Những thuận lợi và khó khăn của Nông trường cao su Điện Biên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cao su tại nông trường cao su điện biên, huyện điện biên, tỉnh điện biên​ (Trang 48 - 50)

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. Những thuận lợi và khó khăn của Nông trường cao su Điện Biên

4.4.1. Thuận lợi

- Điều kiện đất đai: nông trường cao su có diện tích khá lớn, có nền đất đỏ bazan thích hợp cho việc trồng và phát triển cây cao su. Nông trường đã sử dụng và khai thác tốt diện tích đất đai của mình.

- Điều kiện giao thông: Nông trường có đường giao thông liên lộ, liên đồi rất thuận lợi cho việc vận chuyển vật tư nông nghiệp và các sản phẩm cao su, có cơ sở hạ tầng đảm bảo cho sản xuất kinh doanh được diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao.

- Nông trường có nguồn lao động trẻ, trình độ cao, khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật nhanh đáp ứng được nhu cầu sản xuất củ nông trường.

- Nhu cầu cao su trong nước ngày càng cao, thị trường ngày càng được mở rộng trong nước và nước ngoài, bên cạnh đó giá cao su ngày càng tăng và ổn định là một điều kiện tốt để nông trường phát triển sản xuất.

- Mọi sản phẩm của nông trường được tổng công ty tiêu thụ nên nông trường không phải tìm kiếm khác hàng, bên cạnh đó là sự chỉ đạo kịp thời của tổng công ty cũng góp phần cho việc tiêu thụ diễn ra nhanh chóng, kịp thời, tiết kiệm chi phí và đảm bảo chất lượng.

4.4.2. Khó khăn

- Trong những năm gần đây chịu ảnh hưởng của những yếu tố thời tiết bất thường gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất: hạn hán kéo dài gây thiếu nước trầm trọng, chịu sự ảnh hưởng của gió Tây Nam và những cơn mưa bất thường làm năng suất giảm và tình trạng sâu bệnh hoành hành.

- Diên tích trồng cao su lớn, tách biệt với khu dân cư, lực lượng bảo vệ mỏng không tranh khỏi những thất thoát.

- Nông trường vân còn thiêu một số trang thiết bị trong sản xuất và phòng chống sâu bệnh nên khi dich bệnh xuất hiện thì vẫn chưa có sự chủ động trong công tác khắc phục và dập dịch.

-Trình độ tay nghề cạo mủ của một số công nhân còn yếu gây ảnhhưởng đến chu kỳ tái sinh của vỏ cây làm thiệt hai đến giá trị và năng suất vườn cây.

Sau khi phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh của nông trường cao su Điện Biên, tôi xin đưa ra mô hình phân tích ma trận SWTO để từ đó đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở nông trường.

S (Strengths)

- Nông trường có điều kiện về đất đai phù hợp để phát triển cây cao su.

- Nông trường có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng, chăm sóc, khai thác cao su. - Nông trường có uy tín với người lao động và người dân địa phương. Được sự giúp đỡ, ủng hộ của tổng công ty cổ phần cao su Điện Biên và chính quyền địa phương.

- Khoảng cách từ nông trường đến tổng công ty không xa, thuận lợi cho việc vận chuyển mủ, cho nên ít tốn chi phí bảo quản, đảm bảo chất lượng mủ cao su.

W (Weakness)

- Hệ thống các trang thiết bị, máy móc để phục vụ cho quá trình SXKD, phòng chống dịch bệnh ở nông trường còn thiếu làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng, năng suất vườn cây.

- Trình độ tay nghề của một số lao động còn hạn chế.

- Công tác quản lý, bảo vệ vườn cây còn lõng lẽo, thiếu khoa học.

- Vốn đầu tư cho sản xuất còn nhiều biến động, chi phí sản xuất ngày càng cao.

- Quỹ đất của nông trường hạn hẹp, ít có cơ hội đầu tư mở rộng sản xuất.

O (Opportunities)

- Thị trường trong nước và thị trường nước ngoài có nhu cầu lớn về cao su. - Giá cả cao su có xu hướng tăng mạnh trong thời gian tới.

- Nhận được một số chính sách ưu đãi trong SXKD

T (Threats)

- Sự thay đổi thất thường của thời tiết, sâu bênh thường xuyên gây bất lợi cho hoạt động SXKD của nông trường. - Giá của các đầu vào ngày càng cao cũng là một thách thức lớn đối với nông trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cao su tại nông trường cao su điện biên, huyện điện biên, tỉnh điện biên​ (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)