Các yếu tố nguồn lực cho sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện phú xuyên, thành phố hà nội​ (Trang 68)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa lý luận và thực tiễn

3.3.2. Các yếu tố nguồn lực cho sản xuất nông nghiệp

3.3.2.1. Về nguồn lực lao động

Trong sản xuất nông nghiệp, lao động và nhân khẩu tác động rất lớn đến tình hình sản xuất - kinh doanh của nông hộ. Các nông hộ có thể tận dụng nguồn lao động tại chỗ trong chăm sóc, quản lý, thu hoạch, từ đó góp phần giảm bớt chi phí sản xuất và nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, về chất lượng lao động còn nhiều hạn chế, số lượng lao động được qua đào tạo chưa nhiều.

3.3.2.2. Về nguồn lực đất đai

Nằm ở địa bàn trũng thấp, đất đai không bằng phẳng, có nhiều diện tích thường xuyên bị ngập úng, sản xuất nông nghiệp của huyện Phú Xuyên gặp không ít khó khăn. Thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới, huyện đã tập trung dồn điền đổi thửa hơn 9.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, gắn với quy hoạch lại ruộng đất, cải tạo hệ thống kênh mương thủy lợi, giao thông nội đồng; chuyển đổi hơn 2.430 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả và bước đầu hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, có giá trị, hiệu quả kinh tế cao. Nhờ đó, cuộc sống người dân ngày càng được cải thiện.

Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp không chỉ gặp khó khăn về quy mô đất sản xuất, mà chất lượng đất ngày càng bị giảm, dẫn đến chất lượng nông sản không đạt hiệu quả cao, năng suất thấp. Nguyên nhân chính là do nông hộ ngày càng lạm dụng việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất. Do đó, chất lượng đất ngày càng bị bạc màu và thoái hóa đã ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

Vốn là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng giúp duy trì và mở rộng sản xuất nông nghiệp. Đối với các nhóm hộ trên địa bàn huyện, nông hộ sử dụng nguồn vốn để tiến hành đầu tư nguồn giống, mở rộng quy mô và chăm sóc cây trồng trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Nguồn vay của các nông hộ trên địa bàn chủ yếu là từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT), Ngân hàng Chính sách xã hội, các đại lý vật tư phân bón và từ nhiều nguồn vốn vay khác như họ hàng, bạn bè, hàng xóm,... Nguồn vay phổ biến nhất vẫn là từ các đại lý (vay vật tư, phân bón). Việc tiếp cận với nguồn vốn vay từ Ngân hàng NN & PTNT và Ngân hàng Chính sách xã hội còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, người dân vay ngay tại các đại lí vật tư nông nghiệp để trực tiếp vay những loại cần thiết cho nông nghiệp. Các nguồn vốn vay được nông hộ đánh giá là có thủ tục vay tương đối nhanh gọn và đơn giản. Tuy nhiên, lượng vốn vay còn hạn chế, khiến các nông hộ chưa thật mạnh dạn đầu tư vào vào sản xuất. Nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất khác nhau về thời điểm và loại hình sản xuất - kinh doanh của hộ, thời hạn vay vốn của các ngân hàng là khác nhau. Do đó, mức trả theo từng thời điểm cũng có sự khác nhau.

Bảng 3.15. Ảnh hưởng của vốn đến hiệu quả sử dụng đất

Đơn vị tính: Nghìn đồng/ha

Loại hình sử dụng đất VA

Thiếu vốn sản xuất Đủ vốn sản xuất

Chuyên lúa 39.273 42.193

2 lúa - 1 màu 171.329 191.104

2 màu - 1 lúa 172.310 178.221

Cây CNNN 195.866 201.475

Cây ăn quả 289.483 293.428

Cây hoa 752.683 791.273

Tổng hợp 263.068 282.869

Kết quả bảng 3.15 cho thấy rằng, vốn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất. Khi người dân ở tình trạng thiếu vốn đầu tư, họ phải đi vay vốn từ các nguồn khác nhau như ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng NN & PTNT,… thậm chí là đi vay của những hộ có điều kiện kinh tế khá hơn để phục vụ sản xuất. Và trong quá trình này, sẽ phát các các chi phí không mong muốn là tiền lãi từ các nguồn vay đó, từ đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các hộ.

