4. Những đóng góp mới, ý nghĩa lý luận và thực tiễn
3.2.1. Thông tin chung các hộ điều tra
Điều kiện sản xuất của hộ là tiền đề cơ bản và cần thiết trong quá trình ra để quyết định sản xuất. Vì vậy trước khi tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các hộ nông dân thì cần phải xem xét và đánh giá các điều kiện sản xuất của hộ trong đó các điều kiện sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Các thông tin về điều kiện sản xuất bao gồm: thông tin về hộ, số lao động và lao động nông nghiệp của họ, nguồn thu chính và diện tích đất nông nghiệp của hộ.
Bảng 3.3. Đặc điểm của chủ hộ điều tra
Chỉ tiêu đánh giá Đơn vị tính Kết quả
1. Tổng số hộ điều tra Hộ 60
2. Số chủ hộ là nữ Người 34
3. Tuổi TB của chủ hộ Tuổi 45,8
4. Số cấp học BQ của chủ hộ
Tiểu học % 15,00
Trung học cơ sở % 43,33
Trung học phổ thông % 41,67
5. Loại hộ điều tra % 100,00
Hộ nghèo % 3,3
Hộ Trung bình % 30,0
Hộ Khá % 51,7
Hộ Giàu % 15,0
6. DT đất NN BQ của hộ Sào 5,7
7. Số lao động BQ của hộ Lao động 3,1
8. Lao động nông nghiệp BQ/ hộ Lao động 2,1
9. Nguồn thu nhập chính của hộ 100,00
Trồng trọt % 46,67
Chăn nuôi % 13,33
Làm thuê % 13,33
Thương mại % 15,00
Tiểu thủ công nghiệp % 11,67
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
tuổi. Tỷ lệ chủ hộ là nữ chiếm 56,7%. Do là huyện đồng bằng, người dân ở đây có trình độ dân trí tương đối cao, phần lớn học đến cấp 2 và cấp 3, chính vì vậy kinh tế của các hộ điều tra ở đây chủ yếu ở mức trung bình và khác, tỷ lệ hộ nghèo chiếm rất ít chỉ có 2 hộ gia đình trung bình chiếm 3,33%.
Số lao động bình quân ở các hộ gia đình trung bình là 3,1 người. Số lao động bình quân của các hộ gia đình tham gia vào các hoạt động nông nghiệp chỉ có 2,13 người, chủ yếu là những người trung niên hoặc già, số lao động còn lại họ tham gia vào các hoạt động công nghiệp và dịch vụ như: làm công nhân trong các nhà máy,…Nhưng trồng trọt vẫn là nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình với 46,67%.
Bảng 3.4. Tình hình đất đai của các hộ điều tra
Diện tích đất đai Kết quả
DT đất canh tác BQ/hộ (m2) 2.052
DT đất lúa BQ/hộ (m2) 1.548
DT trồng chuyên màu BQ/hộ (m2) 324
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp, do đó đất đai là nguồn lực quan trọng và là một chỉ tiêu để đánh giá điều kiện sản xuất của hộ nông dân. Tình hình đất đai phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình ở Phú Xuyên được thể hiện qua Bảng 3.4 cho thấy diện tích đất canh tác bình quân/hộ là 5,7 sào. Nhìn chung diện tích đất canh tác bình quân/hộ ở mức thấp nhưng tương đối đồng đều giữa các nhóm hộ. Trong toàn bộ diện tích đất canh tác của các hộ, chủ yếu vẫn là diện tích đất trồng lúa, lúa màu, còn lại một số ít diện tích đất chuyên màu và các loại cây trồng khác.
Bảng 3.5. Một số tư liệu chủ yếu sử dụng bình quân của các hộ Tư liệu sản xuất Kết quả
Dụng cụ cơ giới hóa (%) 21,7
Xe thồ (cái) 1,28
Bình thuốc sâu (cái) 1,13
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Hiện nay, phần lớn các hộ sử dụng các loại tư liệu chính như xe đạp thồ, bình thuốc sâu, xe bò hay một số dụng cụ khác như quanh gánh, thùng tưới (zoa tưới), 100% các hộ gia đình đều có bình thuốc sâu, thậm chí một số hộ gia đình còn có tới
2 chiếc. Chỉ một phần rất ít (21,7%) các hộ sở hữu các dụng cụ cơ giới như máy cày, máy bừa,.... phục vụ cho sản xuất. Do quy mô sản xuất của hộ nhỏ, lại chưa chú trọng đầu tư các tư liệu sản xuất hiện đại nên nhìn chung tư liệu phục vụ sản xuất còn thô sơ và khá đơn giản.
Với quy mô sản xuất như trên thì việc đầu tư trang thiết bị hiện đại vào sản xuất gặp nhiều khó khăn. Tư liệu chủ yếu mà hầu hết hộ sản xuất nào cũng có đó là xe đạp thồ và bình thuốc sâu, những tư liệu này không quá đắt lại dễ sử dụng nên mỗi hộ sản xuất đều có thể trang bị được cho riêng mình, ngoài ra một số hộ còn có máy cày, máy bừa.