.Phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cao su tại nông trường cao su điện biên, huyện điện biên, tỉnh điện biên​ (Trang 29 - 33)

Phạm vi nghiên cứu bao gồm phạm vi về không gian, thời gian nghiên cứu. - Về không gian: Tại nông trường cao su Điện Biên, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

- Về thời gian: Thu thập những số liệu và thông tin cần thiết phục vụ cho khóa luận từ các tài liệu đã công bố trong những năm gần đây, các số liệu thống kê của nông trường từ năm 2017 – 2018 và số liệu điều tra các phòng ban năm 2018.

3.2. Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu về sản xuất và nâng cao HQKT cây cao su tại nông trường. Từ đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao HQKT cho nông trường nơi thực tập

+ Tình hình sản xuất cây cao su trên thế giới, trong nước và tại cơ sở thực tập những năm gần đây.

+ Điều kiện tự nhiên - xã hội xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

+ Đánh giá HQKT của cây cao su của nông trường trên địa bàn xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

+ Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến HQKT cây cao su + Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất cây cao su.

+ Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, HQKT cây Cao su tại nông trường Điện Biên.

3.3. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau để hoàn thành đề tài nghiên cứu:

- Số liệu thứ cấp: được thu thập thông qua các tài liệu đã công bố của nông trường cao su Điện Biên qua các năm: đó là các báo cáo tổng kết, báo cáo kết quả sản xuất, báo cáo quyết toán của nông trường. Ngoài ra các báo cáo khoa học, luận văn được sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo quý giá và đã được thừa kế một cách hợp lý trong luận văn, nguồn tài liệu từ sách, báo chí, internet…

- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: thu thập, ghi chép các tài liệu thống kê theo mục đích và yêu cầu nghiên cứu trong điều kiện địa điểm và thời gian cụ thể.

- Phương pháp so sánh: là phương pháp lâu đời và được áp dụng rộng rãi. So sánh trong phân tích kinh tế là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng nội dung, tính chất tương tự nhau.Trong thực tế điều kiện để có thểso sánh giữa các chỉ tiêu kinh tế cần được quan tâm cả về thời gian và không gian.Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của mình tôi đã sử dụng những kỹ thuật so sánh sau:

+ So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả giữa phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế.

+ So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia, giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.

+ So sánh bằng số bình quân: số bình quân là dạng đặc biệt của số tương đối, biểu hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng, nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận, hay một tổng thể chung có cùng một tính chất.

- Phương pháp hệ thống chỉ số: Trong quá trình phân tích các hiện tượng kinh tế không chỉ dùng lại ở quan hệ tổng số mà còn liên quan đến tích số. Vì vậy, việc sử dụng hệ thống chỉ số giúp ta xác định mức độ cụ thể biểu hiện bằng số tương đối tác động lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau:

+ Xác định mức độ biến động của tổng thể bao gồm biến động của các yếu tố cấu thành. Kết quả tính toán phản ánh mức độ biến động của chỉ tiêu tổng thể chịu tác động đồng thời của các nhân tố cấu thành trong tổng thể có thể xác định được.

+ Xác định mức độ biến động của từng nhân tố cấu thành ảnh hưởng đến mức độ biến động chung của tổng thể nghiên cứu.

+ Phân tích thống kê theo phương pháp hệ thống chỉ số cho thấy được mặt mạnh, mặt yếu kém, tồn tại, tìm ra nguyên nhân chủ yếu có thể xác định được mặt lượng cụ thể.

+ Thông qua hệ thống chỉ số có thể tính nhanh chóng một chỉ số chưa biết nếu biết được các chỉ số còn lại bằng phép tính nhân hoặc phép tính chia.

3.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích

- Tổng giá trị sản xuất (GO – Gross Output): Là toàn bộ giá trị sản

phẩm do hộ làm ra, được tính bằng tổng các sản phẩm làm ra quy về giá trị + Công thức tính: GO = ∑ Qi * Pi

Trong đó: Qi: Là khối lượng của sản phẩm thứ i Pi: Là giá cả của sản phẩm thứ i

- Chi phí trung gian IC (Intermediate Cost) là toàn bộ những chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất của hộ (không bao gồm trong đó giá trị lao

động, thuế, khấu hao). Trong NN, chi phí trung gian bao gồm các khoản chi phí nguyên vật liệu như: giống, phân bón, thuốc BVTV, công làm đất, hệ

thống cung cấp nước... + Công thức tính: IC= ∑Ci

Trong đó: Ci là khoản chi phí thứ i trong vụ sản xuất.

- Lợi nhuận: là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp, nó là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, phản ánh kết quả của mọi hoạt động SXKD của doanh nghiệp.

Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi chí

- Chi phí SXKD: Là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hóa. Đó là những hao phí lao động xã hội được biểu hiện bằng tiền trong quá trình hoạt động SXKD. Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động từ khâu thu mua yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm đến khâu tiêu thụ.

- Thu nhập bình quân của lao động:

Lợi nhuận sau thuế Thu nhập bình quân =

Tổng số lao động bình quân trong lỳ

Chỉ tiêu thu nhập bình quân một lao động: Phản ánh mức độ nâng cao đời sống của người lao động.

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn kinh doanh sử dụng trong kỳ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

- Tổng giá trị sản xuất/ha (GO/ha): Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản xuất/ một đơn vị diện tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cao su tại nông trường cao su điện biên, huyện điện biên, tỉnh điện biên​ (Trang 29 - 33)