Nguồn báo cáo KQKDNT các năm 2017 – 2019 Chi nhánh Hà Nội
Sự tăng đột biến thanh toán hàng nhập khẩu năm 2018 mà nguyên nhân là do nhập khẩu ồ ạt máy móc thiết bị từ các dự án mà chi nhánh tài trợ. Năm 2019 các dự án cơ bản hoàn thành về trang thiết bị nhập khẩu đã làm giảm nhu cầu nhập khẩu hàng hóa thanh toán qua chi nhánh.
Lợi nhuận: năm 2017 – 2019 được đánh giá là một năm khó khăn của nền kinh tế thế giới nói chung và của nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Làm phát tăng cao, chính sách tiền tệ thắt chặt, hạn chế nhập khẩu hàng hoá làm ảnh hưởng lớn
đến hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu. Và cũng gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ, hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đạt 19 nghìn USD giảm 323 nghìn USD, tỷ lệ giảm 94% so với năm 2017. Năm 2019 mặc dù doanh số thanh toán xuất nhập khẩu giảm mạnh nhưng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đạt 48 nghìn USD tăng 153% so với năm 2018. Mặc dù qua các năm lợi nhuận của hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh đều dương nhưng còn khá thấp so với tổng doanh số hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
- Doanh số hoạt động KDNT, thanh toán xuất nhập khẩu qua Chi nhánh Hà Nội không ổn định, năm doanh số tăng cao, năm doanh số giảm thấp. Việc quá tập trung vào một số ngành, một số doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu mà không chú trọng thu hút mở rộng đối tượng khách hàng, ngành hàng kinh doanh khác khi nền kinh tế trong nước và thế giới bị biến động đã làm cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh mất cân đối, tăng trưởng không đồng đều.
- Lợi nhuận thu được từ nghiệp vụ KDNT còn thấp, xét về tỷ trọng lợi nhuận của hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong thời gian vừa qua so với tổng doanh số hoạt động kinh doanh ngoại tệ, hoạt động tín dụng vẫn rất nhỏ chưa đáp ứng yêu cầu tăng thu ngoài hoạt động tín dụng mà Ban lãnh đạo đưa ra. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh mới chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng xuất nhập khẩu, hoạt động mua bán ngoại tệ chủ yếu trên cơ sở nghiệp vụ khách hàng, mới chỉ thực hiện kinh doanh thu lợi nhuận trên cơ sở chênh lệch tỷ giá thuần tuý, chi nhánh chưa thực hiện các nghiệp vụ liên ngân hàng, thiếu chủ động trong cân đối nguồn vốn và phụ thuộc quá nhiều vào sở giao dịch.
- Chưa tận dụng được các nguồn thu hút ngoại tệ từ khách hàng đặc biệt là các nguồn kiều hối của cá nhân, nguồn thanh toán tiền xuất khẩu của tổ chức.
- Chưa có bộ phận làm công tác dự báo, đánh giá sự biến động của tỷ giá. Công tác đánh giá kết quả, hiệu quả của hoạt động KDNT chưa được thường xuyên
từ đó chưa thể đưa ra những vướng mắc cũng như giải pháp điều chỉnh kịp thời góp phần nâng cao hiệu quả nghiệp vụ, hoạt động KDNT của chi nhánh. Công tác quản trị rủi ro trong hoạt động KDNT của chi nhánh còn hạn chế.
- Chưa khuyến khích nhu cầu mua ngoại tệ của cá nhân, việc bán ngoại tệ cho khách hàng cá nhân lẻ chiếm tỷ trọng rất ít bởi khi khách hàng có nhu cầu phải trình cho ngân hàng đầy đủ các giấy tờ chứng minh mục đích mua ngoại tệ hợp pháp của mình, nên đã gây phiền toái cho khách hàng mặc dù ngoại tệ mua từ ngân hàng thì tỷ giá ít biến động và có phần thấp hơn so với thị trường “chợ đen”. Chính sách hỗ trợ thu hút khách hàng chưa thực sự cạnh tranh so với các NHTM cổ phần trên cùng địa bàn.
