Hiệu quả kinh tế loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện phú xuyên, thành phố hà nội​ (Trang 48 - 49)

ĐVT: Triệu đồng

Loại đất GO IC VA MI GTNC HSĐV

(lần)

Đất phù sa không được bồi, trung

tính ít chua 86,78 41,73 45,05 44,55 0,084 1,07

Đất phù sa không được bồi, chua 90,21 43,16 47,05 46,55 0,088 1,08

Đất phù sa glây, úng nước 77,96 41,61 36,35 35,85 0,066 0,86

Đất phù sa úng nước, chua 82,75 41,50 41,25 40,75 0,076 0,98

Đất phù sa úng nước, glây 80,95 41,07 39,88 39,38 0,073 0,96

Đất phù sa mới biến đổi, glây 84,80 41,24 43,57 43,07 0,080 1,04

Tuy vậy, hiệu quả kinh tế và chi phí vật chất cũng như công lao động của loại hình này so với Bảng phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả kinh tế các LHSDĐ chỉ đạt ở mức thấp đến rất thấp. Mức thu nhập kinh tế của loại hình 2 lúa thay đổi khá rõ theo từng nhóm đất khác nhau (Bảng 3.6). Loại hình này đạt hiệu quả cao nhất trên Đất phù sa không được bồi, chua, thấp nhất trên Đất phù sa glây, úng nước.

Nhìn chung, yêu cầu chi phí vật chất sản xuất của loại hình 2 lúa/năm là không quá cao và ít khi bị thất thu hoàn toàn khi có những biến động tiêu cực về điều kiện thời tiết. Đây cũng là lý do mà những nông hộ ít có khả năng đầu tư về sản xuất dễ dàng chấp nhận, tuy thu nhập không cao nhưng ít rủi ro, đồng thời đảm bảo ổn định nhu cầu lương thực cho tiêu dùng và chăn nuôi của gia đình. Giá cả sản phẩm của loại hình này ít có biến động, việc tiêu thụ và bảo quản cũng dễ dàng.

b. Loại hình sử dụng đất 2 lúa - 1 màu

Loại hình sử dụng đất này có diện tích tương đối lớn trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện Phú Xuyên với 15 kiểu sử dụng đất. LHSDĐ này không tập trung thành vùng lớn, mà thường nằm phân bố rải rác ở những vùng đất đai có các điều kiện thuận lợi như: địa hình bằng phẳng, thành phần cơ giới đất từ nhẹ đến trung bình, có hệ thống tưới tiêu nước chủ động, đường xá nội đồng tốt và thuận tiện cho chăm sóc, bảo vệ cây trồng.

Kết quả đánh giá về hiệu quả kinh tế và chi phí công lao động của LHSDĐ 2 lúa - 1 màu (Bảng 3.7) cho thấy hiệu quả kinh tế của loại hình này thường đạt ở mức cao đến rất cao, thay đổi tùy thuộc vào các công thức luân canh cây trồng áp dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện phú xuyên, thành phố hà nội​ (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)