3.3.2.4 Về ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ

và công nghệ ngày càng được quan tâm hơn. Công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch sản xuất nông nghiệp được Phú Xuyên tập trung chỉ đạo theo hướng phát huy các lợi thế của từng xã, như: vùng sản xuất lúa, vùng trồng rau và cây màu trong đó có rau an toàn, vùng trồng cây ăn quả, vùng trồng hoa, vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, vùng nuôi trồng thủy sản kết hợp phát triển trang trại... Sau dồn điền đổi thửa, đã tạo điều kiện thuận lợi để ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao vào các mô hình sản xuất tập trung, như: sản xuất lúa ứng dụng biện pháp thâm canh cải tiến SRI, gieo mạ khay cấy bằng máy. Cơ bản diện tích được thu hoạch bằng máy gặt, số máy cấy hiện có 148 chiếc, 2 máy gieo mạ khay tự động, 35 máy gặt liên hoàn; diện tích lúa chất lượng cao là 2.565ha, chiếm 30% diện tích.

Bảng 3.16. Ảnh hưởng của trình độ kỹ thuật đến hiệu quả kinh tế

Đơn vị tính: Nghìn đồng/ha

LUT Tham gia các lớp tập huấn Không tham gia tập huấn

GO VA GTNC GO VA GTNC 1 83.909 43.028 77,8 79.714 40.083 73,9 2 473.598 192.102 165,6 449.918 181.548 157,3 3 265.483 178.512 172,7 252.209 169.310 164,0 4 281.608 202.245 204,8 267.527 191.401 194,6 5 349.793 293.514 538,9 332.304 278.757 512,0 6 1.342.549 790.370 435,3 1.275.422 751.709 413,5 7 688.427 282.869 316,0 654.006 268.726 300,2

Ghi chú: 1: Chuyên lúa; 2: 2 lúa - màu; 3: 2 màu - 1 lúa; 4: chuyên màu và CNNN; 5: cây ăn quả; 6: Cây hoa; 7: canh tác tổng hợp.

Kết quả đánh giá cho thấy rằng, việc người dân tham gia các lớp đào tạo, tập huấn về các biện pháp kỹ thuật canh tác, quy trình kỹ thuật,… và được áp dụng sẽ làm hiệu quả kinh tế cao hơn so với các hộ không tham gia và áp dụng các biện pháp kỹ thuật. Điều đó được thể hiện qua việc áp dụng các kiến thức thông qua các lớp tập huấn sẽ làm giảm các chi phí trung gian, bón phân cân đối hơn, sử dụng các loại thuốc BVTV đúng cách, đúng thời điểm làm năng suất cây trồng được nâng cao, chất lượng ổn định, giá trị ngày công sẽ được nâng cao.

3.3.2.5. Về trang thiết bị và phương tiện sản xuất

Việc trang bị máy móc thiết bị ở các nông hộ chưa đầy đủ, mức độ trang bị còn thấp nên chưa đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp. Chi phí đầu tư để mua sắm máy móc thiết bị chưa được chú trọng do hạn chế về nguồn vốn đầu tư.

Kết cấu hạ tầng nông thôn cũng có tác động đến phát triển sản xuất nông nghiệp. Nhìn chung mạng lưới giao thông trong huyện tương đối dày đặc, tuy nhiên chất lượng đường vẫn còn nhiều bất cập. Một phần vẫn chưa được trải nhựa hay bê tông hóa, một phần khác do xây dựng đã lâu, qua sử dụng chất lượng đã xuống cấp. Vì vậy, trong công cuộc phát triển như hiện nay thì cơ sở hạ tầng đặc biệt là giao thông là một trong các điều kiện quan trọng để thu hút các nhà đầu tư. Trong những năm tới, để đạt được các mục tiêu về kinh tế, cần chú trọng mở rộng và nâng cấp mạng lưới giao thông phục vụ cả nhu cầu đi lại, sản xuất của nhân dân trong địa bàn.

