KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cao su tại nông trường cao su điện biên, huyện điện biên, tỉnh điện biên​ (Trang 52 - 57)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Nông trường cao su Điện Biên, là nông trường thành viên của Công ty cổ phần cao su Điện Biên với nhiệm vụ chính là trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su đã không ngừng nổ lực để nâng cao hoạt động SXKD của mình và đã cùng với các nông trường cao su thành viên góp phần vào sự cho sự phát triển của ngành cao su tỉnh Điện Biên. Trong quá trình thực hiện hoạt động SXKD cao su nông trường cũng gặp nhiều khó khăn như điều kiện thời tiết khí hậu thay đổi thất thường, sâu bệnh hoành hành… nhưng bằng sự nổ lực và đoàn kết của tập thể cán bộ, lao động và ban lãnh đạo đã phần nào khắc phục được những khó khăn, trở ngại, đồng thời nông trường cũng đang nổ lực hết mình để đạt được mục tiêu đề ra. Là một đơn vị thành viên của Công ty cổ phần cao su Điện Biên nông trường cao su Điện Biên luôn ý thức về trách nhiệm đối với công ty mẹ.

Nông trường đã đưa vào sử dụng và khai thác có hiệu quả diện tích đất sản xuất, nông trường đã đưa vào sử dụng hết đất nông nghiệp hiện có của mình.

Trong quá trình phân tích, nghiên cứu thực trạng SXKD cao su của nông trường qua 2 năm 2017-2018, tôi nhận thấy còn có những tồn tại cũng như những thành tích mà nông trường đã đạt được như sau:

- Về tồn tại:

+ Quá trình hoạt động SXKD cao su của nông trường cũng chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố thời tiết, khí hậu và thổ nhưỡng. Những diễn biến thất thường của thời tiết, khí hậu thất thường gần đây đã làm cho hoạt động SXKD của nông trường gặp không ít khó khăn, trở ngại, giảm năng suất, chất

lượng cao su. Diễn biến khí hậu thất thường còn là yếu tố thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, bùng phát trên diện rộng. Hiện nay, nông trường vẫn chưa tìm ra được biện pháp nào để khắc phục và giảm bớt ảnh hưởng bất lợi của điều kiện thời tiết, ngoài ra nông trường vẫn còn thiếu cơ sở vật chất, kỹ thuật để có thể khắc phục mỗi khi dich bệnh bùng phát.

+ Hoạt động trong môi trường kinh doanh đầy biến động thất thường và không thể dự báo trước được điều gì đặc biệt là giá cả các yếu tố đầu vào của quá trình SXKD. Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, nông trường chịu ảnh hưởng rất lớn trong sự khác biệt này. Như đã được trình bày ở 2.2 thì có thể thấy chi phí qua các năm tăng nhanh và nhiều như chi phí nguyên vật liệu, nhân công ,…đã đội chi phí sản xuất của nông trường lên rất lớn.

+ Hoạt động sản xuất cao su của nông trường nhìn chung còn mang tính chất thủ công, chưa áp dụng sâu rộng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Yếu tố này tuy không gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả SXKD của nông trường nhưng cần nhìn lại để khắc phục từ đó nâng cao hiệu quả.

- Về thành tích:

+ Tuy gặp nhiều khó khăn trong những năm qua nhưng nông trường vẫn luôn nổ lực hết mình để hoàn thành tốt mục tiêu của tổng công ty. Tạo công ăn việc làm và không ngừng nâng cao thu nhập cho người lao động. Lao động ở nông trường có mức lương khá cao so với lao động sản xuất trong các lĩnh vực nông nghiệp khác, cùng với đó là một số lớn lao động là người dân tộc thiểu số được nông trường tạo việc làm.

+ Dành được sự tín nhiệm, tin tưởng hợp tác từ phía các bạn hàng và chính quyền Đảng ủy nơi nông trường sở tại.

+ Nắm bắt được nhu cầu cao su trong nước và trên thế giới đang ngày càng tăng cùng với đó là giá cao su nguyên liệu đang trên đà tăng trưởng nên nông trường hết sức quan tâm đến việc nâng cao năng suất và sản lượng nhằm khai thác có hiệu quả và tối ưu vườn cao su của mình.

+ Nông trường luôn quan tâm đến hoạt động sản xuất và đời sống của các hộ nhận khoán, kịp thời có sự giúp đỡ về vốn, vật tư và kỹ thuật khi cần thiết. Vậy nên mặc dù hiệu quả SXKD còn thấp nhưng bà con vẫn tin tưởng vào nông trường.

+ Để có những kết quả đó, không thể không kể đến sự đồng tâm nhất trí cao của toàn thể lao động trong nông trường, sự linh hoạt nhạy bén của ban quản lý nông trường cũng như sự giúp đỡ từ phía UBND tỉnh Điện Biên, UBND huyện Điện Biên, nơi nông trường đặt sở tại và từ phía các bạn hàng.