2.3.2.2. Nguyên nhân
Với một loạt sự thay đổi về chính sách vĩ mô cùng các nguyên nhân chủ quan xuất phát từ nội tại đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh.
a. Nguyên nhân khách quan
Năm 2017 – 2019, Chính phủ, NHNN đưa ra một loạt các nhóm giải pháp, chính sách nhằm thắt chặt nền kinh tế tác động mạnh tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ và hoạt động xuất nhập khẩu.
Chính sách tiền tệ được thực hiện theo hướng thắt chặt, thể hiện ở việc giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng xuống dưới 20%, áp dụng với tất cả các ngân hàng (so với mức 23% của kế hoạch) và tổng phương tiện thanh toán dưới 16%. Việc thắt chặt tín dụng ở mức dưới 20% (năm 2017, tốc độ tăng trưởng tín dụng gần 30%) buộc các ngân hàng phải lựa chọn những doanh nghiệp có thể đáp ứng được điều kiện vay vốn. Ngân hàng Nhà nước đẩy lãi suất lên cao cũng là một cách khác để hạn chế các ngân hàng tăng trưởng tín dụng vượt quá tốc độ cho phép. Lãi suất lên quá cao khiến doanh nghiệp càng khó khăn và cũng không có lựa chọn nào khác vì hạn mức tín dụng 20% bị khống chế chung cho tất cả các ngân hàng. Như vậy, việc giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng dưới 20% khiến nguồn vốn tín dụng ít hơn, lãi suất cao hơn, gây khó khăn cho khả năng tiếp cận và sử dụng vốn đối với các doanh nghiệp mà chủ yếu là vốn vay, chiếm gần 60% tổng nguồn vốn;
Việc quy định đối tượng được vay vốn ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ theo Thông tư 07/2011/TT-NHNN còn quá chung chung có thể dẫn đến cơ chế xin - cho ngay trong ngân hàng và khiến cho doanh nghiệp nhập khẩu hàng tiêu dùng thiết yếu phải “cạnh tranh” với các đơn vị nhập hàng xa xỉ phẩm để có thể vay được ngoại tệ;
Cũng trong giai đoạn trên, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng đồng đô la Mỹ (USD) tăng 9,3%, mức cao nhất kể từ năm 1993 đến nay. Song song với đó, NHNN đã tích cực thanh tra, kiểm tra, xử lý các giao dịch không hợp pháp trên thị trường tự do, ban hành một số chính sách về đối tượng vay ngoại tệ, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, quy định trần lãi suất huy động đối với USD đối với cá nhân là 3%,…Việc điều chỉnh tỷ giá cũng có những tác động tiêu cực đến doanh nghiệp mà ảnh hưởng rõ nhất là việc tăng chi phí đối với các doanh nghiệp phải sử dụng nhiều ngoại tệ nhập khẩu vật tư, nhiên liệu, thiết bị làm tăng giá thành, giá vốn hàng nhập khẩu và hàng hoá sử dụng nhiều nguyên liệu nhập khẩu, không chỉ những doanh nghiệp nhập khẩu mà cả những doanh nghiệp xuất khẩu phải nhập nhiều nguyên liệu từ nước ngoài như dệt may, cơ khí, dược…;
Tỷ giá thị trường chính thức của NHNN và “tỷ giá thị trường chợ đen” luôn tồn tại song song trên thị trường ngoại tệ. Thị trường “chợ đen” với ưu thế thực hiện giao dịch nhanh chóng, thủ tục đơn giản đã thu hút phần nào lượng khách hàng cá nhân có nhu ngoại tệ…
b) Nguyên nhân chủ quan
Quy trình hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam đã được được quy định bằng văn bản. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều bất cập về thủ tục hồ sơ, quy trình xét duyệt. Toàn bộ hoạt động thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ chuyển tiền thanh toán nước ngoài đều tập trung giao dịch thông qua Phòng thanh toán quốc tế. Các phòng giao dịch không có cán bộ chuyên trách, không đủ quyền để thực hiện mà khi khách hàng có nhu cầu ngoại tệ đều phải chuyển hồ sơ vào chi nhánh. Điều này làm gia tăng thời gian xử lý hồ sơ, chi phí của khách hàng;
Hoạt động KDNT quá tập trung vào một số ít loại ngoại tệ như USD, EUR, không đa dạng hoá ngoại tệ thanh toán, gây rủi ro cho hoạt động kinh doanh khi tỷ giá biến động mạnh, hạn chế nhu cầu thanh toán của khách hàng khi thực hiện thanh toán bằng các ngoại tệ khác chi nhánh nhiều khi phải đề nghị khách hàng chuyển sang thanh toán bằng USD, EUR… Đây cũng là hạn chế chung của hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Công thương Việt Nam so với các ngân hàng thương mại khác như: Ngân hàng ngoại thương, Ngân hàng đầu tư...Ngân hàng Công thương Việt Nam mặc dù là ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh bán lẻ nhưng phần lớn vẫn giữ chức năng của một ngân hàng thương mại Nhà nước là tập trung phục vụ nông nghiệp nông thôn.
Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ còn sử dụng đơn điệu, một số nghiệp vụ KDNT còn chưa phát triển, hoặc đã phát triển nhưng mới chỉ ở giai đoạn đầu thử nghiệm, quy mô còn nhiều hạn chế. Chi nhánh chủ yếu thực hiện nghiệp vụ giao ngay và nghiệp vụ kỳ hạn, còn nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ thì đã được thực hiện nhưng rất ít, một số nghiệp vụ như hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai bị hạn chế chưa được sử dụng. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ đều được sở giao dịch kiểm soát chặt chẽ, khả năng tự doanh chỉ ở mức nhỏ không đáng kể. Nhu cầu khách hàng về sử dụng loại hợp đồng kỳ hạn và hoán đổi chưa cao. Các doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ trong tương lai cũng không muốn bán kỳ hạn cho ngân hàng vì kỳ vọng tỷ giá sẽ tăng. Các doanh nghiệp nhập khẩu thì chấp nhận mua ngoại tệ với tỷ giá tại thời điểm phải thanh toán.
Sự kết hợp giữa nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ với các nghiệp vụ kinh doanh khác như: tín dụng, thanh toán quốc tế tại chi nhánh còn rời rạc, chưa hỗ trợ cho nhau;
Mạng lưới giao dịch rộng khắp có những thuận lợi nhưng cũng là trở ngại đối với các khách hàng khi giao dịch ngoại tệ. Các phòng giao dịch chủ yếu giao dịch trực tiếp với khách hàng có nhu cầu bàn ngoại tệ nhỏ lẻ, khi có nhu cầu ngoại tệ lớn liên quan tới hoạt động thanh toán quốc tế thì toàn bộ hồ sơ được giao dịch viên chuyển về Phòng kinh doanh ngoại hối xem xét, xử lý làm hạn chế thời gian và
tăng chí phí cho khách hàng.
Cán bộ tham gia vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ ngoài tiêu chí về nghiệp vụ chuyên môn còn phải đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ. Tuy nhiên, nhiều cán bộ chi nhánh đáp ứng được trình độ về nghiệp vụ nhưng lại kém về ngoại ngữ hoặc ngược lại. Công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ của chi nhánh chưa đồng bộ, bài bản, nhiều khi các cán bộ mới phải tự học hỏi thông qua các cán bộ đi và chưa được đào tạo bài bản;
Cơ sở vật chất và công nghệ thông tin: Việc triển khai hệ thống xuống các chi nhánh còn chưa đồng bộ, tốc độ đường truyền còn kém chất lượng dẫn đến nghẽn mạng ảnh hưởng đến thời gian giao dịch. Cần phải nâng cấp hệ thống đường truyền toàn hệ thống đảm bảo đồng bộ, tránh rủi ro nghẽn mạng khi thực hiện giao dịch…;
Các biện pháp phòng ngửa rủi ro trong hoạt động KDNT chưa được áp dụng. Quản trị rủi ro là một trong những nhân tố hết sức quan trọng để một ngân hàng thành công trong hoạt động KDNT. Nhưng không chỉ riêng với NHNo&PTNT mà với tất cả các ngân hàng Việt Nam trên thị trường hiện nay khả năng nhận biết rủi ro kém nên dẫn đến khả năng quản trị rủi ro cũng kém.