3.3.4. Nhân tố thị trường

Do sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp có mục đích chính là sản xuất ra nông sản hàng hoá, nên điều kiện về thị trường giữ vị trí quyết định đến sự tồn tại và phát triển của người sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp. Thị trường vừa là điều kiện, vừa là môi trường của kinh tế hàng hóa; nó thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa, khối lượng nông sản hàng hóa tiêu thụ trên thị trường, nó điều tiết (thúc đẩy hoặc hạn chế) quan hệ kinh tế của cả người quản lý, nhà sản xuất và người tiêu dùng thông qua tín hiệu giá cả thị trường. Thông qua sự vận động của giá cả, thị trường có tác dụng định hướng cho người sản xuất điều chỉnh quy mô sản xuất, thay đổi mặt hàng, thay đổi kỹ thuật sản xuất cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Thị trường ngày càng phát triển sẽ góp phần làm cho sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú. Thị trường cũng lựa chọn, đòi hỏi cao về số lượng và chất lượng, phong phú về chủng loại nông sản hàng hóa. Điều kiện về thị trường bao gồm cả thị trường các yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp và thị trường sản phẩm đầu ra.

Tại Phú Xuyên, thị trường là nhân tố có nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Gần thị trường tiêu thụ lớn là Hà Nội, đây không chỉ là cơ hội rất lớn mà còn là thách thức để nông nghiệp Phú Xuyên phát triển, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Trong những năm gần đây, Phú Xuyên đã xây dựng và phát triển chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn. Nông sản sạch luôn là nhu cầu bức thiết của toàn xã hội, thế nhưng trong bối cảnh hiện nay, nông sản sạch đang bị lẫn lộn với nông sản bẩn, kém chất lượng. Việc thiết lập và kết nối cung cầu giữa người sản xuất và người tiêu dùng để tìm đầu ra cho nông sản an toàn là điểm mấu chốt góp phần giải quyết tình trạng này, trong đó mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm được xem là một giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ nông sản.

3.4. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Phú Xuyên

Qua kết quả điều tra và các tài liệu thu thập, tiến hành phân tích SWOT về điểm mạnh (S), điểm yếu (W), cơ hội (O), thách thức (T) trong phát triển kinh tế nông nghiệp

dân được thể hiện qua bảng phân tích SWOT sau:

Bảng 3.17. Kết quả phân tích SWOT Điểm mạnh

- Có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong vùng kinh tế trọng điệm Bắc bộ;

- Là đô thị vệ tinh với chức năng là đô thị công nghiệp, đầu mối giao thông, trung chuyển hàng hóa;

- Có kinh nghiệm, trình độ sản xuất; - Có điều kiện tiếp cận nhanh với các tiến bộ KHKT.

Điểm yếu

- Là một huyện đồng bằng có địa hình thấp trũng;

- Sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ; - Thiếu vốn sản xuất;

- Chất lượng nông sản thấp, không ổn định;

- Công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch còn lạc hậu;

- Lao động gia đình phần lớn có độ tuổi cao và trình độ tay nghề thấp;

- Kiến thức và năng lực tiếp cận thị trường của chủ hộ thấp.

Cơ hội

- Phú Xuyên gần với trung tâm thành phố Hà Nội, đây là thị trường tiêu thụ nông sản lớn;

- Khoa học - công nghệ trong nông nghiệp có nhiều thành tựu mới có khả năng áp dụng;

- Khả năng thu hút đầu tư vào nông nghiệp cao;

- Có nhiều giống vật nuôi, cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao;

- Vấn đề an ninh lương thực, thực phẩm đang trở thành vấn đề quan tâm mang tính toàn cầu;

Thách thức

- Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất đang dần xuống cấp và chưa đồng bộ;

