Điều kiện tự nhiên huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cao su tại nông trường cao su điện biên, huyện điện biên, tỉnh điện biên​ (Trang 33 - 36)

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

4.1.1. Vị trí địa lý, dân số

Điện Biên là huyện biên giới Việt - Lào, nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc; huyện có 19 đơn vị hành chính xã (trong đó có 09 xã biên giới), có chung đường biên giới với tỉnh Phoong Sa Ly và tỉnh Luông Pra Bang (Lào) dài 154 km, có cửa khẩu Quốc tế Tây trang, cửa khẩu Quốc gia Huổi Puốc và một số đường tiểu mạch sang Lào; huyện có diện tích tự nhiên 163.985 ha (đất NN 13.544 ha, đất LN 36.956 ha, còn lại là đất khác và núi đồi tự nhiên); dân số 108.389 người, gồm 08 dân tộc (dân tộc Thái 53,72%, dân tộc Kinh 27,86%, dân tộc Mông 8,51%, dân tộc Khơ Mú 5%, dân tộc Lào 3,17%, còn lại là các dân tộc khác);

Phía Bắc giáp huyện Mường Chà, huyện Mường Ảng tỉnh Điện Biên; Phía Nam giáp huyện Mường Ngòi, huyện Viêng Khăm tỉnh Luông Pra Bang (Lào); phía Đông giáp huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên, huyện Sốp Cộp tỉnh Sơn La; Phía Tây giáp huyện Mường Mày tỉnh Phoong Sa Ly (Lào).

Địa hình của huyện được chia thành hai vùng rõ rệt:

- Vùng lòng chảo: gồm 10 xã, có diện tích tự nhiên 34.193 ha (7.041 ha đất nông nghiệp, 3.341 ha đất lâm nghiệp, còn lại là đất khác và núi đồi tự nhiên), là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, ít bị chia cắt, độ dốc nhỏ dưới 15 độ, độ cao hơn 400 mét so với mặt biển thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp (nhất là sản xuất lúa ruộng), phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch, là nơi tập trung dân cư, trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội của huyện Điện Biên và tỉnh Điện Biên. Đặc biệt có cánh đồng Mường Thanh với diện tích trên 4.000 ha, là cánh đồng rộng nhất vùng Tây Bắc (nhất

Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc). Với khả năng sản xuất lương thực dồi dào, cánh đồng Mường Thanh là vựa lúa của tỉnh Điện Biên.

- Vùng núi cao, vùng xa, biên giới (địa phương quen gọi là vùng ngoài) gồm 09 xã (trong đó có 08 xã đặc biệt khó khăn), có diện tích tự nhiên 129.792 ha (6.503 ha đất nông nghiệp, 33.615 ha đất lâm nghiệp, còn lại là đất khác và núi đồi tự nhiên), chiếm 79% diện tích toàn huyện; có độ cao từ 1.000 mét trở lên, đỉnh cao nhất là Pú Pha Sung. Với địa hình chủ yếu là đồi, núi cao và đất dốc thuận lợi cho sản xuất lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, phát triển thuỷ điện và xây dựng các hồ chứa nước phục vụ sinh hoạt, cấp nước cho sản xuất nông nghiệp vùng lòng chảo.

4.1.2. Khí hậu thủy văn

Huyện Điện Biên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có chế độ khí hậu điển hình của vùng nhiệt đới núi cao Tây Bắc; mùa đông tương đối lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều với các đặc tính diễn biến thất thường, phân hóa đa dạng, ít chịu ảnh hưởng của bão, chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam (gió Lào) khô và nóng. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22,60C, cao nhất 36 - 370C, thấp nhất dưới 100C. Lượng mưa hàng năm trung bình khoảng 1.500 mm, độ ẩm trung bình 84 - 85%; số giờ nắng 1.900 - 2.000 giờ/ năm. Trong năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10; mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Điện Biên hay có gió lốc cục bộ, đầu mùa mưa thường có mưa đá xảy ra.

4.1.3. Kinh tế - xã hội

Theo báo cáo của UBND huyện Điện Biên năm 2018, mặc dù thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực... của Chính phủ tại địa bàn huyện Điện Biên hạn hẹp; cùng với tình hình gia tăng một số tệ nạn xã hội, đặc biệt là ma túy, HIV/AIDS; rét đậm rét hại cùng

dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp… nhưng hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế của huyện đạt và vượt mục tiêu đề ra. Các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp của huyện tiếp tục tăng trưởng ở mức khá, cơ cấu chuyển dịch đúng hướng, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường đầu tư. Thành tựu nổi bật trên lĩnh vực phát triển kinh tế là tổng diện tích gieo trồng nông nghiệp đạt 26.202,56 ha; so với năm 2015 đạt 100,57%. Trong đó, diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt 18.018,58 ha . Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 92.518,98 tấn

Diện tích nuôi thủy sản 1.268,69 ha. Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện ước thực hiện 705,370 tỷ đồng. Trong đó, thu ngân sách tại địa bàn đạt 79,074 tỷ đồng. Hoạt động thương mại, dịch vụ khởi sắc vào dịp cuối năm 2016, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên thị trường đạt 1.295 tỷ đồng, tăng 5,22% so với năm 2017. Kinh tế tập thể và kinh tế hộ tiếp tục được khuyến khích đầu tư phát triển: có 534 hộ đăng ký kinh doanh mới, với tổng vốn đầu tư 163 tỷ đồng; toàn huyện hiện có 42 hợp tác xã với tổng vốn đăng ký 98 tỷ đồng.

Năm 2018, các cơ quan chức năng huyện triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án của Chính phủ, của tỉnh về hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho những hộ dân trong diện được thụ hưởng, qua đó góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội tại vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn. Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cũng đạt được một số kết quả tích cực. Các lĩnh vực giáo dục, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tạo việc làm cho lao động nông thôn, nhất là lao động là người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa cũng được UBND huyện Điện Biên quan tâm chỉ đạo.

Bảng 4.1 : tình hình dân số, nhân khẩu xã Mường Pồn năm 2018. STT Tên bản Số hộ Số khẩu 1 Cò Chạy 1 42 189 2 Cò Chạy 2 50 242 3 Huổi Chan 1 117 503 4 Huổi Chan 2 113 462 5 Huổi Um 59 241 6 Bản lĩnh 169 571 7 Mường Pồn 1 116 507 8 Mường Pồn 2 123 558 9 Pá Chả 128 568 10 Tin Tốc 59 284 Toàn xã 976 4.125

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cao su tại nông trường cao su điện biên, huyện điện biên, tỉnh điện biên​ (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)