5.2. Kiến nghị

- Đối với UBND tỉnh Điện Biên nói chung và UBND huyện Điện Biên nói riêng: Nông trường cao su Điện Biên là một đơn vị hoạt động SXKD trong lĩnh vực nông nghiệp, điều kiện SXKD của nông trường còn gặp nhiều khó khăn: thiên tai, cơ sở hạ tầng xuống cấp gây khó khăn cho công tác sản xuất, vận chuyển vật tư, hàng hóa…Nông trường là đơn vị trực thuộc công ty cổ phần cao su Điện Biên- là một doanh nghiệp nhà nước nên thường chịu ảnh hưởng của những chủ trương, chính sách của nhà nước. Chính vì vậy UBND tỉnh cùng các ban ngành có liên quan cần tạo điều kiện để nông trường hoạt động có hiệu quả hơn.

- Đối với Công ty cổ phần cao su Điện Biên: là đơn vị chỉ đạo hoạt động SXKD của nông trường Điện Biên cần có những quyết định sáng suốt, kịp thời và phù hợp với tình hình thực tiễn của nông trường để nông trường ổn định sản xuất và sản xuất có hiệu quả. Bên cạnh đó, công ty cổ phần cao su Điện Biên là đơn vị bao tiêu sản phẩm của nông trường cần tăng cường tìm thị trường tiêu thụ, hỗ trợ nông trường trong việc mở rộng diện tích sản xuất, dập tắt dịch bệnh, tìm hiểu các công nghệ, kỹ thuật sản xuất mới để không ngừng nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao hiệu quả SXKD của nông trường cao su Điện Biên nói riêng và công ty cổ phần cao su Điện Biên nói chung.

- Đối với nông trường cao su Điện Biên: cần đẩy mạnh hơn nữa việc áp dụng máy móc cơ giới vào sản xuất để giảm bớt sức lao động và nâng cao hiệu quả hoạt động. Tổ chức khoa học công tác thu hoạch và vận chuyển để tránh bị thất thoát gây thiệt hại không đáng có. Nông trường cần sử dụng có hiệu quả hơn đối với cả vốn cố định và vốn lưu động, tăng nhanh vòng quay và hiệu suất sử dụng vốn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2016), Báo cáo thống kê giai

đoạn 1996 - 2015 và Bản tin thị trường và xúc tiến thương mại nông sản,

Hà Nội.

2. Bùi Nữ Hoàng Anh (2013), Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử

dụng đất nông nghiệp tại Yên Bái giai đoạn 2012 - 2020, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Đại học Thái Nguyên.

3. Đặng Văn Vinh (2000), Một trăm năm cao su ở Việt Nam, NXB Nông

nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh.

4. International Rubber Study Group - IRSG (2016), Rubber Statistical

Bulletin, Singapore.

5. Lê Công Nam (2018), Nghiên cứu bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh

dưỡng lá cho cây cao su ở Quảng Trị, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Đại học Huế.

6. Nguyễn Đức Dỵ, Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Khắc Minh, Nguyễn Mạnh

Tuân (2000), Từ điển Kinh tế - Kinh doanh Anh - Việt có giải thích, NXB

Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr 366.

7. Nguyễn Khắc Quỳnh (2010), Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa lai

thương phẩm của các hộ nông dân vùng đồng bằng Sông Hồng, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

8. Nguyễn Minh Hiếu (2003), Giáo trình Cây công nghiệp, NXB Nông

nghiệp, Hà Nội.

9. Nguyễn Quang Thụ (2000), Những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản

xuất cà phê ở Đak Lak, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.

vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Đại học Thái Nguyên.

11.Nguyễn Văn Ngọc (2006), Từ điển Kinh tế học, NXB Đại học kinh tế quốc

dân.

12.Phạm Ngọc Kiểm (2009), Giáo trình Thống kê nông nghiệp, NXB Thống

kê, Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh

13.Association of Natural Rubber Producing Countries - ARNPC (2016),

Trends & Statistics, Kuala Lumpur, Malaysia.

14.Coelli. T, Rao. D. S. P, O'Donnell. C. J, Battese. G. E (2005), An

introduction to efficiency and productivity analysis, Second edition, Kluwer Academic Publishers, Chapter 8, 9, 10.

15.Ellis. F (1993), Peasant Economics: farrm households and agrarian

development, Second Edition, Cambridge University Press: Cambridge.

16. Farrell. M. J (1957), The measurement of productive efficiency, Journal of the

Royal Statistic Society, Series A (General), Vol. 120, No 3, pp 253 - 290.

17.Kalirajan. K. P (1990), On measuring economic efficiency, Journal of

Applied Econometrics, Vol. 5, No. 1, pp 75 - 85.

18.Koopmans. T. C (1951), Activity analysis of production and allocation,

John Wiley, New York.

19.Samuelson. P. A, Nordhaus. W. D (2001), Economics. 17th Edition

Tài liệu trang web

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cao su tại nông trường cao su điện biên, huyện điện biên, tỉnh điện biên​ (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)