Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện phú xuyên, thành phố hà nội​ (Trang 35 - 40)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Căn cứu vào đặc điểm địa hình, sự phân bố của hệ thống sông ngòi trên địa bàn huyện, vùng sản xuất nông nghiệp tại huyện Phú Xuyên được chia làm 2 vùng, cụ thể như sau:

- Vùng địa hình cao: lựa chọn nghiên cứu ở các xã Quang Lãng, Minh Tân và Khai Thái.

- Vùng địa hình thấp: lựa chọn nghiên cứu ở các xã Đại Thắng, Văn Hoàng, và Chuyên Mỹ.

2.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Thu thập các văn bản tài liệu của Nhà nước và các cơ quan có liên quan đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp cả nước, của thành phố Hà Nội và trực tiếp là huyện Phú Xuyên (qua sách báo, internet, Sở NN&PTNT Hà Nội, Chi cục BVTV, Thú y; qua UBND huyện, các phòng Kinh tế hạ tầng, Tài nguyên môi trường, Chi cục thống kê của huyện Phú Xuyên).

Thu thập các tài liệu, báo cáo về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình sản xuất nông nghiệp, các đề án phát triển trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển hoa cây cảnh, rau an toàn.

2.3.3. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp

Trên cơ sở kế thừa các tài liệu, các kết quả đã nghiên cứu trên địa bàn huyện Phú Xuyên đã cho thấy, sản xuất nông nông nghiệp huyện Phú Xuyên được chia làm 2 tiểu vùng: Tiểu vùng 1: Là những xã nằm dọc theo sông Hồng với cơ cấu cây trồng chủ yếu là rau màu và tiểu vùng 2: là những xã nằm trong đê sông Hồng không được bồi hàng năm với cơ cấu cây trồng đa dạng. Do đó để làm rõ và chi tiết, tiến hành điều tra, khảo sát thực tế tại các xã nằm trong các vùng sinh thái có điều kiện phát triển mạnh về nông nghiệp.

Tổng số mẫu là 60 phiếu điều tra, mỗi vùng 30 phiếu. Đối tượng là các hộ nông dân, được lựa chọn ngẫu nhiên.

Nội dung điều tra: Điều tra, phỏng vấn trao đổi thu thập số liệu, thông tin của các hộ nông dân về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, tình hình sản xuất như: chi phí sản xuất, lao động, năng suất cây trồng, loại cây trồng, tình hình sử dụng phân bón,

thuốc BVTV,....

2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu

Thực hiện xử lý toàn bộ tài liệu điều tra trên máy tính bằng chương trình Exel. Các tài liệu xử lý được trình bày một cách hợp lý qua bảng, đồ thị thống kê nhằm đáp ứng yêu cầu của từng nội dung nghiên cứu. Các tài liệu được sử dụng trong luận văn được đảm bảo với độ tin cậy khá cao. Các tài liệu của luận văn được dùng phân tích, đánh giá và rút ra các quy luật, xu hướng phát triển của từng vấn đề, từng hiện tượng nghiên cứu, đảm bảo có cơ sở khoa học.

Tài liệu thu thập được thực hiện kiểm tra và chỉnh lý để đảm bảo tính đầy đủ, chính xác và thống nhất. Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu tính toán phù hợp và áp dụng phương pháp tổng hợp, xử lý tài liệu thống nhất.

2.3.5. Phương pháp phân tích thông tin

Thống kê mô tả: dùng một số chỉ tiêu để đánh giá thực trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Phú Xuyên qua đó đưa ra các định hướng và giải pháp.

Phương pháp so sánh: Căn cứ các số liệu đã được tổng hợp và dựa trên các chỉ tiêu để phân tích so sánh các số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân…từ đó thấy được thực trạng của sự vật, hiện tượng qua các mốc thời gian, không gian nhằm đánh giá so sánh; phát hiện những đặc trưng về thế mạnh cũng như những nguyên nhân tác động đến nông nghiệp huyện làm cơ sở đề xuất các giải pháp chủ yếu để thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

2.3.6. Phương pháp phân tích SWOT

Phương pháp SWOT được sử dụng để đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quá trình đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Phú Xuyên và là cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất thông qua các kết hợp. SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội), Threats (thách thức). Đây là công cụ cực kỳ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong sản xuất kinh doanh. Ma trận SWOT dùng để tổng hợp những nghiên cứu về môi trường bên ngoài và bên trong của người dân, nhằm đưa ra những giải pháp phát huy được thế mạnh, tận dụng được cơ hội, khắc phục các điểm yếu và né tránh các nguy cơ. Phân tích môi trường

bên ngoài để phát hiện ra cơ hội và những đe dọa đối với sản xuất rau của họ. Phân tích môi trường nội bộ để xác định được thế mạnh và điểm yếu chính.

Các kết hợp trong phân tích SWOT:

(1) Cơ hội với điểm mạnh (OS): Đơn vị sử dụng các mặt mạnh của mình nhằm khai thác cơ hội.

(2) Đe dọa với điểm mạnh (TS): Đơn vị sử dụng các mặt mạnh của mình nhằm đối phó với những nguy cơ.

(3) Cơ hội với điểm yếu (OW): Đơn vị tranh thủ các cơ hội nhằm khắc phục các điểm yếu.

(4) Đe dọa với điểm yếu (TW): Đơn vị cố gắng giảm thiểu các mặt yếu của mình và tránh được nguy cơ.

2.3.7. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

2.3.7.1. Hiệu quả kinh tế

Xác định chỉ tiêu đánh giá HQKT đúng sẽ định hướng phát triển sản xuất và đưa ra các quyết định phù hợp để tăng nhanh HQKT. Xuất phát từ bản chất và đặc điểm đánh giá HQKT và từ yêu cầu nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã thống nhất nhiều ý kiến và xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất sau:

- Năng suất bình quân: Là mức năng suất thu được trong quá trình điềutra đối với từng loại cây trồng cụ thể.

- Tổng giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ sản phẩm thu được quy ra tiền theo giá thị trường trên 1 ha đất canh tác.

- Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ quy ra theo giá thị trường.

- Giá trị gia tăng (VA): Là phần giá trị tăng thêm của người lao động khi sản xuất trên một đơn vị diện tích cho một công thức luân canh: VA = GO - IC

- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận khi sản xuất trên một đơn vị diện tích cho một công thức luân canh: MI = VA - (A + T) .

Trong đó: - A: Là phần giá trị khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ. - T: Là thuế nông nghiệp.

- Giá trị ngày công (GTNC): Là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất trong một ngày lao động khi sản xuất trên một đơn vị diện tích cho một công thức luân canh.

- Hiệu suất đồng vốn (HSĐV): Là tỷ suất giữa thu nhập hỗn hợp và chi phí trung gian trên một đơn vị diện tích cho một công thức luân canh.

Bảng 2.1. Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất đất TT Mức hiệu Ký GO (10 6 đ) IC (10 6 đ) VA (106 đ) MI (10 6 đ) GTNC (1.000 đ) HSĐV (lần) 1 Rất cao RC > 150 > 75 > 125 > 125 > 150 > 3,0 2 Cao C 125 - 150 60 - 75 125 - 100 125 - 100 125 - 150 2,5 - 3,0 3 Trung bình TB 100 - 125 45 - 60 75 - 100 75 - 100 100 - 125 2,0 - 2,5 4 Thấp T 75 - 100 35 - 45 50 - 75 50 - 75 75 - 100 1,5 - 2,0 5 Rất thấp RT < 75 < 35 < 50 < 50 <75 < 1,5

(Báo cáo Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 2015)

Các chỉ tiêu kinh tế của các LHSDĐ chính là cơ sở để giải quyết sự tranh chấp của các loại cây trồng trên cùng một vùng đất. Để thuận lợi cho việc đánh giá và lựa chọn chính xác các loại hình sử dụng đất, trên cơ sở căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, các chỉ tiêu kinh tế được phân thành 5 cấp: Rất cao, cao, trung bình, thấp và rất thấp.

2.3.7.2. Hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội chính là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội và tổng chi phí bỏ ra. Các chỉ tiêu hiệu quả xã hội thể hiện cụ thể:

- Khả năng bảo đảm an ninh lương thực tại chỗ;

- Mức độ phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện và tập quán canh tác của người dân địa phương;

- Khả năng thu hút lao động, giải quyết việc làm; - Tính ổn định, bền vững của những loại sử dụng đất; - Tỷ lệ sản phẩm hàng hóa.

Để đánh giá chất lượng của môi trường trong quản lý sử dụng đất đai bền vững ở vùng nông nghiệp được tưới thể hiện ở các nội dung:

- Nguy cơ gây ô nhiễm do bón quá nhiều một loại phân bón, do sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật, hay do nước thải…;

- Đánh giá quản lý đất đai.

- Đánh giá hệ thống sản xuất cây trồng, khả năng thâm canh, cân đối về dinh dưỡng và khả năng cải tạo đất.

- Đánh giá về tính bền vững đối với việc duy trì độ phì của đất. - Đánh giá về quản lý bảo vệ tự nhiên.

- Sự thích hợp với môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất.

Xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất nông nghiệp là vấn đề rất phức tạp, khó định lượng, đòi hỏi phải được nghiên cứu, phân tích trong một thời gian dài. Vì vậy, đề tài nghiên cứu tôi chỉ dừng lại ở việc đánh giá hiệu quả môi trường thông qua việc đánh giá mức độ thích hợp của các cây trồng đối với điều kiện đất đai hiện tại, thông qua kết quả điều tra về đầu tư phân bón, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và kết quả phỏng vấn hộ nông dân về đánh giá của họ đối với các loại hình sử dụng đất hiện tại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện phú xuyên, thành phố hà nội​ (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)