ĐVT: Triệu đồng Loại đất GO IC VA MI GTN C HSĐV (lần) Đất phù sa glây, úng nước 666,73 401,27 265,45 251,35 0,299 0,63 Đất phù sa úng nước, chua 719,62 410,03 309,59 295,49 0,344 0,72 Đất phù sa úng nước, glây 678,93 405,37 273,56 259,46 0,305 0,64
Loại hình này có hiệu quả kinh tế khá cao, tổng thu nhập bình quân đạt từ 625,0 - 675,5 triệu đồng/ha. Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế còn lại so với Bảng phân cấp mức
độ đánh giá hiệu quả kinh tế các LHSDĐ đều đạt mức rất cao. Tuy nhiên, loại hình này lại yêu cầu chi phí đầu tư vật chất rất cao (380,2 - 389,0 triệu đồng/ha); điều này không phải hộ gia đình nào cũng có thể đáp ứng được, dẫn tới chỉ tiêu Hiệu suất đồng vốn đạt được rất thấp (0,61 - 0,70 lần).
* Tóm lại: Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Phú Xuyên khá phong phú và đa dạng. Cơ cấu cây trồng và các LHSDĐ bước đầu đã có những bước chuyển biến rõ rệt trong thời kỳ đổi mới và đạt được hiệu quả kinh tế cao. Song nhìn chung sản xuất nông nghiệp còn mang tính sản xuất theo kiểu truyền thống. Tỷ lệ diện tích sản xuất chuyên lúa còn cao so với các cây rau màu thực phẩm và CCNNN. Các cây trồng có giá trị kinh tế đang dần phát huy hết được thế mạnh về tiềm năng đất đai và điều kiện sinh thái thuận lợi của vùng đồng bằng như ở Phú Xuyên.
3.2.3. Hiệu quả sử dụng đất tại Phú Xuyên về mặt xã hội
Ngoài việc xác định hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất thì hiệu quả xã hội mà quá trình sử dụng đất mang lại cũng hết sức quan trọng. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội là những chỉ tiêu khó định lượng, do đó trong phạm vi của đề tài này tôi xin phép chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu như sau:
- Mức thu hút lao động, giải quyết việc làm của các kiểu sử dụng đất;
- Mức độ chấp nhận của người dân về đầu tư, ý định chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong tương lai của nông hộ;
- Khả năng tiêu thụ sản phẩm.
Giải quyết lao động nông nhàn và dư thừa trong nông nghiệp, nông thôn là một vấn đề lớn, cần được quan tâm. Trong khi công nghiệp và dịch vụ chưa đủ phát triển để thu hút toàn bộ lao động nông nhàn và dư thừa thì phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp là một giải pháp quan trọng để tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân và tăng thêm của cải vật chất cho xã hội. Huyện Phú Xuyên có diện tích đất nông nghiệp, chiếm hơn 65% diện tích đất tự nhiên, điều này cho thấy nguồn thu nhập chính của người dân Phú Xuyên vẫn là nông nghiệp. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp lại mang tính thời vụ cao, nên lao động dư thừa trong nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Do vậy, loại hình sử dụng đất thu hút nhiều lao động sẽ gián tiếp góp phần củng cố an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, hạn chế tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên. Ngoài việc giải quyết lao động dư thừa trong nông thôn thì khả năng tiêu thụ sản phẩm và được sự
chấp nhận của người dân đối với loại hình sử dụng đất là những tiêu chí phản ánh hiệu quả xã hội.
Bảng 3.13 thể hiện kết quả điều tra các chỉ tiêu hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện được tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ.