 sovới năm 2018 Số tuyệt Tỷ lệ Số tuyệt Tỷ lệ
đối % đối %
Lãi KDNT 343 19 48 -323 -94% 28 140%
Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động KDNT các năm 2017 – 2019 Chi nhánh Hà Nội
Nhìn vào bảng số liệu 2.8, lợi nhuận qua các năm 2017 – 2019 cũng giảm. Năm 2017 lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ khá cao (343 nghìn USD) so với tổng phí dịch vụ thu được trong năm. Đến năm 2018, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ lại giảm rất mạnh, xuống còn 19 nghìn USD, giảm 323 nghìn USD so với năm 2017. Năm 2019 lợi nhuận đạt được 48 nghìn USD tăng 28 nghìn USD so với năm 2018.
c. Lợi nhuận/Doanh thu
Đơn vị tính: Nghìn USD
Bảng 2.14. Tỷ lệ % Lợi nhuận/Tổng doanh thu hoạt động từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Chi Nhánh Hà Nội năm 2017 – 2019
Chỉ tiêu Năm
2017 Năm 2018
Năm 2019
Lợi nhuận từ KDNT 343 19 48
Tỷ lệ % so với tổng doanh số hoạt động
KDNT 0,27% 0,02% 0,05%
Nguồn:Báo cáo KQKDNT các năm 2017 – 2019 Chi nhánh Hà Nội
Nhìn vào bảng số liệu 2.9 ta thấy, tỷ lệ lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh so với doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Năm 2017, tỷ lệ này là 0,27%; đến năm 2018 tỷ lệ này giảm xuống còn 0,02%, năm 2019 tỷ lệ này tăng nhẹ lên 0,05%.
d. Doanh số và lợi nhuận/Số lượng lao động trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ Một trong những chỉ tiêu quan trọng cuối cùng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh Hà Nội là doanh số và lợi nhuận trên mỗi đơn vị cán bộ nhân viên tại Chi nhánh.
Bảng 2.15. Doanh số và lợi nhuận trung bình trên mỗi nhân viên Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2017 – 2019
Đơn vị: nghìn USD Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số lượng nhân viên 53 48 55
Tổng doanh số/Nhân viên 4.742,6 4.028,7 3.128,7
Lợi nhuận/Nhân viên 6,5 0,4 0,9
Nguồn: Số liệu Chi nhánh Vietinbank Hà Nội
Từ bảng 2.15, ta thấy cả doanh số trung bình và lợi nhuận trung bình trên mỗi nhân viên Vietinbank Chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn 2017 – 2019 đều có xu hướng giảm, đặc biệt lợi nhuận/nhân viên giảm mạnh từ mức 6,5 nghìn USD/nhân viên năm 2017 xuống chỉ còn 0,9 nghìn USD/nhân viên trong năm 2019. Đây là sự sụt giảm tương đối mạnh, cho thấy hiệu quả kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh đi xuống rõ rệt, xét về lợi nhuận và doanh số.
2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hà Nội
2.3.1. Kết quả đạt được
2.3.1.1. Về doanh số hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Doanh số hoạt động KDNT qua các năm đều có xu hướng giảm. Doanh số mua ngoại tệ năm 2017 đạt: 124.285 nghìn USD, năm 2018 là: 97.474 nghìn USD, đến năm 2012 chỉ đạt 85.362 nghìn USD. Doanh số bán ngoại tệ năm 2017 đạt: 127,074 nghìn USD, năm 2018 là: 95.904 nghìn USD và đến năm 2019 là: 86.714 nghìn USD. Có thể thấy, doanh số hoạt động KDNT của Chi nhánh bị giảm qua các năm chịu ảnh hưởng lớn bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự biến động tỷ giá và nguồn cung ngoại tệ hạn chế đã tác động lớn đến hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối. Tuy nhiên, chi nhánh vẫn cân đối và đảm bảo cung cấp đủ nguồn ngoại tệ cho các đơn vị thanh toán xuất nhập khẩu qua chi nhánh và các nhu cầu khác như trả nợ, chuyển tiền cá nhân.
2.3.1.2. Về tỷ trọng các loại ngoại tệ mua bán kinh doanh
Từ số liệu bảng 2.9, doanh số USD chiếm tỷ trọng vượt trội so với các loại ngoại tệ khác (trên dưới 74%). Đây là thực tế hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước. Mặc dù có nhiều loại ngoại tệ mạnh trên thị trường ngoại hối và được trao đổi rộng rãi trên thế giới như: GBP, EUR, JPY… Nhưng đồng USD vẫn được sử dụng thông dụng nhất trên thị trường quốc tế. Việc quá tập trung vào hoạt động thanh toán bằng USD cũng sẽ gây cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp nhiều rủi ro khi nguồn tiền nhận được hay thanh toán bằng USD. Khi tỷ giá USD biến động sẽ gây bất lợi các doanh nghiệp.
Đơn vị: Nghìn USD
Bảng 2.16. Tỷ trọng mua, bán từng loại ngoại tệ/Tổng doanh số mua, bán ngoại tệ năm 2017 – 2019
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Mua ngoại tệ 124.285 100,00% 97.474 100,00% 85.362 100,00% USD 95.167 76,57% 83.267 85,42% 63.515 74,41% EUR 29.118 23,43% 14.207 14,58% 21.848 25,59% Bán ngoại tệ 127.074 100,00% 95.904 100,00% 86.714 100,00% USD 96.324 75,80% 83.567 87,14% 64.861 74,80% EUR 30.749 24,20% 12.337 12,86% 21.852 25,20%
Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng số lượng giao dịch theo loại ngoại tệ tại Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2017 – 2019
Nguồn:Báo cáo kết quả KDNT các năm 2017 – 2019 Chi nhánh Hà Nội
Để nhìn rõ hơn thực trạng về loại ngoại tệ kinh doanh của chi nhánh ta tham khảo biểu đồ 2.1. Có thể thấy, USD chiếm tỷ trọng chủ yếu thường xuyên trên 75% các giao dịch tại Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2017 – 2019.