Đánh giá chung về tình hình sản xuất cao su tại nông trường cao su Điện Biên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cao su tại nông trường cao su điện biên, huyện điện biên, tỉnh điện biên​ (Trang 36 - 41)

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Đánh giá chung về tình hình sản xuất cao su tại nông trường cao su Điện Biên

Biên

4.2.1. Giới thiệu chung về nông trường cao su Điện Biên

Nông trường cao su Điện Biên được thành lập năm 2014, đóng chân trên địa bàn huyện Điện Biên – tỉnh Điện Biên. Hiện nay, Nông trường đang quản lý 977,18 ha cao su, diện tích khai thác 611,39 ha, năng suất dự kiến cả chu kỳ 1,5 tấn/ha.

4.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của nông trường

Nông trường cao su Điện Biên về mặt quản lý doanh nghiệp là một cơ quan hoạch toán, báo sổ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Công ty cổ phần cao su Điện Biên. Thuộc địa giới hành chính: xã Mường Pồn – huyện Điện Biên – tỉnh Điện Biên

Nông trường cao su Điện Biên có chức năng, nhiệm vụ: Là cơ quan được Công ty cổ phần cao su phân cấp quản lý, điều hành, chỉ đạo thực hiện

toàn bộ các mặt hoạt động, các nghị quyết, quy chế của cấp trên, hướng dẫn các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đến toàn thể công nhân lao động trong đơn vị, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế cây cao su – đặc biệt là chú trọng đến an toàn xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn quản lý.

Quản lý và điều động cán bộ, đào tạo công nhân có tay nghề cao, đề xuất bồi dưỡng cho đi học theo quy hoạch đào tạo cán bộ lâu dài, xây dựng đội ngũ các bộ thừa kế có tuổi đời trẻ, có trình độ chuyên môn khoa học kỹ thuật cao, trình độ đại học, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng trong công tác, có nhiều kinh nghiệm trong làm việc, để thu lại nhiều sản phẩm cho nhà nước.

4.2.3. Tổ chức bộ máy của nông trường cao su Điện Biên

Khi xây dựng bộ máy tổ chức của bất kỳ một đơn vị nào cũng phải đảm bảo nguyên tắc: gọn nhẹ, linh hoạt, phù hợp và tiết kiệm chi phí quản lý. Nông trường cao su Điện Biên là một đơn vị kinh tế nhà nước, hoạt động của nông trường là trồng, chăm sóc, khai thác mủ cao su nên việc bố trí bộ máy tổ chức cần phải hài hòa giữa các chức năng, nhiệm vụ của nông trường.

Bộ máy quản lý của chi nhánh hiện nay được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Đứng đầu bộ máy quản lý là Ban giám đốc trực tiếp tham gia điều hành và quản lý hoạt động sản xuất của chi nhánh, tiếp theo là các phòng ban chức năng điều hành từng bộ phận SXKD của chi nhánh theo hướng quản trị của Ban giám đốc.

* Sơ đồ bộ máy tổ chức

Sơ đồ bộ máy tổ chức cúa nông trường cao su Điện Biên

* Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận

- Giám đốc: là người chỉ huy cao nhất điều hành mọi hoạt động SXKD của công ty và chịu trách nhiệm trực tiếp với công ty.

- Bộ phận Tổ chức – hành chính: Có nhiệm vụ tổ chức, quản lý lao động về các chế độ, chính sách liên quan đến người lao động, đồng thời tổ chức về nhân sự cho bộ máy của nông trường, thuyên chuyển điều động cán bộ, nhân viên, đảm bảo sức khỏe cho người lao động.

- Bộ phận Tài chính- kế toán: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về mặt tài chính, chịu trách nhiệm về tài chính của đơn vị trong việc thống nhất quản lý, sử dụng đúng mục đích quản lý, bảo tồn vốn và tài sản của cơ quan. Đồng thời phân bổ nguồn vốn sản xuất, chấp hành chế độ, nguyên tắc quản lý và tổng hợp báo cáo tài chính theo đúng chế độ hiện hành của nhà nước quy định.

CÔNG ĐOÀN ĐOÀN

THANH NIÊN

BỘ PHẬN TC –

KẾ TOÁN BỘ PHẬN KỸ THUẬT - SX ĐỘI SẢN XUẤT BẢO VỆ

- Bộ phận Bảo vệ: Bảo vệ tài sản của nông trường, sản phẩm cao su. Đặc biệt là an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nông trường.

- Bộ phận Kỹ thuật – sản xuất: nhiệm vụ nghiên cứu khoa học kỹ thuật, quản lý, vận chuyển, khai thác mủ nâng cao thu nhập cho nhà nước, cho doanh nghiệp.

- Đội sản xuất: nhiệm vụ chỉ đạo khai thác, chăm sóc toàn bộ diện tích vườn cây cao su của đội đạt yêu cầu kỹ thuật.

4.2.4. Tình hình lao động của nông trường cao su Điện Biên

Trong 2 năm từ năm 2017 - 2018, tổng số lao động của nông trường ít có sự thay đổi. Năm 2017 tổng số lao động là 130 người, năm 2018 là 232 người số lao động tăng 102 người, tỷ lệ tăng tương ứng là 0,86% do nông trường tuyển thêm lao động trực tiếp phục vụ cho việc khai thác.

Bảng 4.2: Tình hình lao động của nông trường cao su Điện Biên trong 2 năm 2017 – 2018

Chỉ tiêu 2017 2018 So sánh

(2018/2017) Người Cơ cấu (%) Người Cơ cấu (%)

1. Phân theo giới tính 130 100,00 232 100,00 178,46

Nam 86 66,15 188 81,03 218,60 Nữ 44 33,85 44 18,97 100,00 2. Phân theo trình độ 130 100,00 232 100,00 100,00 Đại học 5 3,85 5 2,16 100,00 Cao đẳng 3 2,31 4 1,72 133,33 Trung cấp 3 2,31 6 2,59 200,00 Lao động phổ thông 119 91,54 217 93,53 182,35

3. Lao động là người dân tộc 123 94,62 221 95,26 179,67

Tổng 130 100,00 232 100,00 178,46

- Xét về trình độ: Số lao động có trình độ của nông trường năm 2017 là: 6,09% và năm 2018 là 6,55%. Trình độ lao động ngày càng được nâng cao, tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng năm 2018 tăng 1 người so với năm 2017, sơ cấp tăng 3 người. Tỷ lệ lao động phổ thông năm 2018 tăng 182,35% so với năm 2017. Số lao động trực tiếp được đào tạo tay nghề ngày càng tăng, trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó, nông trường thường xuyên tổ chức các lớp để nâng cao tay nghề thợ cạo giúp cho hoạt động SXKD của nông trường ngày càng được nâng cao.

- Đặc điểm đáng chú ý trong lực lượng lao động của nông trường là tỷ lệ người lao động là người dân tộc chiếm tỷ lệ khá cao. Năm 2017 là 94,62%, đến năm 2018 là 95,26%. Tỷ lệ lao động là người dân tộc có xu hướng tăng. Năm 2018 tăng 179,67% so với năm 2017. Việc sử dụng nhiều lao động dân tộc thiểu số là một trong những ưu tiên của nông trường, phù hợp với các chủ trương, chính sách của Đảng, tạo công ăn, việc làm cho người dân tộc tại địa phương, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định kinh tế xã hội của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cao su tại nông trường cao su điện biên, huyện điện biên, tỉnh điện biên​ (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)