đất TT Mức hiệu Ký GO (10 6 đ) IC (10 6 đ) VA (106 đ) MI (10 6 đ) GTNC (1.000 đ) HSĐV (lần) 1 Rất cao RC > 150 > 75 > 125 > 125 > 150 > 3,0 2 Cao C 125 - 150 60 - 75 125 - 100 125 - 100 125 - 150 2,5 - 3,0 3 Trung bình TB 100 - 125 45 - 60 75 - 100 75 - 100 100 - 125 2,0 - 2,5 4 Thấp T 75 - 100 35 - 45 50 - 75 50 - 75 75 - 100 1,5 - 2,0 5 Rất thấp RT < 75 < 35 < 50 < 50 <75 < 1,5
(Báo cáo Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 2015)
Các chỉ tiêu kinh tế của các LHSDĐ chính là cơ sở để giải quyết sự tranh chấp của các loại cây trồng trên cùng một vùng đất. Để thuận lợi cho việc đánh giá và lựa chọn chính xác các loại hình sử dụng đất, trên cơ sở căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, các chỉ tiêu kinh tế được phân thành 5 cấp: Rất cao, cao, trung bình, thấp và rất thấp.
2.3.7.2. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội chính là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội và tổng chi phí bỏ ra. Các chỉ tiêu hiệu quả xã hội thể hiện cụ thể:
- Khả năng bảo đảm an ninh lương thực tại chỗ;
- Mức độ phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện và tập quán canh tác của người dân địa phương;
- Khả năng thu hút lao động, giải quyết việc làm; - Tính ổn định, bền vững của những loại sử dụng đất; - Tỷ lệ sản phẩm hàng hóa.
Để đánh giá chất lượng của môi trường trong quản lý sử dụng đất đai bền vững ở vùng nông nghiệp được tưới thể hiện ở các nội dung:
- Nguy cơ gây ô nhiễm do bón quá nhiều một loại phân bón, do sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật, hay do nước thải…;
- Đánh giá quản lý đất đai.
- Đánh giá hệ thống sản xuất cây trồng, khả năng thâm canh, cân đối về dinh dưỡng và khả năng cải tạo đất.
- Đánh giá về tính bền vững đối với việc duy trì độ phì của đất. - Đánh giá về quản lý bảo vệ tự nhiên.
- Sự thích hợp với môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất.
Xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất nông nghiệp là vấn đề rất phức tạp, khó định lượng, đòi hỏi phải được nghiên cứu, phân tích trong một thời gian dài. Vì vậy, đề tài nghiên cứu tôi chỉ dừng lại ở việc đánh giá hiệu quả môi trường thông qua việc đánh giá mức độ thích hợp của các cây trồng đối với điều kiện đất đai hiện tại, thông qua kết quả điều tra về đầu tư phân bón, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và kết quả phỏng vấn hộ nông dân về đánh giá của họ đối với các loại hình sử dụng đất hiện tại.
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Phú Xuyên 3.1. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Phú Xuyên
3.1.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Xuyên
3.1.1.1. Đánh giá tổng quát cơ cấu sử dụng đất
Trong tổng số diện tích tự nhiên 17.110,46 ha; diện tích đất nông nghiệp là 11.238,66 ha; chiếm tỷ lệ lớn nhất với 65,68% DTTN, tiếp đó là đất phi nông nghiệp với diện tích 5.807,51 ha chiếm 33,94% DTTN và đất chưa sử dụng là 64,29 ha chiếm 0,38% DTTN, chủ yếu là diện tích đất bằng chưa sử dụng. Trong 11.238,66 ha đất nông nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp là 8.813,39 ha chiếm 51,51% DTTN, còn lại là đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác.