Thống kê diện tích và cơ cấu đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện phú xuyên, thành phố hà nội​ (Trang 41 - 44)

Loại hình sử dụng đất Diện tích (Ha) Cơ cấu (%)

1. Đất nông nghiệp 11.238,66 100

1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 8.813,39 78,42

a. Đất trồng cây hàng năm 8.622,48 76,72

- Đất trồng lúa 7.808,18 69,48

- Đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi - -

- Đất trồng cây hàng năm khác 814,31 7,25

b. Đất trồng cây lâu năm 190,90 1,70

1.2. Đất lâm nghiệp - -

1.3. Đất nuôi trồng thủy sản 1.220,77 10,86

1.4. Đất nông nghiệp khác 1.204,50 10,72

Nguồn: Niên giám thống kê Phú Xuyên, 2018

b. Diễn biến đất nông nghiệp

Có thể thấy rằng, hiện nay tại huyện Phú Xuyên diện tích đất NN hiện đang có xu thế giảm do nhu cầu mở rộng diện tích cho các mục đích phát triển cơ sở hạ tầng và đô thị, phát triển kinh tế tăng lên. Đất sản xuất NN đã giảm 631,53 ha trong giai đoạn 2010 - 2015 từ 9.881,97 ha xuống còn 9.250,44 ha và hiện nay là 8.813,39 ha.

Mặt khác, Đất chưa sử dụng của huyện chỉ có 64,29 ha, dẫn đến tiềm năng đất chưa sử dụng có thể khai thác vào sử dụng cho mục đích sản xuất NN của huyện rất hạn chế. Do đó, con đường để tăng tổng giá trị sản lượng NN là đầu tư thâm canh, tăng vụ, ưu tiên mở rộng diện tích các loại cây trồng có giá trị, năng suất cao, sớm

hình thành các vùng chuyên canh như vùng lúa chất lượng cao, vùng rau - màu an toàn, vùng cây ăn quả,... từng bước chuyển nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, trong quá trình chuyển đất sản xuất nông nghiệp sang đất chuyên dùng và đất ở cần phải có quy hoạch, kế hoạch chi tiết nhằm sử dụng quỹ đất tiết kiệm và hiệu quả kinh tế cao.

3.1.2. Các vùng sản suất nông nghiệp huyện Phú Xuyên

Phú Xuyên là huyện chiêm trũng của TP. Hà Nội, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Những năm vừa qua, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi gắn với áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật được địa phương xác định là một trong những giải pháp quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.

Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, công tác lập quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp được Phú Xuyên đặc biệt coi trọng. Trong đó, quy hoạch của mỗi xã được làm rõ vùng sản xuất lúa, vùng trồng rau màu, vùng trồng cây ăn quả, trồng hoa, chăn nuôi tập trung xa dân cư, nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với phát triển trang trại. Theo số liệu của UBND huyện Phú Xuyên, tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp khoảng gần 9.000 ha, trong đó, vùng trồng lúa chất lượng cao và vùng sản xuất lúa có năng suất cao có tổng diện tích 7.521 ha; vùng trồng rau an toàn có tổng diện tích 616,3 ha; vùng nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi xa khu dân cư có tổng diện tích 1.514 ha; vùng trồng hoa có diện tích 11,56 ha; vùng trồng cây ăn quả là 240,38 ha; v.v…

Vùng sản xuất nông nghiệp của huyện Phú Xuyên có thể chia làm 2 tiểu vùng sản xuất chính, việc phân vùng này căn cứ vào một số đặc điểm sau:

+ Địa hình: huyện Phú Xuyên có địa hình tương đối bằng phẳng và có hướng dốc dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Từ đặc điểm địa hình này, có thể chia lãnh thổ của huyện thành 2 tiểu vùng sản xuất: Vùng 1 bao gồm những xã/thị trấn có địa hình vàn cao, vàn; Vùng 2 bao gồm những xã/thị trấn có địa hình vàn trũng, thấp và vàn thấp.

+ Thổ nhưỡng: Theo kết quả điều tra đánh giá đất đai của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa thực hiện năm 2015, đất nông nghiệp huyện Phú Xuyên được chia thành 2 nhóm đất là Nhóm đất Phù sa và Nhóm đất cát với các đặc điểm thổ nhưỡng khác nhau.

trồng, nhóm cây trồng mà chia huyện Phú Xuyên thành các vùng sản xuất nông nghiệp

Các tiểu vùng sản xuất nông nghiệp của huyện Phú Xuyên được chia như sau: - Tiểu vùng 1: Là những xã nằm dọc theo sông Hồng. Đây là vùng đất thích hợp cho việc trồng lúa, ngô, cây công nghiệp ngắn ngày, rau các loại cho hiệu quả kinh tế cao. Bao gồm các xã Thuỵ Phú, Nam Phong, Hồng Thái, Khai Thái, Phúc Tiến, Quang Lãng, Minh Tân, Văn Nhân, Bạch Hạ, Tri Thuỷ, Nam Triều, Đại Xuyên, thị trấn Phú Minh và thị trấn Phú Xuyên;

- Tiểu vùng 2: Đây là vùng đất trong đê sông Hồng không được bồi hàng năm, có địa hình thấp trũng hơn, đất thịt nặng, hệ thống cây trồng phong phú hơn tiểu vùng 1, hiện nay toàn vùng mới sử dụng khoảng 70% diện tích đất trồng trọt để phát triển cây vụ đông, là vùng có tỷ trọng cây lương thực lớn so với toàn huyện nên tiềm năng về năng suất lúa của vùng còn rất lớn. Bao gồm các xã Phượng Dực, Hồng Minh, Văn Hoàng, Chuyên Mỹ, Đại Thắng, Phú Túc, Quang Trung,Trí Trung, Hoàng Long, Sơn Hà, Phú Yên, Tân Dân, Vân Từ, Châu Can.

3.1.3. Hiện trạng các loại cây trồng chính trên đất nông nghiệp

Qua kết quả điều tra thực địa cùng với việc thu thập tổng hợp các nguồn tài liệu và xin ý kiến của cán bộ các xã, đã tổng kết được hiện trạng cây trồng trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Phú Xuyên bao gồm các nhóm cây trồng chính như sau:

- Nhóm cây lương thực: Lúa, ngô, khoai lang.

- Nhóm cây rau màu: Cà chua, su hào, bí xanh, bí đỏ, dưa chuột, rau lấy lá (cải các loại, bắp cải)...

- Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày: Lạc, đậu tương.

- Nhóm hoa và cây ăn quả: Hoa đào, hoa cúc, hoa hồng, bưởi, cam, chuối... Tóm lại, hệ thống cây trồng trên địa bàn huyện Phú Xuyên khá đa dạng nhưng chủ yếu vẫn là các loại cây truyền thống, đã được canh tác từ lâu. Mỗi tiểu vùng đều cho hiệu quả kinh tế khác nhau, tùy thuộc vào tính chất và trình độ canh tác của các hộ gia đình. Do vậy cần phải lựa các cây trồng và hệ thống cây trồng phù hợp với từng loại đất để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho người dân, đồng thời cần có các biện pháp cải tạo và sử dụng đất hợp lý.

3.2. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Phú Xuyên

3.2.1. Thông tin chung các hộ điều tra

Điều kiện sản xuất của hộ là tiền đề cơ bản và cần thiết trong quá trình ra để quyết định sản xuất. Vì vậy trước khi tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các hộ nông dân thì cần phải xem xét và đánh giá các điều kiện sản xuất của hộ trong đó các điều kiện sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Các thông tin về điều kiện sản xuất bao gồm: thông tin về hộ, số lao động và lao động nông nghiệp của họ, nguồn thu chính và diện tích đất nông nghiệp của hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện phú xuyên, thành phố hà nội​ (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)