CHƢƠNG 3 : THỰC TRẠNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA
3.2 Phân tích các căn cứ hình thành chiến lƣợc
3.2.1 Phân tích môi trường vĩ mô (Phân tích PEST)
Môi trường chính trị - pháp luật
Môi trƣờng pháp lý của Việt Nam tiếp tục đƣợc hoàn thiện, xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế ảnh hƣởng mạnh mẽ tới việc hoạch định các chính sách của Chính phủ. Ngoài Pháp lệnh Bƣu chính Viễn thông là văn bản cao nhất có liên quan đến vấn đề kinh doanh các dịch vụ viễn thông, các hệ thống văn bản có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp trong nƣớc cũng dần đƣợc hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Pháp lệnh Bƣu chính Viễn thông ra đời đã làm thay đổi rất nhiều môi trƣờng kinh doanh của các doanh nghiệp. Theo Pháp lệnh, chính sách của Nhà nƣớc là khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh Bƣu chính, Viễn thông trong môi trƣờng cạnh tranh công bằng, minh bạch do Nhà nƣớc quản lý với đầy đủ các loại hình dịch vụ, đảm bảo chất lƣợng và giá cƣớc hợp lý. Đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế về Bƣu chính, Viễn thông trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi, phù hợp với pháp luật Việt Nam và công ƣớc quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập ... Với những chính sách này, môi trƣờng kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam sẽ ngày càng sôi động hơn với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế cả trong và ngoài nƣớc. Đặc biệt đối với 2 dịch vụ thành công nhất trong lịch sử ngành viễn thông là di động và Internet, cạnh tranh sẽ rất gay gắt vì nhu cầu và xu hƣớng sử dụng 2 dịch vụ này ngày càng cao.
-Hiện tại, đầu tƣ nƣớc ngoài liên quan đến lĩnh vực khai thác các dịch vụ viễn thông đều đƣợc thực hiện dƣới hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Cooperation Contract - BCC). Đây là phƣơng thức mà các công ty nƣớc ngoài đầu tƣ vào dự án và thu một phần doanh thu hay lợi nhuận theo thỏa thuận và không có hình thức sở hữu thực sự. Họ không có quyền tham
gia vào điều hành hoạt động của mạng lƣới, cho nên có nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài không thỏa mãn với hình thức đầu tƣ này. Khi môi trƣờng luật pháp của Việt Nam ngày càng phải đƣợc hoàn thiện cho phù hợp với môi trƣờng pháp lý của khu vực và thế giới, khả năng sẽ có nhiều hình thức hợp tác theo kiểu liên doanh ra đời và nhƣ vậy nghĩa là vấn đề cạnh tranh đối với doanh nghiệp trong nƣớc sẽ khó khăn hơn vì có sự tham gia điều hành khai thác của các đối thủ nƣớc ngoài.
-Việt Nam là thành viên chính thức của các tổ chức quốc tế nhƣ ASEAN, AFTA, APEC, WTO, do đó các ràng buộc về mở cửa thị trƣờng viễn thông là không thể tránh khỏi. Xu hƣớng mở cửa, hội nhập cùng với nhu cầu giao lƣu phát triển đã và sẽ có ảnh hƣởng sâu sắc tới sự phát triển của thị trƣờng viễn thông Việt Nam nói riêng. Thị trƣờng viễn thông Việt Nam cần phát triển để hạ tầng cơ sở thông tin của Việt Nam ngang bằng với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới, tránh tình trạng tụt hậu, đặc biệt là tụt hậu về hạ tầng thông tin.
-Trong tƣơng lai, Chính phủ đã cho phép các công ty nƣớc ngoài đầu tƣ kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông. Năm 2006, Hiệp định Thƣơng mại Việt- Mỹ đƣợc ký kết, các tập đoàn viễn thông lớn của Mỹ và các nƣớc sẽ đầu tƣ vào Việt Nam thì đây là cơ hội để Việt Nam tiếp cận với những công nghệ tiên tiến nhất, học tập kinh nghiệm kinh doanh của các tập đoàn viễn thông lớn, nhƣng đi đôi với nó cũng sẽ là sự cạnh tranh khốc liệt, nguy cơ chiếm thị phần là hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, Viettel đã có sự chuẩn bị trƣớc với vấn đề này.
-Hiện tại, việc quản lý giám sát các thỏa thuận kết nối giữa các nhà khai thác cũng ảnh hƣởng lớn đến quá trình kinh doanh của Viettel. Việc giải quyết vấn đề cƣớc kết nối một cách công bằng cho các bên doanh nghiệp tại Việt Nam đang phụ thuộc rất nhiều vào Bộ Thông tin và truyền thông. Trong giai đoạn cạnh tranh hiện nay, không chỉ Viettel mà cả những doanh nghiệp
mới tham gia thị trƣờng đều gặp rất nhiều bức xúc trong giải quyết vấn đề kết nối mạng do có sự giám sát của Bộ Thông tin và truyền thông với quyền định ra mức cƣớc kết nối.