Kết luận chương 2
Trong chương 2, tác giả đã áp dụng cơ sở lý luận đã tổng hợp từ chương 1 để phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh Vietinbank Hà Nội trong giai đoạn 2017 – 2019, bao gồm các chỉ tiêu định tính và định lượng. Các chỉ tiêu định tính bao gồm: sự hài lòng của khách hàng; sự tuân thủ các quy trình nghiệp vụ; hỗ trợ cho sự phát triển của các nghiệp vụ khác; nâng cao chất lượng dịch vụ. Các chỉ tiêu định lượng bao gồm: doanh số; chi phí; lợi nhuận/doanh thu; doanh số và lợi nhuận/số lượng nhân viên. Từ đó, tác giả đánh giá kết quả, hạn chế và tìm hiểu nguyên nhân của hạn chế về hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Vietinbank Chi nhánh Hà Nội.
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Định hướng phát triển kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
3.1.1. Mục tiêu
Căn cứ vào yêu cầu của thị trường, sự phát triển của nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và điều kiện cụ thể của Vietinbank Chi nhánh Hà Nội, Chi nhánh đề ra mục tiêu và phương hướng phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trong thời gian tới như sau:
˗ Góp phần nâng cao năng lực hoạt động kinh doanh ngoại tệ và khả năng cạnh tranh của hệ thống Vietinbank trên thị trường hối đoái quốc tế;
˗ Đảm bảo đủ nguồn ngoại tệ phục vụ nhu cầu của khách hàng đến giao dịch với Chi nhánh;
˗ Nâng cao hơn nữa doanh số mua bán ngoại tệ, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ, tăng tỷ trọng thu về hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên tổng thu nhập của Chi nhánh, sao cho tỷ trọng này đạt từ 35 – 40%;
˗ Thúc đẩy mạnh các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ phái sinh, khi có điều kiện thì triển khai, áp dụng các nghiệp vụ mới như option, future, bên cạnh việc duy trì và phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ truyền thống;
˗ Tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế và tranh thủ sự giúp đỡ của NHNN qua đó mở rộng phạm vi giao dịch trên thị trường ngoại hối quốc tế;
˗ Phát triển hơn nữa công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ;
3.1.2. Định hướng
Để thực hiện những mục tiêu trên, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ, Vietinbank Chi nhánh Thành phố Hà Nội sẽ đưa những chiến lược cụ thể.
˗ Chi nhánh sẽ tiến hành rà soát, hoàn chính cơ chế, quy trình nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ;
˗ Xây dựng và hệ thống hóa quy chế phối hợp bán sản phẩm ngoại tệ và bộ sản phẩm ngoại tệ với mục đích tăng cường năng lực cạnh tranh của Chi nhánh trong khu vực;
˗ Hướng dẫn cơ chế, phương thức phối hợp nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ giữa các phòng ban tại Chi nhánh với Trụ sở chính;
˗ Hướng dẫn chi tiết danh mục bộ sản phẩm ngoại tệ, cách thức xử lý giao dịch mua bán ngoại tệ trong các tình huống cụ thể để cán bộ kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh nắm vững kiến thức về sản phẩm, nhận biết cơ hội kinh doanh, các cách thức bán sản phẩm.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hà Nội
3.2.1. Nâng cao chất lượng quy trình, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ
Tại Ngân hàng Công thương Việt Nam hoạt động kinh doanh ngoại tệ đang ngày càng được chú trọng. Quy trình nghiệp vụ đã được quy định cụ thể trong toàn hệ thống. Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn nhiều bất cập cả về mặt thủ tục và hồ sơ. Do vậy, để kiện toàn được hệ thống nghiệp vụ và quy trình kinh doanh trong hệ thống Ngân hàng No&PTNT Việt Nam cũng như tại chi nhánh cần một số giải pháp cụ thể như sau:
˗ Đơn giản hóa thủ tục hồ sơ tới mức tối đa, giản lược các giấy tờ không cần thiết tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận dịch vụ nhanh chóng, chính xác. Các mẫu giấy đề nghị, tờ khai phải đơn giản, ngắn gọn và dễ hiểu. Tuy nhiên vẫn đảm bảo bảo đầy đủ về mặt pháp lý tránh rườm rà gây nản chí cho khách hàng.