- Thiếu đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn và kỹ thuật giỏi, có trình độ quản lý và điều hành các dự án lớn và tiếp thu nhanh các công nghệ tiên tiến, hiện đại; - Biến đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính đang tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp;

- Thu hút lao động tham gia vào sản xuất nông nghiệp;

- Các sản phẩm nông nghiệp phải cạnh tranh với nhiều địa phương;

của các hộ nông dân là rất lớn, các nguồn lực phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đa dạng và có tiềm năng mở rộng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng các khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất. Tuy nhiên, trong sản xuất nông nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn như: quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, mặt khác chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, công tác bảo quản, chế biến sau thu hoạch còn hạn chế, những điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh tế của người dân.

Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế nước ta hiện nay thì Phú Xuyên cũng đang có nhiều cơ hội để phát triển. Sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ cũng đang tạo ra những cơ hội lớn để người dân tiếp cận với tiến bộ mới, nhằm thay đổi thói quen canh tác lạc hậu, sản xuất có hiệu quả hơn. Huyện luôn nhận được sự quan tâm của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân và các sở, ban, ngành Thành phố, đây là điều kiện thuận lợi mới, nguồn lực mới để Phú Xuyên có cơ hội phát triển nhanh hơn.

3.5. Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Phú Xuyên Phú Xuyên

3.5.1. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp của huyện

3.5.1.1. Định hướng chung

Là một trong 5 đô thị vệ tinh của TP. Hà Nội được Chính phủ phê duyệt, Đô thị vệ tinh Phú Xuyên cửa ngõ phía Nam Hà Nội được định hướng phát triển thành trung tâm phát triển hỗn hợp, nhằm giảm sức ép phát triển trong đô thị trung tâm và thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đô thị hóa vùng ngoại thành. Trên cơ sở được quy hoạch trong chiến lược phát triển của Thủ đô Hà Nội, huyện luôn coi trọng và đẩy mạnh công tác quy hoạch. Công tác xây dựng nông thôn mới của huyện thực hiện từ năm 2012, gắn với đô thị hóa nhưng quá trình thực hiện chưa phù hợp với quy hoạch. Nhất là lĩnh vực chuyển đổi kinh tế, phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao.

Tập trung khai thác và phát huy những thế mạnh về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hạ tầng kỹ thuật, để phục vụ phát triển nông nghiệp của huyện theo hướng sản xuất tập trung, có ứng dụng công nghệ cao, năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường, tạo ra những sản phẩm đặc trưng của các vùng miền trong huyện nhằm nâng cao giá trị sản xuất sau thu hoạch/ha đất canh tác, tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp. Phấn đấu đến năm 2020 giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt trên 120 triệu đồng/ha/năm. Tăng trưởng kinh tế nông lâm nghiệp, thủy sản 3%/năm.

hội, tập quán của địa phương, chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo bước chuyển biến nền nông nghiệp, theo hướng hiện đại hoá, đa dạng hoá sản phẩm và đa dạng hoá cơ cấu kinh tế nông thôn. Phát triển nông nghiệp theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh, tăng vụ, khuyến khích nông dân làm giàu thông qua việc khai thác sử dụng có hiệu quả quỹ đất đai, thực hiện thành công chương trình chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp sang trồng cây có giá trị kinh tế cao.

Phát huy tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi vùng đất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, tận dụng mọi nguồn nhân lực, tăng thu nhập cho người dân, phù hợp với năng lực sản xuất của từng hộ gia đình và đảm bảo an ninh lương thực.

Sử dụng đất dựa trên quan điểm bảo vệ sinh thái và phát triển bền vững. Đất đai nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế, nhưng lại là điều kiện không thể thiếu được trong mọi quá trình phát triển. Chính vì vậy, sử dụng đất phải dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đảm bảo ưu tiên các loại đất tốt cho sản xuất nông nghiệp, thực hiện chiến lược an toàn lương thực, thoả mãn nhu cầu nông phẩm cho xã hội, nguyên liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện phú xuyên, thành phố hà nội​ (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)