-Tình hình chính trị ở Việt Nam ổn định, cơ chế chính sách của Chính phủ luôn giành ƣu tiên cho phát triển lĩnh vực Viễn thông và Công nghệ thông tin, đồng thời cũng sẽ có bảo hộ nhất định cho ngành viễn thông trong nƣớc. Do đó, đây là một cơ hội tốt cho các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.
Môi trường kinh tế
Kể từ khi bắt đầu đổi mới từ năm 1986, Việt Nam đã và đang đạt đƣợc tố độ tăng trƣởng kinh tế cao, chủ yếu là nhờ khu vực kinh tế tƣ nhân.
Từ năm 2008 đến giữa năm 2009 cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra đã tác động lớn đến kinh tế nƣớc ta, tuy nhiên với chính sách điều hành linh hoạt của Chính phủ kinh tế nƣớc ta đã dần thoát ra khỏi những khó khăn và bƣớc đầu đạt đƣợc sự tăng trƣởng nhanh trở lại.
Gần đây nhất, Tổ chức kinh tế thƣơng mại và phát triển (UNCTAD) thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc đã đƣa Việt Nam ra khỏi các nƣớc kém phát triển nhất dựa trên 3 tiêu chí cơ bản là: Thu nhập thấp, mức độ dễ bị tổn thƣơng về kinh tế, yếu kém về nguồn vốn con ngƣời. Đó là dấu hiệu tốt cho sự phát triển ngành Bƣu chính Viễn thông.
Yếu tố chủ yếu đóng góp cho quá trình tăng trƣởng kinh tế là chính sách kinh tế, hệ thống pháp luật đã đƣợc hình thành và củng cố, tạo điều kiện đầu tƣ tăng lên đáng kể trong mọi lĩnh vực. Lĩnh vực công nghiệp có những chuyển biến mạnh mẽ nhờ vào chính sách đổi mới và nới lỏng. Công cuộc cải cách kinh tế cũng góp phần thúc đẩy mở rộng lĩnh vực kinh doanh dịch vụ trong đó có dịch vụ viễn thông.
Dự đoán những năm tới, cùng với việc tiếp tục các chính sách mở cửa, các hiệp định thƣơng mại đƣợc ký kết, đầu tƣ của nƣớc ngoài vào Việt nam
tiếp tục tăng lên, kích thích các ngành phát triển. Tốc độ tăng trƣởng sẽ đạt mức cao và ổn định, tổng sản phẩm quốc nội sẽ không ngừng tăng lên.
Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, sự ra đời hàng loạt các khu chế xuất, khu công nghiệp kỹ thuật cao đòi hỏi các điều kiện cơ sở hạ tầng phải có trƣớc, trong đó viễn thông đóng vai trò quan trọng không thể thiếu.
Thị trƣờng tài chính, ngân hàng, chứng khoán hình thành và phát triển nhanh đòi hỏi phải dựa trên việc cung cấp các dịch vụ viễn thông, thông tin liên lạc mới, cao cấp.
Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, tỷ trọng của các ngành dịch vụ sẽ ngày càng tăng do nhu cầu về dịch vụ ngày càng lớn, tỷ lệ thu nhập cho tiêu dùng các dịch vụ ngày càng cao. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng các dịch vụ thông tin, liên lạc sẽ càng tăng, nhu cầu giao tiếp giữa các tầng lớp dân cƣ tăng lên đòi hỏi các dịch vụ viễn thông phải đƣợc phát triển đúng tầm đặc biệt là nghành viễn thông di động. Đây cũng là cơ hội và cũng là thách thức cho ngành viễn thông Việt Nam trong những năm tới đây.
Môi trường văn hóa - xã hội
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc cải thiện, trình độ dân trí của Việt Nam không ngừng nâng cao, nhu cầu đƣợc tiếp cận với nền văn minh nhân loại ngày càng lớn mà chỉ có sự phát triển vƣợt bậc của viễn thông mới có khả năng đáp ứng đƣợc nhu cầu này. Tỷ lệ hộ gia đình loại khá và trung bình khá trở lên xét theo tiêu thức thu nhập sẽ tăng lên một cách đáng kể. Ngoài những nhu cầu thiết yếu để đảm bảo cuộc sống hàng ngày, những nhu cầu cao cấp nhƣ các hoạt động vui chơi giải trí, các dịch vụ thông tin liên lạc đa dạng ... cũng cần đƣợc đáp ứng một cách hoàn hảo nhất.
Dân số của Việt Nam tính đến thời điểm này vào khoảng trên 90 triệu ngƣời. Đây là thị trƣờng rộng lớn, là điều kiện thuận lợi để các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông khai thác.
Thị hiếu của ngƣời tiêu dùng cũng ảnh hƣởng rất lớn. Đa số ngƣời dân Việt Nam vẫn có thói quen tiêu dùng các sản phẩm truyền thống, không thích thay đổi đặc biệt là trong lĩnh vực viễn thông. Tâm lý của ngƣời dân nhìn chung là không thích mạo hiểm, sợ rủi ro, không thích thay đổi khi chƣa thực sự biết rõ về sản phẩm cạnh tranh trong khi sản phẩm mà họ đang sử dụng đã tạo niềm tin nhất định. Viettel là tập đoàn quân đội, thuộc phạm vi quản lý của Nhà nƣớc, đƣợc giao nhiêm vụ kinh doanh các dịch vụ viễn thông trong nƣớc và ra quốc tế vì vậy Viettel có lợi thế về điều này.
Tuy nhiên, khi các sản phẩm mới, các nhà cung cấp mới ra đời với chất lƣợng phục vụ tốt hơn, dịch vụ đa dạng hoặc giá thành rẻ hơn tƣơng đối thì thói quen này sẽ thay đổi. Do đó, Viettel cần lƣờng trƣớc đƣợc điều này để có giải pháp khắc phục hiệu quả.
Hơn nữa xu hƣớng dùng điện thoại đã thành một nhu cầu thiết yếu của mỗi ngƣời dân, đồng thời dịch vụ viễn thông ngày càng rẻ, giá thành thiết bị đầu cuối di động ngày càng giảm giá sẽ góp phần thúc đẩu sự bùng nổ của các dịch vụ viễn thông mạnh hơn trong nhƣng năm tới.
Môi trường công nghệ
Công nghệ có ảnh hƣởng rất lớn đối với chiến lƣợc kinh doanh của các doanh nghiệp cũng nhƣ các ngành công nghiệp. Công nghệ có tác động quyết định đến 2 yếu tố cơ bản tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: chất lƣợng và chi phí cá biệt của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trƣờng.
Viễn thông là một trong những lĩnh vực có thay đổi về công nghệ một cách nhanh chóng. Trong những năm trƣớc các tổng đài chỉ có ứng dụng công nghệ chuyển mạch kênh, điện thoại chủ yếu là điện thoại cố định nhƣng trong những năm gần đây sự phát triển và ứng dụng của công nghệ IP, công nghệ di động GSM, CDMA với những ƣu điểm vƣợt trội đã thúc đẩy nghành viễn thông phát triển nhanh chóng cả về số lƣợng và chất lƣợng dịch vụ. Sự thay
đổi nhanh chóng của công nghệ tạo ra cơ hội rất lớn cho các công ty nhƣng cũng tạo nguy cơ tụt hậu về công nghệ đối với công ty chậm ứng dụng.
Viettel cũng nhƣ những hãng khác tại Việt Nam đều đi sau và mua lại các công nghệ đã có trên thế giới. Do đó có điều kiện lựa chọn đƣợc công nghệ mới mà không mất thời gian, chi phí nghiên cứu phát triển. Đây là thế mạnh của các nƣớc đi sau. Tuy nhiên lại bị phụ thuộc vào nhà cung cấp công nghệ, khả năng mở rộng phát triển bị hạn chế. Công nghệ di động hiện tại có hai chuẩn chính là CDMA và GSM thực tế tại Việt Nam công nghệ CDMA không phát triển đƣợc. Cả 3 hãng lớn tại VN đều dùng công nghệ GSM và đã ứng dụng thành công thế hệ 3G đang từng bƣớc thử nghiệm 4G là thế hệ mới nhất.
Công nghệ sản xuất thiết bị đầu cuối của Việt Nam cũng gần nhƣ không có, hầu hết thiết bị nhập khẩu hoặc có sản xuất thì cũng mua công nghệ và linh kiện của nƣớc ngoài
Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel với lợi thế về vốn và kinh nghiệm phát triển cần lập kế hoạch ƣu tiên lĩnh vực đầu tƣ nghiên cứu, phát triển hoặc mua các phát minh mới về công nghệ, cải tiến, nâng cấp và ứng dụng kịp thời các công nghệ mới để luôn ở vị trí dẫn đầu so với đối thủ cạnh tranh.
Những đặc điểm môi trường kinh tế vĩ mô như vậy vừa có những cơ hội thuận lợi cho sự phát triển của Viettel như môi trường kinh tế, xã hội phát triển ổn định, có điều kiện áp dụng những tiến bộ công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh....Nhưng đồng thời cũng có rất nhiều khó khăn, thách thức cho Viettel như nhà nước sẽ tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường viễn thông, doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ...Vì vậy Viettel cần phải xây dựng cho mình một chiến lược phát triển phù hợp với môi trường cạnh tranh hiện nay.