Tình hình sản xuất và kinh doanh cao su trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cao su tại nông trường cao su điện biên, huyện điện biên, tỉnh điện biên​ (Trang 25 - 26)

Cao su (Hevea brasilliensis ) là một cây thân gỗ thuộc họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae) và là loài cây có tầm quan trọng về kinh tế lớn nhất trong chi

Hevea. Nhựa cao su (nhựa mủ-latex) là nguồn nguyên liệu chủ lực trong sản

xuất cao su tự nhiên. Khi cây 6-7 tuổi thì người ta bắt đầu thu hoạch các cây già hơn cho nhiều nhựa mũ hơn , nhưng chúng sẽ ngừng sản xuất nhựa mũ

khi đạt độ tuổi 26-30 năm. Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, có khả năng thích ứng rộng, tính chống chịu với điều kiện bất lợi cao và là cây bảo vệ môi trường nên được nhiều nước có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thích hợp quan tâm phát triển trên quy mô diện tích lớn [14]. Mặc dù cao su có nguồn gốc từ Nam Mỹ, nhưng các quốc gia ở Châu Á mới là các quốc gia sản xuất chính ngành hàng này. Trong đó Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam là các nước sản xuất chính. Các nước xuất khẩu chính là Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam.Thái Lan là quốc gia đứng đầu trên thế giới về diện tích, năng suất và sản lượng cao su. Đứng vị trí thư hai và thứ ba là Indonesia và Malaysia. Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới về nguồn cung cấp cao su thiên nhiên [10].

Theo Tổ chức Nghiên cứu Cao su Quốc tế – IRSG nhu cầu cao su (cả thiên nhiên lẫn tổng hợp) trên toàn thế giới đạt 30,5 triệu tấn trong năm 2015, dự báo đến năm 2019 tăng 3,9 % so với năm 2015 lên 31,7 triệu tấn. Trong đó, nhu cầu cao su thiên nhiên sẽ chiếm khoảng 30%. Lượng tiêu thụ cao su thiên nhiên của Trung Quốc đạt trên 4 triệu tấn trong năm 2015, đưa Trung Quốc trở thành quốc gia tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới hiện nay [8]

Theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên ARNPC, năm 2015 Thái Lan có lượng xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới, đạt 3.700 nghìn tấn với kim ngạch 5 tỷ đô la Mỹ, Indonesia xuất khẩu 2.300 nghìn tấn với kim ngạch 4,4 tỷ đô la Mỹ, Việt Nam có lượng xuất khẩu cao su thiên nhiên đứng thứ 3 thế giới, đạt 902 nghìn tấn với kim ngạch 1,2 tỷ đô la Mỹ, tuy nhiên, Việt Nam cũng là nước nhập khẩu cao su thiên nhiên nhiều thứ 4 thế giới (sau Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ) [15].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cao su tại nông trường cao su điện biên, huyện điện biên, tỉnh điện biên​ (Trang 25 - 26)