4. Những đóng góp mới, ý nghĩa lý luận và thực tiễn
3.5.1. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp của huyện
3.5.1.1. Định hướng chung
Là một trong 5 đô thị vệ tinh của TP. Hà Nội được Chính phủ phê duyệt, Đô thị vệ tinh Phú Xuyên cửa ngõ phía Nam Hà Nội được định hướng phát triển thành trung tâm phát triển hỗn hợp, nhằm giảm sức ép phát triển trong đô thị trung tâm và thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đô thị hóa vùng ngoại thành. Trên cơ sở được quy hoạch trong chiến lược phát triển của Thủ đô Hà Nội, huyện luôn coi trọng và đẩy mạnh công tác quy hoạch. Công tác xây dựng nông thôn mới của huyện thực hiện từ năm 2012, gắn với đô thị hóa nhưng quá trình thực hiện chưa phù hợp với quy hoạch. Nhất là lĩnh vực chuyển đổi kinh tế, phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao.
Tập trung khai thác và phát huy những thế mạnh về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hạ tầng kỹ thuật, để phục vụ phát triển nông nghiệp của huyện theo hướng sản xuất tập trung, có ứng dụng công nghệ cao, năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường, tạo ra những sản phẩm đặc trưng của các vùng miền trong huyện nhằm nâng cao giá trị sản xuất sau thu hoạch/ha đất canh tác, tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp. Phấn đấu đến năm 2020 giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt trên 120 triệu đồng/ha/năm. Tăng trưởng kinh tế nông lâm nghiệp, thủy sản 3%/năm.
hội, tập quán của địa phương, chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo bước chuyển biến nền nông nghiệp, theo hướng hiện đại hoá, đa dạng hoá sản phẩm và đa dạng hoá cơ cấu kinh tế nông thôn. Phát triển nông nghiệp theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh, tăng vụ, khuyến khích nông dân làm giàu thông qua việc khai thác sử dụng có hiệu quả quỹ đất đai, thực hiện thành công chương trình chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp sang trồng cây có giá trị kinh tế cao.
Phát huy tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi vùng đất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, tận dụng mọi nguồn nhân lực, tăng thu nhập cho người dân, phù hợp với năng lực sản xuất của từng hộ gia đình và đảm bảo an ninh lương thực.
Sử dụng đất dựa trên quan điểm bảo vệ sinh thái và phát triển bền vững. Đất đai nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế, nhưng lại là điều kiện không thể thiếu được trong mọi quá trình phát triển. Chính vì vậy, sử dụng đất phải dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đảm bảo ưu tiên các loại đất tốt cho sản xuất nông nghiệp, thực hiện chiến lược an toàn lương thực, thoả mãn nhu cầu nông phẩm cho xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp, nâng cao hệ số sử dụng đất. Bố trí hợp lý cơ cấu đất nông nghiệp, chuyển dịch sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn với thị trường, phù hợp với hệ sinh thái, đảm bảo sự phát triển bền vững. Ổn định diện tích đất trồng lúa, tăng nhanh diện tích gieo trồng, hạn chế việc lấy đất canh tác (đặc biệt là đất trồng 2 vụ lúa) chuyển sang các mục đích khác. Ứng dụng các tiến bộ công nghệ về sinh học, từng bước thực hiện nền nông nghiệp sạch, bảo vệ đất, nâng cao độ màu mỡ và hệ số sử dụng đất, đảm bảo sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả.
3.5.1.2. Định hướng cụ thể
Để bảo đảm phát triển một nền nông nghiệp bền vững, trong giai đoạn tới cần phát triển theo hướng đa dạng sản phẩm hàng hoá với năng suất cao, và chú ý đến an ninh lương thực; hình thành các vùng sản xuất tập trung, nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm cây trồng vật nuôi.
Tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân, các doanh nghiệp tham gia sản xuất theo quy hoạch vùng sản xuất để có những sản phẩm chuyên canh theo vùng đạt chất lượng cao là cơ sở thuận lợi để xây dựng thương hiệu sản phẩm như các sản phẩm về rau sạch, hoa, cây cảnh, lúa chất lượng cao,…đổi mới tập quán canh tác, áp dụng công nghệ cao phù hợp với các tiêu chí của sản phẩm quy định thay cho phương pháp sản xuất truyền thống, lạc hậu, nhỏ lẻ, manh mún không có sản phẩm tập trung.
80% đất nông nghiệp). Để đáp ứng nhu cầu đất phi nông nghiệp thực hiện quy hoạch Thủ đô đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện đến năm 2020 và quy hoạch nông thôn mới các xã thì việc lấy đất nông nghiệp nhất là đất lúa chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp là khó tránh khỏi. Tuy nhiên để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, thực hiện nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính Phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; dự báo diện tích đất trồng lúa của huyện đến năm 2020 còn 8.232,70 ha, trong đó đất chuyên lúa có 8.226,10 ha, đến năm 2030 còn khoảng 8.000 ha.
- Đất trồng cây hàng năm còn lại: bao gồm diện tích trồng lạc, đậu tương, khoai tây, ngô và rau màu các loại. Trong đó đặc biệt quan tâm tới phát triển sản xuất chuyên canh rau an toàn, tiến tới sản xuất rau sạch, chất lượng cao bằng công nghệ trồng trong nhà lưới và trực tiếp ngoài trời, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng rau đậu thực phẩm trong huyện về số lượng chủng loại và chất lượng, tiếp cận mục tiêu chương trình an ninh lương thực và nhu cầu phát triển các khu đô thị, các khu công nghiệp tập trung và thị trường chung Thành phố Hà Nội.
Quy hoạch và sản xuất rau an toàn tại các xã Minh Tân, Quang Lãng với diện tích 250ha, rau cần Khai Thái; Quy hoạch vùng trồng măng tây xanh ở xã Hồng Thái; sản xuất hoa tại thị trấn Phú Minh, thị trấn Phú Xuyên, xã Hồng Thái, Văn Nhân, Quang Lãng, … Phát triển vùng cây ăn quả (có múi) ở các xã ven sông Hồng, bưởi diễn ở các xã Tri Thủy, Bạch Hạ, Nam Phong, Hồng Minh,
Quy hoạch vùng trồng lúa chất lượng cao ở các xã Phượng Dực, Hồng Minh, Đại Thắng, Tân Dân, Phú Túc, Hoàng Long, Văn Hoàng, Vân Từ, Châu Can, Quang Trung, Sơn Hà,… Xây dựng cánh đồng mẫu lớn tại xã Đại Thắng,…
Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật về giao thông nội đồng, thủy lợi, hệ thống tưới tiêu, điện năng phục vụ sản xuất phù hợp với điều kiện đặc thù của từng vùng về thời tiết, thổ nhưỡng, điều kiện sản xuất như: cứng hóa, đào đắp, nạo vét, tu bổ hệ thống kênh mương, cầu cống, giao thông nội đồng, xây dựng hệ thống điện, nước tưới phục vụ các vùng sản xuất.