˗ Thông báo và cập nhật kịp thời thông tin về tỷ giá, các loại phí giao dịch tới khách hàng một cách chính xác khi khách hàng yêu cầu, định kỳ đối với khách hàng giao dịch thường xuyên, mở rộng dịch vụ thông báo qua tin nhắn, internet…
˗ Cần đánh giá chính xác trình độ nghiệp vụ của cán bộ giao dịch, từ đó cấp hạn mức, quyền giao dịch nhất định làm tăng tính chủ động cho các cán bộ làm nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trong giao dịch với khách hang.
3.2.2. Khaitháctriệtđểcácnguồnngoạitệ
Lượngngoạitệmàchi nhánhcóthểkhaithácđượctừnhiềunguồnkhácnhaunhư: nguồnthuxuấtkhẩuhànghoávàdịchvụ;
tiềnmặtcủacưdânlàngườicưtrúvàngườikhôngcưtrú,kiềuhối…
Để khai thác tốt nguồn ngoại tệ
này,chinhánhcầnđẩymạnhcáchoạtđộngnhằmthuhútkháchhàngcónguồnngoạitệbáncho lạichongânhàng,xâydựngchínhsáchkháchhàngphùhợpvớitừngthờikỳ,phảităngcường hoạtđộngMarketingngânhàngnhằmmụcđíchgiúpkháchhàngcủamìnhcóthểtiếpcậnđượ cngàycàngnhiềucácdịchvụmàchinhánhđangphụcvụ. Một chính sách quan trọng góp phần vào thu hút nguồn ngoại tệ bán cho ngân hàng đó là chính sách về tỷ giá. Chi nhánh áp dụng mức giá linh hoạt, không cứng nhắc đối với từng loại khách hàng trên cơ sở cân đối chi phí, lợi nhuận một cách hợp lý mà vẫn tạo ra mức giá cạnh tranh, khuyến khích, hấp dẫn khách hàng bán ngoại tệ cho ngân hàng.
Chi nhánhcũngcầntạođiềukiệnchokháchhàng xuất khẩu khi có nhu cầumuangoạitệtừngânhàngmìnhmộtcáchthuậnlợi, khuyến khích cho vay đối với các doanh nghiệp cu nhu cầu sản xuất, kinh doanh phục vụ nhu cầu xuất khẩu.Cónhưvậymớigiảmđượctìnhtrạnggămgiữngoạitệtrongdânchúngvàcáctổchứckin htếhoạtđộngtrênlĩnhvựcxuấtnhậpkhẩu,đồngthờigópphầngiảmbớtsựcăngthẳngcungcầ ungoạitệtrênthịtrườngngoạihối.Muabánngoạitệsôiđộngsẽlàmchosựvậnđộngcủathịtrư ờngngoạihốicàngtrởnêntrơntruhơn,tiếpsứcchonềnkinh tếpháttriểntựtinhơn.
Thu hút kiều hối cũng là nguồn cung ngoại tệ lớn cho chi nhánh. Kinh tế ngày càng phát triển, lượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm ăn ngày càng tăng cao. Nhu cầu gửi tiền về nước thông qua các tổ chức chuyển tiền quốc tế như: Western Union, MayBank…cho người thân không hề nhỏ. Để thu hút được lượng kiều hối này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tại thời điểm khách hàng lĩnh trả kiều hồi như: chính sách tỷ giá có hấp dẫn khách hàng hay không, lãi suất tiền gửi ngoại tệ cao hay thấp…Để đẩy mạnh dịch vụ chi trả kiều hối tạo cơ hội tiếp thị nguồn tiền gửi